Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội: Xử lý hành chính gần 2.500 vụ trong tháng 11

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, các bộ, ngành Trung ương, UBND thành phố, Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội luôn xác định công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy, trong tháng 11/2021, các lực lượng chức năng trong Ban Chỉ đạo 389/TP đã thanh tra, kiểm tra 2.644 vụ; xử lý hành chính: 2.470 vụ.

Theo Báo cáo Kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thư­ơng mại, hàng giả tháng 11, triển khai nhiệm vụ tháng 12/2021 của Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội, trong tháng 11, tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn về cơ bản ổn định; các cơ sở kinh doanh cung ứng cam kết đảm bảo nguồn cung, không tăng giá và bán đúng giá niêm yết.

Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội: Xử lý hành chính gần 2.500 vụ trong tháng 11

Tăng cường kiểm soát thị trường, phối hợp quản lý giá, chống đầu cơ, găm hàng trên địa bàn Hà Nội

Mặc dù trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các nhóm mặt hàng y tế thiết yếu liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh vẫn được kiểm soát tốt, không có hiện tượng đầu cơ găm hàng, tăng giá quá mức, tung tin thất thiệt gây bất bình ổn thị trường.

Trong tháng 11/2021, các lực lượng chức năng trong Ban Chỉ đạo 389/TP đã thanh tra, kiểm tra 2.644 vụ; xử lý hành chính: 2.470 vụ. Khởi tố 5 vụ đối với 9 đối tượng. Trong đó, hàng cấm, hàng lậu 232 vụ; hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ 9 vụ; gian lận thương mại 2.229 vụ và tổng số thu nộp ngân sách nhà nước 360 tỷ 700 triệu đồng. Trong đó, phạt hành chính 84 tỷ 387 triệu đồng; truy thu thuế, thu hồi thuế sau thanh tra của công an, thuế là 275 tỷ 995 triệu đồng.

Có được kết quả này, các thành viên trong Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội đã thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, BCĐ389 quốc gia như Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; Kế hoạch 399/KH-BCĐ389 ngày 10/10/2020 của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử... Đồng thời, thực hiện Công điện số 22/CĐ-UBND ngày 20/10/2021 của UBND thành phố về triển khai các biện pháp tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra, Ban chỉ đạo 389 TP. Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các thành viên trong Ban thực hiện Kế hoạch số 02/KH-BCĐ389/TP ngày 18/2/2021 của Ban chỉ đạo 389/TP về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2021 trên địa bàn TP. Hà Nội; Kế hoạch số 03/KH-BCĐ389/TP ngày 12/3/2021 của Ban chỉ đạo 389/TP về tuyên truyền trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố năm 2021.

Đặc biệt, các văn bản chỉ đạo về tăng cường chống buôn lậu, vận chuyển trái phép pháo nổ; kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập khẩu và kinh doanh cá tầm; chống buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng đường cát có xuất xứ từ Thái Lan; tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19; đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển kinh doanh thuốc lá điếu, thuốc lá xì gà do nước ngoài sản xuất; triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò; kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản từ nước ngoài vào Việt Nam; buôn lậu, vận chuyển trái phép trâu bò, sản phẩm từ trâu bò từ nước ngoài vào Việt Nam; tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm; kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, vận chuyển khẩu trang, găng tay không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc; tăng cường kiểm soát mặt hàng thịt lợn, thúc đẩy các giải pháp bình ổn giá thịt lợn...

Ngoài ra, các sở, ngành là thành viên của Ban chỉ đạo 389/TP và Ban chỉ đạo 389 quận, huyện, thị xã thường xuyên bám sát và kịp thời triển khai các văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp trên. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của các sở, ngành, các lực lượng chức năng đã được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, tuân thủ quy định của pháp luật.

Công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động quần chúng về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả luôn được các cấp, các ngành và lực lượng chức năng quan tâm và triển khai thực hiện với nhiều hình thức như tiếp tục vận động thương nhân ký cam kết và giám sát việc thực hiện cam kết không kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hang giả, lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý hàng hóa; các sở, ngành thường xuyên phối hợp với các cơ quan báo, đài để đưa tin, viết bài về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Do tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn đang diễn biến phức tạp, hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa qua mạng, các kênh thương mại điện tử diễn ra phổ biến, tiềm ẩn nhiều nguy cơ buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng hàng hóa... Đặc biệt đây là thời điểm những tháng cuối năm 2021 nên dự báo tình hình buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm an toàn thực phẩm và gian lận thương mại trên địa bàn thành phố sẽ diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy, Ban chỉ đạo 389 đã ban hành Kế hoạch số 23/KH-BCDD389/TP ngày 23/11/2021 về cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Để công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đạt hiệu quả cao, Ban chỉ đạo yêu cầu xây dựng phương án tổ chức lực lượng, phương tiện và duy trì kiểm tra, kiểm soát trên tất cả các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường chuyển phát nhanh... nhằm ngăn chặn hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Bên cạnh đó, tăng cường trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm các mặt hàng cấm, hàng hóa ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập khẩu có điều kiện có thuế suất cao và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 như: Ma túy, vũ khí, pháo nổ, ngoại tệ, thuốc lá, xăng dầu, gia súc, gia cầm, thực phẩm, rượu, bia, bánh kẹo, hoa quả, hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang cao cấp...

Đặc biệt, cần tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với các mặt hàng liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 như: Khẩu trang, cồn, nước rửa tay sát khuẩn, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng dịch…

Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu

Chiều 2/4, tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương tỉnh Lai Châu…
Công nghệ AI đang tiếp tay cho buôn lậu thuốc lá?

Công nghệ AI đang tiếp tay cho buôn lậu thuốc lá?

Thương mại điện tử, công nghệ số bùng nổ, các đối tượng buôn bán thuốc lá nhập lậu đã lợi dụng kẽ hở thực hiện nhiều hành vi vi phạm, trong đó có công nghệ AI.
Lạng Sơn: Xử lý hộ kinh doanh bán bia, nước ngọt... quá hạn sử dụng

Lạng Sơn: Xử lý hộ kinh doanh bán bia, nước ngọt... quá hạn sử dụng

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn phát hiện hộ kinh doanh tại xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng ngang nhiên bán bia, nước ngọt, sữa quá hạn sử dụng.
Lạng Sơn: Tạm giữ 1,5 tấn móng giò lợn không nguồn gốc

Lạng Sơn: Tạm giữ 1,5 tấn móng giò lợn không nguồn gốc

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn phối hợp kiểm tra và tạm giữ 1,5 tấn móng giò lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Không có vùng cấm trong công tác chống buôn lậu đường cát

Không có vùng cấm trong công tác chống buôn lậu đường cát

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước quán triệt quan điểm không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh chống buôn lậu đối với mặt hàng đường cát.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Tạm giữ 1,3 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Lạng Sơn: Tạm giữ 1,3 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn vừa phát hiện và tạm giữ 1,3 tấn chân gà đông lạnh, bốc mùi hôi thối; tài xế chưa chứng minh được nguồn gốc xuất xứ.
Phú Thọ: Tiêu hủy gần 6.000 đôi giày giả mạo nhãn hiệu

Phú Thọ: Tiêu hủy gần 6.000 đôi giày giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ vừa tiêu hủy gần 6.000 đôi giày giả mạo Nike, Adidas của hộ kinh doanh Nguyễn Đức Tình ở huyện Thanh Thuỷ.
Lạng Sơn tăng cường kiểm soát biến động giá mặt hàng thịt lợn

Lạng Sơn tăng cường kiểm soát biến động giá mặt hàng thịt lợn

Đội Quản lý thị trường số 1 (Chi Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn) đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát biến động giá mặt hàng thịt lợn trên địa bàn.
Bắc Kạn công bố quyết định thành lập Chi cục Quản lý thị trường

Bắc Kạn công bố quyết định thành lập Chi cục Quản lý thị trường

UBND tỉnh Bắc Kạn vừa tổ chức công bố Quyết định thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh
Nghệ An: Công bố Quyết định thành lập Chi cục Quản lý thị trường

Nghệ An: Công bố Quyết định thành lập Chi cục Quản lý thị trường

Chiều 20/3, Sở Công Thương tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập Chi cục Quản lý thị trường và các quyết định bổ nhiệm cán bộ.
Xử lý nghiêm cán bộ bao che, làm ngơ cho thuốc lá nhập lậu

Xử lý nghiêm cán bộ bao che, làm ngơ cho thuốc lá nhập lậu

Đây là chỉ đạo của Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước về siết chặt quản lý thuốc lá điếu ngoại, xì gà nhập lậu, thuốc lá điện tử, nung nóng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Quản lý thị trường cần thích ứng nhanh với phương án làm việc mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Quản lý thị trường cần thích ứng nhanh với phương án làm việc mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, quản lý thị trường chỉ thay đổi mô hình, nhiệm vụ không thay đổi, do vậy, cần thích ứng, sẵn sàng phương án làm việc mới.
Chuyển giao quản lý thị trường về địa phương: Ý kiến từ các tỉnh, thành

Chuyển giao quản lý thị trường về địa phương: Ý kiến từ các tỉnh, thành

Tại Hội nghị chuyển giao Cục Quản lý thị trường về các tỉnh, thành phố, đại diện nhiều địa phương đã có bài phát biểu, kiến nghị, đề xuất giải pháp...
Lễ chuyển giao Cục Quản lý thị trường về các địa phương

Lễ chuyển giao Cục Quản lý thị trường về các địa phương

Chiều 17/3, Bộ Công Thương tổ chức Lễ chuyển giao Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố về địa phương, lập Chi Cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
Quản lý thị trường kiểm tra 665.168 vụ sau 6 năm hoạt động ngành dọc

Quản lý thị trường kiểm tra 665.168 vụ sau 6 năm hoạt động ngành dọc

Sau hơn 6 năm hoạt động theo mô hình ngành dọc, quản lý thị trường cả nước kiểm tra 665.168 vụ, xử phạt 417.604 vụ vi phạm, chuyển cơ quan tố tụng 911 vụ việc.
Hợp tác quốc tế: Tăng hiệu quả chống buôn lậu, hàng giả

Hợp tác quốc tế: Tăng hiệu quả chống buôn lậu, hàng giả

Nhiều tổ chức, đối tác quốc tế đánh giá cao công tác phối hợp của lực lượng quản lý thị trường trong việc phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Bắt giữ 3,745 kg nghi là cần sa qua Cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng

Bắt giữ 3,745 kg nghi là cần sa qua Cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng

Chiều 15/3/2025, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã thông tin về việc bắt giữ 3,745 kg nghi là cần sa qua Cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng.
Quản lý thị trường Hà Nội hoạt động thế nào khi chuyển về địa phương?

Quản lý thị trường Hà Nội hoạt động thế nào khi chuyển về địa phương?

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1443/QĐ-UBND về việc thành lập Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội trực thuộc Sở Công Thương thành phố Hà Nội.
Điểm mới trong Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về kinh doanh xăng dầu

Điểm mới trong Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BCT về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định tại các thông tư quy định về kinh doanh xăng dầu.
Chính thức kết thúc mô hình Tổng cục Quản lý thị trường

Chính thức kết thúc mô hình Tổng cục Quản lý thị trường

Nghị định 40/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Bộ Công Thương có hiệu lực từ 1/3, kết thúc mô hình Tổng cục Quản lý thị trường.
Lâm Đồng thành lập Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công Thương

Lâm Đồng thành lập Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công Thương

Lâm Đồng chính thức tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường từ Bộ Công Thương và thành lập Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công Thương.
Nhiều công chức Quản lý thị trường Nghệ An xin nghỉ hưu trước tuổi

Nhiều công chức Quản lý thị trường Nghệ An xin nghỉ hưu trước tuổi

Tại Cục Quản lý thị trường Nghệ An có 2 Phó Cục trưởng, 2 Đội trưởng, 2 Phó Trưởng phòng, 1 Phó Đội trưởng và 3 công chức xin nghỉ hưu trước tuổi.
Đắk Lắk phát hiện 6 tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Đắk Lắk phát hiện 6 tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện và tạm giữ tổng cộng 35.034 sản phẩm, với tổng trọng lượng hơn 6 tấn mỹ phẩm, hoá mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.
Quản lý thị trường kiểm tra 9.902 vụ dịp Tết Ất Tỵ

Quản lý thị trường kiểm tra 9.902 vụ dịp Tết Ất Tỵ

Trong tháng cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Ất Tỵ 2025, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 9.902 vụ.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Quản lý thị trường phát hiện 34 vụ vi phạm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Quản lý thị trường phát hiện 34 vụ vi phạm

Trong tháng 1/2025, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện 34 vụ vi phạm, đã xử lý 30 vụ với tổng số tiền xử phạt hơn 615 triệu đồng.
Mobile VerionPhiên bản di động