Giá đường neo ở mức cao nhất 15 năm qua Giá đường cao lịch sử có tạo nên ‘thời điểm vàng’ cho ngành mía đường hồi phục? |
Giá đường thế giới đã tăng vọt 41% trong năm qua, cũng đã ngốn vào ngân sách của người tiêu dùng. Tuy nhiên, tác động tăng giá đối với người tiêu dùng ở mỗi quốc gia lại khác nhau.
Ở các nền kinh tế đang phát triển với dân số ngày càng tăng, cơn sốt đường đang diễn ra. Nguồn cung bị thắt chặt. Việc tiêu thụ lượng calo nhiều hơn này không có dấu hiệu giảm bớt. Hiện tượng thời tiết El Niño được cho là nguyên nhân gây ra các kiểu thời tiết bất thường và dữ dội. Các nhà sản xuất hàng đầu Brazil, Ấn Độ và Thái Lan cũng có những vấn đề trong nước. Đối với Brazil, quốc gia lớn nhất, sản xuất không phải là vấn đề. Năm nay sản lượng của nước này đã tăng 10-15% so với hai năm trước.
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, việc xuất khẩu đường là một việc khó khăn. Mưa lớn cộng với tắc nghẽn tại các cảng quan trọng như Santos, gần São Paulo, đang gây sức ép lên nguồn cung thế giới. Các nhà phân tích cho biết, Brazil rất khó để mở rộng công suất trước giữa năm 2025. Ấn Độ và Thái Lan có vấn đề ngược lại. Thời tiết khô hạn đã làm giảm năng suất mía. Nhà sản xuất số hai là Ấn Độ đã hạn chế xuất khẩu. Các dự báo khác nhau, nhưng một dự báo từ Bộ Nông nghiệp Mỹ cho rằng xuất khẩu của Ấn Độ lại giảm trong năm tính đến tháng 9/2024, giảm gần một nửa trong vòng hai năm. Trong khi đó, nhu cầu tại các nền kinh tế mới nổi vẫn chưa dừng lại.
Các chuyên gia tại Marex cho biết, các quốc gia như Indonesia và Ai Cập rất thích đồ ngọt, có rất nhiều lễ hội xoay quanh các món ăn có đường và dân số đang tăng nhanh. Nhu cầu mạnh ở Trung Đông và Đông Nam Á có nghĩa là nguồn cung đường trên toàn thế giới sẽ thiếu hụt 3 triệu tấn trong năm nay.
Khoảng cách đó dự kiến sẽ không thu hẹp trước năm 2025. Giá đường cao hơn đã thúc đẩy vận may của một số nhà sản xuất của Brazil. Một lượng đường khá lớn được dùng để sản xuất nhiên liệu ethanol, được sử dụng rộng rãi ở Brazil. Khoảng một nửa sản lượng đường của Brazil được chuyển thành ethanol. Người tiêu dùng trên toàn thế giới sẽ phải trả nhiều tiền hơn do giá cao ít nhất trong năm tới.
Trong khi đó, các nhà sản xuất đường Ấn Độ hy vọng được tự do bán đường với giá cao. Karnataka, một trong những bang trồng mía lớn nhất, có thể sẽ chứng kiến sản lượng mía giảm gần 30% trong mùa này do thiếu mưa. Theo hiệp hội những người trồng mía, bang láng giềng Maharashtra có thể giảm 10-20% sản lượng mía do mưa thất thường. Tuy nhiên, sản xuất ở Uttar Pradesh được cho là đang đi đúng hướng trong mùa vụ hiện tại (tháng 10/2023 - 9/2024). Mặc dù còn quá sớm để có được bức tranh rõ ràng nhưng nhiều cơ quan ước tính sản lượng đường sẽ giảm.
Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ (ISMA) mới đây cho biết, theo ước tính sơ bộ, diện tích trồng mía năm nay là 57 vạn ha và tổng sản lượng đường sẽ là 33,7 triệu tấn trong niên vụ đường 2023-2024. Với mức tiêu thụ nội địa trung bình của Ấn Độ là 27,8 triệu tấn, ước tính sản lượng đảm bảo đủ đường cho tiêu dùng nội địa.
Sản lượng mùa trước là 36,9 triệu tấn và năm nay mở đầu với tồn kho 6,5 triệu tấn. Trong khi sản lượng có thể giảm 20% ở Karnataka và Maharashtra, sản lượng sẽ tăng gần 8% ở Uttar Pradesh. Nhà nghiên cứu Agrimandi.live dự đoán tổng sản lượng đường sẽ giảm 9,4% và mức tiêu thụ đường tăng 2,9% trong năm nay so với mùa đường trước.
Báo cáo Triển vọng nông nghiệp OECD-FAO 2023-2032 cho biết, sau khi chạm mức thấp nhất trong 16 tháng vào tháng 10/2022, giá đường quốc tế đã phục hồi mạnh vào cuối năm và đầu năm 2023, chủ yếu phản ánh nguồn cung đường toàn cầu đang bị thắt chặt trong bối cảnh nhập khẩu toàn cầu tăng mạnh. Sản lượng đường được dự báo sẽ giảm ở Ấn Độ và Liên minh châu Âu do diện tích trồng và sản lượng củ cải đường giảm.
Các nhà sản xuất đường cho biết, mặc dù sản lượng đường năm nay sẽ thấp hơn hai vụ trước nhưng nguồn cung vẫn đủ cho nhu cầu trong nước ở Ấn Độ. Tuy nhiên, trong một mùa chứng kiến sản lượng giảm sau gần 5 năm, ngành đường Ấn Độ đang cần những quyết định chính sách dài hạn nhằm mang lại sự ổn định cho tất cả các bên liên quan.
Ấn Độ xuất khẩu 11 triệu tấn đường trong niên vụ 2021-2022 và 6 triệu tấn trong niên vụ 2022-2023. Năm nay, chính phủ đã đưa đường xuất khẩu vào danh mục hạn chế do giá trong nước tăng nhẹ. Giá đường quốc tế đã tăng mạnh trong năm ngoái. Ở Ấn Độ, mức tăng giá này không đáng kể vì đường là mặt hàng được kiểm soát.
Giá đường thô quốc tế cao hơn nhiều so với giá đường Ấn Độ. Nhưng hiện nay các nhà máy không thể xuất khẩu được. Chính phủ vẫn chưa công bố giá ethanol cho mùa hiện tại. Điều đó rất quan trọng đối với các nhà máy đường. Trong khi đường phải có giá cả phải chăng cho người tiêu dùng, thì nông dân trồng mía cũng phải có được mức giá khả thi. Hiện nay, chương trình ethanol là trụ cột chính của các nhà máy đường. Mức pha trộn ethanol hiện tại là 11,5% và mục tiêu đạt 20% vào năm 2025-2026. Khoảng 4 triệu tấn được chuyển sang sản xuất ethanol.
Ở Karnataka, nông dân đã yêu cầu Mức giá công bằng và có lợi (FRP) là 4.000 Rs/tấn vì chi phí canh tác là 3.580 Rs/tấn và FRP hiện tại là 3.150 Rs/tấn cho tỷ lệ thu hồi (đường) cơ bản là 10,25%.
Hiệp hội nông dân trồng mía Ấn Độ cho biết, năm nay không chỉ mất mùa mà năng suất cũng bị ảnh hưởng. Hơn nữa, tỷ lệ thu hồi đường trung bình là dưới 10%. Vì vậy, chính phủ nên giảm tỷ lệ thu hồi xuống 8,5% cho nông dân trồng mía ở miền nam Ấn Độ và hỗ trợ những người bị mất mùa do thâm hụt hoặc mưa trái mùa. Nông dân sẽ chuyển hướng sang cây trồng khác nếu mía không được hưởng giá ưu đãi.
Lĩnh vực ưu tiên của các nhà máy đường là nguồn cung nội địa, sản xuất ethanol và xuất khẩu. Giá trong nước tăng dần và chỉ tăng nhẹ. Hơn nữa, những hạn chế về xuất khẩu dường như không ảnh hưởng đến các nhà máy. Chính phủ là người quyết định FRP và giá bán tối thiểu cho đường. Giá ethanol sẽ giúp các nhà máy quyết định lượng đường được chuyển sang sản xuất ethanol.