Bài toán quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia: “Cởi trói” từ cơ chế

Trong bối cảnh nền kinh tế tăng tốc trong thời gian tới, việc giải bài toán năng lượng vô cùng khó đối với nền kinh tế. Do đó, Quy hoạch Tổng thể về Năng lượng Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần được mô hình hóa và tính toán một cách hài hòa trong kịch bản phát triển năng lượng tổng thể.

Xây dựng nền kinh tế tự chủ

Phát biểu tại Hội thảo lần 2 Quy hoạch Tổng thể về Năng lượng Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra ngày 11/11/2020, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, việc xây dựng các cơ chế bảo vệ môi trường và các giải pháp, cơ chế tổ chức trong phát triển năng lượng là vấn đề rất chính yếu, sẽ vạch ra định hướng cho phát triển ngành năng lượng của Vệt Nam trong những năm tới.

Trong đó, Quy hoạch Tổng thể về Năng lượng Quốc gia lần này được thực hiện trong bối cảnh Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về "Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Theo Thứ trưởng, đây là những nội dung quan trọng, sẽ đặt ra định hướng cho phát triển ngành năng lượng Việt Nam theo mục tiêu cao nhất đề ra trong Nghị quyết nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu năng lượng của nền kinh tế quốc dân trên cơ sở tối ưu các nguồn cung sơ cấp với giá cả hợp lý và áp dụng cơ chế thị trường trong ngành năng lượng.

Bài toán quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia: “Cởi trói” từ cơ chế
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An phát biểu khai mạc hội thảo

Thứ trưởng Đặng Hoàng An cũng đề ra một số vấn đề trong bối cảnh mới cần được lưu ý trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Quy hoạch.

Thứ nhất, các dự thảo về chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho giai đoạn tới sẽ ảnh hưởng lớn đến kịch bản phát triển và nhu cầu năng lượng. Do đó, cần có tính toán, dự báo trên cơ sở các chỉ tiêu này. Cụ thể, trong giai đoạn 1997-2019, nền kinh tế Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng gần 7%, chính xác là 6,8%, bao gồm cả giai đoạn có khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhu cầu năng lượng sơ cấp cuối cùng trong 10 năm gần đây (2011-2019) tăng 6,5%, riêng điện tăng 10,5%. Dự báo, nhu cầu năng lượng sơ cấp cuối cùng từ nay đến năm 2030 dao động khoảng 6-7%.

Thứ hai, làm thế nào để đảm bảo nhu cầu năng lượng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa; nhưng vẫn đảm bảo an ninh năng lượng, xây dựng nền kinh tế tự chủ, độc lập.

Thứ ba, việc phát triển năng lượng phải đi cùng với chi phí hợp lý, để chi phí năng lượng không trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, mà còn thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.

Thứ tư, nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường, kịch bản nào cho Việt Nam để phát triển năng lượng bền vững, giảm cường độ tiêu thụ năng lượng, tác động ít nhất đến môi trường, góp phần phát triển nền kinh tế xanh.

Thứ năm, đảm bảo cơ chế, giải pháp thực hiện Quy hoạch cho tất cả các phân ngành phù hợp với thực tiễn, đặt Quy hoạch trong tổng thể phát triển đất nước, “ngành năng lượng phải đi trước một bước”.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An kỳ vọng, hội thảo sẽ tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu, với tư cách là đại diện từ các bộ, ban ngành, các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, và các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực quy hoạch điện và năng lượng. Các ý kiến này sẽ được tiếp thu và đưa vào hoàn thiện bản thảo trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Về phía mình, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ phối hợp với tư vấn lập Quy hoạch bám sát các định hướng, nhiệm vụ được Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo để xây dựng Quy hoạch tổng thể về năng lượng đạt chất lượng, hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phục vụ sự phát triển của đất nước.

Bộ Công Thương đặt mục tiêu quy hoạch năng lượng lần này giải quyết việc phát triển hài hòa các phân ngành năng lượng, đưa ra một quy hoạch “mở” hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước trong ngành năng lượng.

Theo Bộ Công Thương, trong những năm qua, các quy hoạch phát triển của từng phân ngành năng lượng như điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo… đã được các cơ quan khác nhau lập riêng rẽ, nên các quy hoạch này thiếu gắn kết. Chính vì vậy, Quy hoạch tổng thể năng lượng lần này cần đưa ra phương án phát triển kết cấu hạ tầng năng lượng tối ưu cho quốc gia.

“Cởi trói” từ cơ chế

Theo các chuyên gia, việc xây dựng Quy hoạch năng lượng sẽ góp phần đánh giá toàn diện về cung - cầu năng lượng quốc gia và kết nối việc phát triển năng lượng với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường mà Việt Nam đã đặt ra và cam kết với cộng đồng quốc tế.

Trong những năm tới, xu thế phát triển năng lượng thế giới sẽ tập trung vào việc thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch năng lượng, thực thi mạnh mẽ các chính sách chống biến đổi khí hậu và tăng cường an ninh năng lượng.

Phát triển năng lượng của Việt Nam trong thời kỳ nhập khẩu ròng năng lượng sẽ ngày càng chịu nhiều tác động của các xu thế năng lượng toàn cầu. Với việc ngày càng tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong việc đảm bảo phát triển bền vững hệ thống năng lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tất cả những yếu tố trên cần được mô hình hóa và tính toán một cách hài hòa trong kịch bản phát triển năng lượng tổng thể.

Bài toán quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia: “Cởi trói” từ cơ chế
Hội thảo có sự tham gia đông đảo đại biểu đến từ Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ban ngành liên quan, các Viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế.

Trình bày phương án quy hoạch phát triển phân ngành điện lực, ông Nguyễn Thế Thắng – Trưởng phòng Hệ thống điện, Viện Năng lượng cho hay, theo dự báo ở kịch bản cơ sở, điện thương phẩm đạt 490,8 tỷ kWh vào năm 2030 và 976 tỷ kWh vào năm 2050; duy trì ở mức tăng 8,3% giai đoạn 2021-2030 sau đó giảm xuống mức 3,4% giai đoạn 2031-2050.

Hệ số đàn hồi điện đối với GDP giảm xuống mức 1,23 lần vào năm 2030 và giảm mạnh 0,36 lần vào năm 2050. Ở kịch bản cao, điện thương phẩm đạt 523 tỷ kWh vào năm 2030 và 1.110 tỷ kWh vào năm 2050.

Tuy nhiên, trong bối cảnh giá năng lượng tái tạo đang giảm mạnh, Chủ tịch Hội Khoa học công nghệ mỏ Việt Nam Trần Xuân Hòa cho rằng, kịch bản quy hoạch năng lượng quốc gia cần tăng thêm liều lượng phát triển cho mảng năng lượng này so với các loại hình năng lượng khác.

Để gỡ khó thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, ông Trần Xuân Hoà đưa ý kiến, nguyên nhân khiến doanh nghiệp không dám đầu tư xuất phát từ việc chưa có cơ chế thị trường, khi nhiều ngành năng lượng giá vẫn do Bộ Tài chính phê duyệt. Do đó, ông nói "cần sự liên kết các phân ngành năng lượng, gắn với trách nhiệm của Chính phủ, địa phương và doanh nghiệp".

Chính vì vậy, quy hoạch tổng thể năng lượng lần này cần đưa ra phương án phát triển kết cấu hạ tầng năng lượng tối ưu cho quốc gia. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức lập Quy hoạch tổng thể về năng lượng, do đó, việc lập Quy hoạch cũng sẽ gặp nhiều thách thức trong việc đồng bộ và đảm bảo tính tương thích với các quy hoạch quốc gia trên và ngang cấp. Bên cạnh đó, việc đưa ra các cơ chế thực hiện quy hoạch trong giai đoạn mới cũng cần sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều bên liên quan.

Tại hội thảo lần 1, tổ chức cuối tháng 8, các cơ quan tư vấn đã báo cáo tóm tắt 5 chương đầu của đề án Quy hoạch, với các nội dung trọng tâm là phương pháp luận, hiện trạng cung cầu năng lượng và tình hình thực hiện các quy hoạch phân ngành năng lượng.

Tại Hội thảo lần này, các chuyên gia của liên danh tư vấn đã trình bày các nội dung trong khuôn khổ các chương còn lại của đề án, tập trung vào phương án phát triển năng lượng tổng thể, kèm theo đó là phương án kỹ thuật và phương án phát triển các phân ngành năng lượng, bao gồm điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết, theo kế hoạch, Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ toàn văn Quy hoạch tổng thể về Năng lượng Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào tháng 11 năm nay.
Đỗ Nga -Vũ Cương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Yên Bái: Sản xuất của doanh nghiệp chế biến chế tạo tốt hơn trong quý II/2024

Yên Bái: Sản xuất của doanh nghiệp chế biến chế tạo tốt hơn trong quý II/2024

Kết thúc quý I/2024, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đã ổn định và bắt đầu tăng trưởng, góp sức vào kết quả công nghiệp đạt được của Yên Bái.
Nhiều dư địa để Việt Nam thúc đẩy phát triển bền vững các khu công nghiệp

Nhiều dư địa để Việt Nam thúc đẩy phát triển bền vững các khu công nghiệp

Gần 1/3 khu công nghiệp đã được thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động. Đây là dư địa rất lớn để Việt Nam phát triển các khu công nghiệp theo mô hình sinh thái.
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp nhỏ sợ mất cơ hội vì thiếu vốn

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp nhỏ sợ mất cơ hội vì thiếu vốn

Thiếu vốn được xem là thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang phải đối mặt khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng: Triển khai toàn diện nhiệm vụ kỹ thuật quý I năm 2024

Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng: Triển khai toàn diện nhiệm vụ kỹ thuật quý I năm 2024

Quý I năm 2024, ngành kỹ thuật Quân đội đã quán triệt, triển khai toàn diện nhiệm vụ công tác kỹ thuật theo đúng Chỉ lệnh Công tác kỹ thuật của Bộ Quốc phòng.
Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp của Lai Châu quý I/2024 giảm hơn 50%?

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp của Lai Châu quý I/2024 giảm hơn 50%?

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Lai Châu giảm mạnh ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng chung, tỉnh đang tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ.

Tin cùng chuyên mục

Tây Ninh: Sản xuất công nghiệp, thương mại tăng tốc

Tây Ninh: Sản xuất công nghiệp, thương mại tăng tốc

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Tây Ninh tăng khoảng 14%, xuất khẩu tăng 21% cho thấy ngành Công Thương của địa phương đang trên đà tăng tốc.
Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn số 1817/BCT-CTĐP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

UBND tỉnh Đồng Nai mới ban hành quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Đà Nẵng: Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn

Đà Nẵng: Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn

Đà Nẵng ưu tiên hợp tác quốc tế với các công ty, tổ chức uy tín trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn để sớm tiếp cận nguồn lực và thông tin nhu cầu về nhân lực.
Bộ Công Thương: Đào tạo nhân lực quản lý hệ thống hơi công nghiệp

Bộ Công Thương: Đào tạo nhân lực quản lý hệ thống hơi công nghiệp

Ngày 25/3/ tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phối hợp UNIDO khai giảng khóa đào tạo về tối ưu hoá hệ thống hơi trong công nghiệp cho khu vực phía Nam.
Gia Lai: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 tăng 9,8%

Gia Lai: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 tăng 9,8%

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 của Gia Lai ước đạt hơn 8.093 tỷ đồng, bằng 23,1% kế hoạch và tăng 9,8% so với cùng kỳ.
Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Sở Công Thương Cao Bằng đề nghị các đơn vị trong tỉnh phối hợp rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công năm 2024, 2025.
Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Sáng 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để bàn về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Doanh nghiệp trong nước gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) đã góp phần giúp ngành công nghiệp cơ khí chế tạo của Việt Nam tự chủ được nguồn nguyên liệu.
Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội, dự kiến vào ngày 17/5 với khoảng 550 đại biểu tham dự.
Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến bang Texas, Mỹ

Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến bang Texas, Mỹ

Ngày 24/3, Doosan Vina đã xuất thành công 9 module nặng 1.900 tấn đến Nhà máy Golden Triangle Polymers đặt tại bang Texas, Hoa Kỳ sau hơn 10 tháng sản xuất.
Vĩnh Long tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu nông, thủy sản

Vĩnh Long tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu nông, thủy sản

Trên cơ sở tiềm năng sẵn có Vĩnh Long định hướng tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông, thủy sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung.
TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp đón đơn hàng mới, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp đón đơn hàng mới, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

Sau thời gian ảm đạm, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, thủy sản, gỗ và lâm sản… đã dần khởi sắc khi tăng trưởng với mức hai con số.
Vĩnh Phúc: Thu hút 15 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Thu hút 15 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Quý I/2024, Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc đã làm thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 15 dự án, điều chỉnh tăng vốn cho 14 dự án.
Hơn 300 doanh nghiệp tham dự VGMF2024: Cơ hội để Việt Nam hoàn thiện chuỗi cung ứng

Hơn 300 doanh nghiệp tham dự VGMF2024: Cơ hội để Việt Nam hoàn thiện chuỗi cung ứng

Diễn đàn Chuỗi sản xuất thông minh và Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 (VGMF2024) sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 26/3, thu hút hơn 600 người tham dự.
Bắc Kạn ban hành Kế hoạch sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh 2024

Bắc Kạn ban hành Kế hoạch sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh 2024

UBND tỉnh Bắc Kạn vừa ban hành Kế hoạch số 92/KH-UBND về việc tổ chức bình chọn các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.
Xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp: Tạo đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng

Xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp: Tạo đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đặc biệt là việc xây dựng các trung tâm hỗ trợ công nghiệp đang là mục tiêu lớn mà Bộ Công Thương, địa phương, DN kỳ vọng.
Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công

Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công

Hoạt động khuyến công đã giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn ở Thái Nguyên nâng cấp dây chuyền, máy móc thiết bị tiên tiến để thúc đẩy sản xuất...
Bộ Công Thương đang tham vấn ý kiến hoàn thiện Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Bộ Công Thương đang tham vấn ý kiến hoàn thiện Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Bộ Công Thương đăng tải dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi) trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến rộng rãi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động