Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội: Kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm

Trong tháng 9, với sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội, các lực lượng chức năng đã xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm an toàn thực phẩm, góp phần đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố đi vào ổn định, tuân thủ pháp luật.
Hà Nội: Phát hiện hàng nghìn hộp sữa Hàn Quốc, thực phẩm chức năng nghi nhập lậu Phát hiện trên 1.300 chai rượu ngoại nghi nhập lậu tại ký túc xá Đại học Mỏ địa chất

Xử lý hơn 3.300 vụ hàng cấm, lậu, giả, gian lận thương mại

Bước sang tháng 9, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn cả nước nói chung và TP. Hà Nội nói riêng đã có những dấu hiệu tích cực. Tình hình cung cầu hàng hóa các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên thị trường thành phố vẫn giữ ổn định. Giá cả các mặt hàng thiết yếu không có biến động lớn.

3935-ruou-nhap-lau

Đội QLTT số 28 (Cục QLTT Hà Nội) đã phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế – Công an quận Bắc Từ Liêm kiểm tra địa điểm tập kết kinh doanh hàng hóa tại khu ký túc xá Trường Đại học Mỏ địa chất phát hiện số lượng lớn rượu, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng các loại do nước ngoài sản xuất có dấu hiệu nhập lậu

Tuy nhiên, tình hình vận chuyển, buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, vi phạm an toàn thực phẩm và gian lận thương mại trên địa bàn thành phố vẫn còn xảy ra. Đặc biệt, đối với mặt hàng đồ chơi trẻ em, bánh Trung thu xuất hiện tình trạng hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ông Chu Xuân Kiên – Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội – cho biết, tháng 9/2020, nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt và sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, UBND thành phố, Ban Chỉ đạo 389/TP đã chỉ đạo các lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, hàng cấm, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm an toàn thực phẩm. Đặc biệt đã phát hiện nhiều vụ việc điển hình về mặt hàng bánh trung thu.

Điển hình, Đội QLTT số 13 phối hợp với Đội 4, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC05), Công an Hà Nội đã chặn đứng vụ vận chuyển 1.443 hộp bánh các loại (bánh Trung thu, bánh ngọt, bánh quy) và 1.118 hộp trà hoa quả do nước ngoài sản xuất, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, không rõ chất lượng. Hay Đội QLTT số 17 tiến hành kiểm tra địa điểm tập kết hàng hóa của Công ty TNHH Đầu tư thương mại Hoàng Minh Đức, địa chỉ Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội phát hiện 22.000 sản phẩm bánh Trung thu - bánh nướng MoonCake nhập lậu và Đội QLTT số 25 phát hiện 5.000 chiếc bánh trung thu không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc..

Ngoài ra, Cục QLTT Hà Nội còn chỉ đạo các đội tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với mặt hàng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng Shisha; xe đạp điện; nguyên liệu sản phẩm pate “Minh Chay”; sản phẩm “vàng non” lưu thông trên thị trường…

Trong tháng, Cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra 578 vụ, xử lý 577 vụ, phạt hành chính 4,431 tỷ đồng. Trị giá hàng tịch thu, hàng buộc tiêu hủy, chuyển đổi mục đích sử dụng 6,764 tỷ đồng.

Ngoài ra, các lực lượng chức năng khác trên địa bàn như công an thành phố, Cục Hải quan Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Cục Thuế thành phố... cũng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; gắn kiểm tra, kiểm soát với công tác tuyên truyền phổ biến, pháp luật; vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, cam kết không buôn lậu, không kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng và vi phạm an toàn thực phẩm... góp phần vào kết quả chung của Ban Chỉ đạo 389 thành phố. Theo đó, trong tháng 9, đã tổ chức thanh kiểm tra 3.347 vụ; xử lý 3.134 vụ. Khởi tố 11 vụ đối với 12 đối tượng. Trong đó, hàng cấm, hàng lậu là 389 vụ, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ 107 vụ. Tổng số tiền phạt hành chính, truy thu thuế, thu hồi thuế và tiền bán hàng tịch thu 388,416 tỷ đồng.

Riêng với công tác phòng, chống dịch Covid-19, tính đến ngày 21/9/2020, các lực lượng chức năng trong Ban Chỉ đạo 389 thành phố đã thanh tra, kiểm tra 780 vụ, xử lý hành chính 334 vụ. Công an đã có quyết định khởi tố 1 vụ án đối với 4 đối tượng. Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài đã có quyết định khởi tố 3 vụ đối với 3 đối tượng. Tổng số tiền xử phạt hành chính: 2,791 tỷ đồng. Hàng hóa vi phạm gồm 4.141.014 chiếc khẩu trang y tế các loại, 13.341 sản phẩm nước rửa tay sát khuẩn; 4.551 sản phẩm dung dịch cồn các loại; 59.600 đôi găng tay y tế và 31 tấn găng tay y tế; 9.397 bộ quần áo phòng dịch; 185 chiếc kính bảo hộ y tế; 927 chiếc áo phẫu thuật; 605 chiếc thẻ đeo khử khuẩn; 847 chiếc nhiệt kế điện tử.

Tăng cường quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát trọng tâm

Từ nay tới cuối năm, dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tiếp tục có diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và UBND thành phố trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đặc biệt là về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP. Hà Nội...

Tiếp tục triển khai các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các mặt hàng điện thoại di động, thiết bị điện và điện tử, phụ tùng ô tô, xe máy trên địa bàn TP. Hà Nội.

“Tăng cường hơn nữa công tác quản lý địa bàn, thống kê và nắm bắt thông tin về các tổ chức cá nhân, sản xuất kinh doanh. Qua đó lập kế hoạch kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm, tránh gây khó khăn, phiền hà và làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của đối tượng kiểm tra” - ông Chu Xuân Kiên nhấn mạnh.

Đặc biệt, sẽ gắn trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách để kịp thời phát hiện, nhận diện các vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực, mặt hàng mới nổi để kịp thời đấu tranh, ngăn chặn, xử lý.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền ký cam kết không sản xuất, kinh doanh, buôn bán và tiêu dùng hàng lậu, hàng giả trong cộng đồng thương nhân và người tiêu dùng; góp phần tạo nên những chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật của cán bộ, công chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ngoài ra, tăng cường công tác trao đổi thông tin, phối hợp tốt với các lực lượng chức năng trong thành phố, ở Trung ương và các địa phương khác nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hoạt động vận chuyển hàng nhập lậu từ biên giới, cửa khẩu về Hà Nội để tiêu thụ./.

Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Buôn lậu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bắc Giang: Xử lý 652 vụ vi phạm hàng hóa trong năm

Bắc Giang: Xử lý 652 vụ vi phạm hàng hóa trong năm

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các ngành, cơ quan chức năng kiểm tra 1.184 vụ việc, xử lý 652 vụ vi phạm.
Hà Giang: Hoạt động thương mại, dịch vụ chuyển biến tích cực

Hà Giang: Hoạt động thương mại, dịch vụ chuyển biến tích cực

Năm 2024, thị trường sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ tại Hà Giang chuyển biến tích cực. Hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Điện Biên: Tiêu hủy hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Điện Biên: Tiêu hủy hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cục Quản lý thị trường tỉnh Điện Biên vừa tiến hành tiêu hủy hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ trị giá 10.960.000 đồng.
Hưng Yên: Phạt 2 đối tượng vận chuyển thịt bò bị phân hủy

Hưng Yên: Phạt 2 đối tượng vận chuyển thịt bò bị phân hủy

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên vừa ngăn chặn, xử phạt 2 đối tượng chở 170kg thịt bò bốc mùi hôi thối, đang có dấu hiệu phân hủy đi tiêu thụ.
Vĩnh Phúc: Đấu giá lô ốp điện thoại, giá chỉ 3.000 đồng/chiếc

Vĩnh Phúc: Đấu giá lô ốp điện thoại, giá chỉ 3.000 đồng/chiếc

Lô ốp điện thoại, kính cường lực… là tang vật lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc thu giữ sẽ được bán đấu giá, với giá khởi điểm chỉ từ 3.000 đồng/chiếc

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Tiêu huỷ gần 2,5 tấn hàng hoá vi phạm

Thừa Thiên Huế: Tiêu huỷ gần 2,5 tấn hàng hoá vi phạm

Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế tổ chức tiêu huỷ tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu năm 2024, trọng lượng gần 2,5 tấn, trị giá hơn 1,3 tỷ đồng.
Hà Tĩnh: Tiến hành tiêu hủy 200kg nội tạng động vật

Hà Tĩnh: Tiến hành tiêu hủy 200kg nội tạng động vật

Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh đã tiến hành tiêu hủy 200kg nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ là tang vật vi phạm hành chính theo qui định.
Phú Thọ: Tạm giữ trên 300 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phú Thọ: Tạm giữ trên 300 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Trên 300 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại 2 hộ kinh doanh Đặng Kiều Giang và Vũ Văn Hợp vừa bị lực lượng chức năng Phú Thọ tạm giữ.
Năm 2024, Quản lý thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện 663 vụ vi phạm

Năm 2024, Quản lý thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện 663 vụ vi phạm

Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu đã kiểm tra 1.183 vụ, qua đó phát hiện 663 vụ vi phạm, tổng số tiền xử phạt là hơn 8,5 tỷ đồng.
Lạng Sơn: Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm thực phẩm nhập lậu đang lưu thông tại huyện Cao Lộc

Lạng Sơn: Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm thực phẩm nhập lậu đang lưu thông tại huyện Cao Lộc

Quản lý thị trường Lạng Sơn phát hiện và tạm giữ hàng nghìn sản phẩm thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ đang lưu thông trên địa bàn huyện Cao Lộc.
Năm 2024, Quản lý thị trường TP. Cần Thơ phát hiện 578 vụ vi phạm

Năm 2024, Quản lý thị trường TP. Cần Thơ phát hiện 578 vụ vi phạm

Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ đã kiểm tra 707 vụ, phát hiện 578 vụ vi phạm, xử lý 559 vụ, thu nộp ngân sách hơn 7 tỷ đồng.
Bắc Giang: Liên tiếp phát hiện vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Bắc Giang: Liên tiếp phát hiện vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Chỉ trong ít ngày, riêng Đội Quản lý thị trường số 3 (tỉnh Bắc Giang) đã phát hiện 5 trường hợp vi phạm hàng hóa không rõ nguồn gốc, gian lận thương mại.
Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi và toàn diện các mục tiêu chung.
Quản lý thị trường hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Quản lý thị trường hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã đồng loạt triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ nhằm kiểm soát thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Ninh Bình: Xử phạt Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ THN kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Ninh Bình: Xử phạt Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ THN kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ THN (huyện Nho Quan, Ninh Bình) vừa bị lực lượng quản lý thị trường xử phạt 16 triệu đồng hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Sơn La: Xử phạt lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Sơn La: Xử phạt lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Quản lý thị trường Sơn La vừa xử phạt 12,5 triệu đồng lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, đồng thời tịch thu toàn bộ hàng hóa trị giá 32 triệu đồng.
Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Trong năm 2024, Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nhận cờ thi đua của Liên đoàn lao động tỉnh.
Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Công ty TNHH Như Linh vừa bị UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt số tiền hơn 584 triệu đồng, do công ty này đã kinh doanh vi phạm các quy định về chất lượng phân bón.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa tiến hành tiêu hủy số lượng lớn hàng hóa vi phạm, gồm thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc lá, xe điện...
Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Lực lượng Quản lý thị trường Ninh Bình vừa xử phạt một cơ sở kinh doanh điện thoại 25 triệu đồng do bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng nhập lậu.
Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế khám xét cơ sở kinh doanh hàng hoá, đồng thời phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu.
Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Qua kiểm tra 2 cơ sở kinh doanh tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội, lực lượng chức năng đã tạm giữ nhiều hàng hóa vi phạm.
Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã chuyển hồ sơ vụ hộ kinh doanh Nguyễn Hữu Điện sản xuất hàng giả sang Công an tỉnh để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tạm giữ hơn 27 nghìn sản phẩm mỹ phẩm vi phạm tại kho hàng của hộ kinh doanh Lan Quý, địa chỉ số 36 đường Nguyễn Du.
Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hộ kinh doanh Dư Văn Hưng (TP. Tam Điệp, Ninh Bình) bị lực lượng chức năng xử phạt 34,5 triệu đồng do kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Mobile VerionPhiên bản di động