Bài thơ của một thương binh nặng viết về liệt sĩ đồng đội

Nghệ thuật xuất phát từ con tim, khối óc mình; tuôn trào ra thứ tinh tuý chỉ của riêng - duy nhất mình. Đó là nghệ thuật thứ thiệt, nhân văn và cao cả nhất.
Ngày này năm xưa 27/7: Ngày Thương binh, liệt sĩ ra đời như thế nào? Sáng mãi đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"

Bài thơ rất hay. Thực sự hay!

Cảm ơn Thành Đồng với bài thơ khiến trăm vạn người sẽ phải sững sờ bởi vẻ đẹp rất thánh thiện về tình đồng đội trên cùng chiến hào, giữa cái sống và cái chết này. Tình thiêng ấy, sau non nửa thế kỷ (45 năm), vẫn trinh nguyên như... “thuở ban đầu”:

"Hơn 40 năm tao tìm mày khắp chốn

Nay thấy mày cùng đồng đội nằm đây

Nhớ ơn mày, tao thầm nhủ với mày:

“Tao sẽ cõng mày về như ngày xưa mày cõng tao ra khỏi chốt”

Năm, tháng qua nhớ lời thề khắc cốt

Tao đã cõng mày ra về với gia đình"

Một câu chuyện với bao tình tiết, lớp lang; từ tự sự, tuôn trào cảm xúc, đến không gian và thời gian, đan xen giữa quá khứ và hiện tại... mà chỉ “gói gọn” trong có 33 câu thơ thể “tự do” rất phóng khoáng (đa phần những câu thơ 8 chữ, có 6 câu 9 chữ, 1 câu dài nhất 14 chữ và 1 câu ngắn nhất 7 chữ). Nếu là “nhà tiểu thuyết”, có thể dựng được "một pho sách" hay, để quay thành phim ảnh để đời.

Bài thơ của một thương binh nặng viết về liệt sĩ đồng đội
Tác giả Thành Đồng bên phần mộ liệt sĩ Nguyễn Khắc Bồng

Chắc chắn không ít người muốn khám phá thêm vẻ đẹp của bài thơ, muốn ”tự lý giải” tại sao một người làm thơ hoàn toàn “không có nghề”, “100% nghiệp dư” này; lại có thể sáng tạo nên một tác phẩm tươi rói, sinh động được như vậy?

Johann Wolfgang von Goethe (28/8/1749 – 22/3/1832) - Thi hào triết gia người Đức, từng viết trong “màn độc thoại” của vở kịch thơ “Faust”: “Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi". Điều Goethe đúc kết, chắc chắn phải qua biết bao sự chiêm nghiệm, từng trải từ thực tiễn cuộc đời để trở thành chân lý gần 200 năm nay của nhân loại.

Danh ngôn nổi tiếng này, ta thử dùng nó để "soi" vào bài thơ “Nhớ đồng đội”; hiệu ứng lập tức khiến ta thấy rất rõ sự “trùng phùng” giữa “thi liệu” trong bài thơ “Nhớ đồng đội” với chính “hình ảnh ngoài đời” của hai người chiến sĩ - mà một trong hai chiến sĩ đó là tác giả Thành Đồng của bài thơ:

“Giữa lòng địch cùng vùi trong đất cát

Tao bị thương gẫy lủng lẳng một chân

Thằng Hòa về xin chi viện thêm quân

Chỉ còn tao, mày giữa vòng vây địch

Mày bò cõng tao trên lưng nặng chịch

Tha lôi nhau trong suốt đêm dài

Cố sức mình tao bám sát bờ vai

Nghiến răng nhịn vết thương đau quằn quại

Máu ra nhiều miệng đắng khô khắc khoải

Vuốt lá sương rơi liếm đỡ khát vẫn cười..."

Rõ ràng mọi thứ đã không còn nằm trong câu chữ (ngôn ngữ và các biện pháp nghệ thuật) nữa.

Chính bản thân cuộc đời “sống và chiến đấu” của các anh, “tình đồng đội” của các anh - cứ “nguyên mẫu” thế, đã là "Áng thơ rất đẹp", "Bài ca mượt mà rất trữ tình" của văn chương, âm nhạc rồi.

Thế nên, tôi có cảm giác Thành Đồng chẳng phải “khổ luyện” gì mấy, khi anh “đẻ” ra “đứa con tinh thần” có một không hai trong cuộc đời của mình này?!

Điều mà chẳng khác những nhà thơ “chính cống” (chuyên nghiệp) sáng tác các tác phẩm “để đời” (giá trị, lôi cuốn người đọc nhiều thế hệ) - như tôi từng viết về Thi sĩ Ngô Minh:

"Những nhà thơ, nhà văn tên tuổi; khi sáng tạo nghệ thuật, họ không "bó mình", "khổ luyện", tìm "trăm phương ngàn kế" để làm nên những điều ta thấy rất "cầu kỳ" như vừa phân tích ở phía trên. Văn thi - nhạc sĩ... làm thơ văn, làm nhạc...như "chơi"! Ở đó là sự thăng hoa kỳ diệu (của sự kết hợp) giữa cảm xúc và kỹ năng nghệ thuật. Như vậy, kỹ năng nghệ thuật đã trở thành phẩm chất trong lý trí, tình cảm của các nhà sáng tạo rồi. Họ sáng tạo mà như..."vô thức" trước các thủ pháp nghệ thuật mà vẫn rất..."Nghệ thuật" là vậy. Thi sĩ Ngô Mình thuộc VNS loại này".

(Bài: Vài cảm nhận bước đầu về bài thơ "Đêm bánh tôm Tây Hồ" của Ngô Minh", đăng trên FB “Ngô Minh Khôi" cùng với FB "Lê Quang Vinh" và FB "Quoc Ca Pham" - ngày 13 tháng 8 năm 2016).

Nhưng ở “Nhớ đồng đội” có thứ... "rất khác" (đặc biệt "khác"), đó là Thành Đồng không còn (cần phải) “khổ luyện” nữa, bởi 45 năm trước, anh đã có cuộc "vượt vũ môn thập tử nhất sinh”, bỏ lại nơi chiến trường một phần cơ thể trai trẻ của mình, thân hình đau đớn găm đầy mảnh đạn ("Giữa lòng địch cùng vùi trong đất cát/ Tao bị thương gẫy lủng lẳng một chân", "Cố sức mình tao bám sát bờ vai/ Nghiến răng nhịn vết thương đau quằn quại/ Máu ra nhiều miệng đắng khô khắc khoải/ Vuốt lá sương rơi liếm đỡ khát vẫn cười..."), khiến người đồng đội (chỉ sau đó một thời gian cực ngắn, lại hy sinh trong chiến đấu) cắn răng đau đớn cùng cực, thất vọng não nề: "Mày nghĩ tao "đi", nên phủ lá giữa đồi" (tưởng Đồng đã chết, bạn bẻ lá rừng đắp lên mặt cho anh được... “ngủ yên”)...

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ "Nhớ đồng đội", thật đúng như những gì Thành Đồng chia sẻ với tôi, khi anh mới đọc được một phần bài viết này (bởi tôi vừa viết vừa đưa lên trang cá nhân, khiến bạn đọc phải theo dõi dần theo):

Cám ơn Lê Quang Vinh rất nhiều!

Ông bạn còn nhớ không, vào những năm đầu của thập kỷ 80 thế kỷ trước, ông và Nguyễn Quốc Ân (công tác tại Vụ Ăn uống & Dịch vụ - Bộ Nội Thương) vào cơ quan tôi làm việc, tôi đã kể cho các ông nghe về cuộc chiến đấu của mình tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Nghe xong, các ông bảo: Chuyện của tôi có thể viết thành "tiểu thuyết" được.

Vì công việc, nên mọi thứ đó cứ qua đi. Nay nhân ngày 30/4 (44 năm đất nước thống nhất), tôi "tự sự" lại như để tri ân người đồng đội - liệt sỹ Nguyễn Khắc Bồng, anh đã cứu mạng tôi.

Được ông bạn chia sẻ và bình luận bài thơ "Nhớ đồng đội", tôi vô cùng cảm kích và xúc động. Cảm kích và xúc động vì còn có những người chính trực, tâm huyết như ông hiểu về cuộc chiến, hiểu về nghĩa tình đồng đội khi sống chết có nhau.

Mấy lời tự sự của tôi chưa nói hết được tình cảnh của tôi và người liệt sỹ ấy khi còn trong vòng vây địch. Anh đã bò cõng tôi hơn 1 ngày đêm, trong khi một chân tôi bị gẫy nát vì đạn cối của địch. Tôi không làm được văn thơ, chỉ biết kể lại chuyện của chính mình và đồng đội. Chuyện kể của tôi được ông chia sẻ, tôi cám ơn ông nhiều lắm....".

Nhớ đồng đội

Thành Đồng

Tiểu đội ba người nay chỉ còn hai

Tao ”chân rưỡi”, còn thằng Hòa bệnh tật...

Thương nhất mày, thằng nằm trong lòng đất

Đến thăm mày, tao chỉ khóc, thắp nén nhang

Nhớ khi xưa luôn khắc cốt, tâm can

Cả Tiểu đội mình cùng đi trinh sát

Giữa lòng địch cùng vùi trong đất cát

Tao bị thương gẫy lủng lẳng một chân

Thằng Hòa về xin chi viện thêm quân

Chỉ còn tao, mày giữa vòng vây địch

Mày bò cõng tao trên lưng nặng chịch

Tha lôi nhau trong suốt đêm dài

Cố sức mình tao bám sát bờ vai

Nghiến răng nhịn vết thương đau quằn quại

Máu ra nhiều miệng đắng khô khắc khoải

Vuốt lá sương rơi liếm đỡ khát vẫn cười...

Tao như chết vì lực tàn sức đuối

Mày nghĩ tao "đi", nên phủ lá giữa đồi

Mày đứng, ngồi, đi trăn trở không thôi

Định ra về mà lòng đau tê tái

Linh tính thần kỳ -,mày liền quay trở lại

Nhẹ mở cành cây, thấy tao thở lơ thơ

Mắt lim dim như một kẻ dại khờ

Mày khẽ reo: “Anh ơi, Anh vẫn sống...”!

Hơn 40 năm tao tìm mày khắp chốn

Nay thấy mày cùng đồng đội nằm đây

Nhớ ơn mày, tao thầm nhủ với mày:

"Tao sẽ cõng mày về như ngày xưa mày cõng tao ra khỏi chốt"

Năm, tháng qua nhớ lời thề khắc cốt

Tao đã cõng mày ra về với gia đình

Trả ơn gì cho bằng sự hy sinh

Vì nước, vì dân, vì hòa bình, thống nhất...

Hai thằng tao thương mày quá...; Bồng ơi!

(Nhân ngày 27/7, nhớ những ngày chiến đấu và bị thương
tại chiến trường Quảng Trị 1972)

Ghi chú của tác giả Thành Đồng:

Liệt sỹ Nguyễn Khắc Bồng, người đã cõng đồng đội Nguyễn Văn Đồng bị thương rất nặng ra khỏi chốt địch. Trên đường thương binh mấy lần tắt thở, đồng đội đã phải dùng lá rừng đắp lên mặt để mặc niệm từ biệt. Nhưng như có phép mầu, Nguyễn Văn Đồng vẫn sống dù bị dập nát một bên bắp chân, mất máu rất nhiều. Lê lết cõng bạn, rồi giao được thương binh cho quân y, Nguyễn Khắc Bồng quay lại trận địa tiếp tục chiến đấu. Nhưng sau đó vài hôm, ngày 27/4/1972, chiến sĩ Nguyễn Khắc Bồng đã anh dũng hy sinh khi đang cùng đơn vị đánh trả quyết liệt quân địch trên trận địa của thành cổ Quảng Trị.

Suốt mấy chục năm, tung tích hài cốt liệt sĩ Nguyễn Khắc Bồng thất lạc. Nhớ người đồng chí vừa là ân nhân cõng mình thoát chết năm xưa, thương binh Nguyễn Văn Đồng nhiều lần quay lại chiến trường, lật từng nấm mộ của hàng chục nghĩa trang tìm bạn. Mãi tới tháng 7/2015, thương binh Nguyễn Văn Đồng đã tìm và đưa được hài cốt liệt sĩ Nguyễn Khắc Bồng từ nghĩa trang liệt sỹ xã Hải Trường, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị về quê hương huyện Quảng Xương để an táng.

***

Lời Tòa soạn: Thương binh Nguyễn Văn Đồng được chuyển ra Bắc, sau khi điều trị thương tật và an dưỡng xong, Quân đội cho chuyển ngành. Vốn học gần xong lớp 10 phổ thông mới nhập ngũ, anh được đặc cách tốt nghiệp cấp 3. Nguyễn Văn Đồng tiếp tục ôn luyện văn hoá thi vào học tại Trường Đại học Thương mại Hà Nội. Ra trường, được điều về nhận công tác tại ngành Thương nghiệp Hà Tây. Với ý chí phấn đấu bền bỉ, Nguyễn Văn Đồng đã trưởng thành từ cơ sở, lần lượt thăng tiến. Tháng 1/2005, được giao nhiệm vụ làm Phó giám đốc Sở Thương mại Hà Tây, sau này ông làm Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho đến năm 2013 thì nghỉ hưu.

Lê Quang Vinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giới trẻ hòa nhịp đại lễ 30/4: Tự hào, lan tỏa và sáng tạo

Giới trẻ hòa nhịp đại lễ 30/4: Tự hào, lan tỏa và sáng tạo

Không chỉ tự hào với lịch sử, giới trẻ hôm nay đang hòa nhịp cùng đại lễ 30/4 bằng những sáng tạo đầy năng lượng, góp phần lan tỏa giá trị truyền thống Việt.
TRỰC TIẾP: Tổng duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước mừng đại lễ 30/4

TRỰC TIẾP: Tổng duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước mừng đại lễ 30/4

Sáng 27/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, tổng duyệt cấp Nhà nước Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra.
Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

Trong dịp kỷ niệm Thống nhất đất nước 30/4, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thu hút du khách đến thăm, cũng là dịp để người dân hiểu sâu hơn về lịch sử đất nước.
Hà Nội siết chặt phương tiện thủy khai thác cát trái phép

Hà Nội siết chặt phương tiện thủy khai thác cát trái phép

Hà Nội tăng cường kiểm tra, xử lý phương tiện thủy gắn thiết bị khai thác cát trái phép, bảo vệ an toàn giao thông và môi trường trên tuyến sông Hồng.
Thời tiết hôm nay 27/4: Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay 27/4: Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay 27/4, Nam Bộ tiếp tục có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35–36 độ, có nơi trên 36 độ, thời gian nóng kéo dài 12–15 giờ trong ngày.

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết biển hôm nay 27/4/2025: Gió chuyển hướng đông nam

Thời tiết biển hôm nay 27/4/2025: Gió chuyển hướng đông nam

Dự báo thời tiết biển hôm nay 27/4/2025, gió trên các vùng biển có cường độ yếu. Nhiều vùng biển gió chuyển hướng đông nam đến nam.
Ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về thành lập TP Bắc Ninh trực thuộc Trung ương

Ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về thành lập TP Bắc Ninh trực thuộc Trung ương

Văn phòng Trung ương Đảng vừa ban hành Thông báo ý kiến của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về báo cáo Đề án thành lập TP Bắc Ninh trực thuộc Trung ương.
Vài phác thảo về những người sinh năm 1975 làm việc trong ngành Công Thương

Vài phác thảo về những người sinh năm 1975 làm việc trong ngành Công Thương

Thế hệ sinh năm 1975 ngành Công Thương - từ mùa xuân lịch sử lớn lên, thắp sáng khát vọng hội nhập, sáng tạo và xanh hóa, góp phần dựng xây tương lai Việt Nam.
Xe container cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Xe container cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Tối 26/4, một xe container đang lưu thông trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn qua tỉnh Yên Bái) bất ngờ bốc cháy dữ dội, khiến giao thông bị ùn tắc cục bộ.

'Thủ phủ' thời trang Hà Nội bùng nổ ưu đãi dịp đại lễ 30/4

Hà Nội bước vào mùa lễ hội mua sắm sôi động, tại các phố thời trang, nhiều cửa hàng đồng loạt giảm giá sâu, kéo theo dòng người tấp nập đổ về săn hàng.
Minh bạch quảng cáo: Cần luật hóa trách nhiệm người nổi tiếng

Minh bạch quảng cáo: Cần luật hóa trách nhiệm người nổi tiếng

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, người nổi tiếng, nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm cần đặt trong khuôn khổ pháp luật một cách rõ ràng và nghiêm túc.
Xếp hàng tìm về mùa xuân lịch sử qua từng trang giai phẩm Báo Nhân Dân

Xếp hàng tìm về mùa xuân lịch sử qua từng trang giai phẩm Báo Nhân Dân

Những dòng người trẻ xếp hàng giữa lòng Hà Nội, nâng niu từng trang Báo Nhân Dân như tìm về mùa xuân lịch sử, nơi ký ức dân tộc mãi mãi tỏa sáng.
Chiến thắng 30/4: Ngọn lửa bất diệt trong lòng thế hệ trẻ

Chiến thắng 30/4: Ngọn lửa bất diệt trong lòng thế hệ trẻ

Chiến thắng 30/4 không chỉ là lịch sử, mà còn là ngọn lửa dẫn lối tinh thần, ý chí cho những người lính trẻ hôm nay tiếp bước dựng xây đất nước.
Diễn biến mới nhất vụ lật xe khách ở Tam Đảo

Diễn biến mới nhất vụ lật xe khách ở Tam Đảo

3 nạn nhân bị thương nặng trong vụ lật xe khách ở Tam Đảo ngày 26/4 đã được chuyển cấp cứu khẩn cấp về Bệnh viện Việt Đức.
Tìm ra Quán quân giải đua xe năng lượng trời Cao Thắng

Tìm ra Quán quân giải đua xe năng lượng trời Cao Thắng

Xe đua đội King-Lớp Cao đẳng Điện-Điện tử 24C Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng đã đoạt quán quân cuộc thi đua xe năng lượng trời (Solar E-car Challenge 2025).
Chiến thắng lịch sử 30/4: Chuyện kể từ đất nước ‘cực quang’

Chiến thắng lịch sử 30/4: Chuyện kể từ đất nước ‘cực quang’

Giai điệu “Tiến quân ca” vang lên hùng tráng giữa Stockholm như lời chúc mừng của người dân Thụy Điển với chiến thắng lịch sử 30/4 của Việt Nam.
Ngành xăng dầu: Bản anh hùng ca thầm lặng trong những bước ngoặt lịch sử

Ngành xăng dầu: Bản anh hùng ca thầm lặng trong những bước ngoặt lịch sử

Ngành xăng dầu Việt Nam đã bền bỉ viết nên bản hùng ca bất diệt, giữ dòng huyết mạch Tổ quốc thông suốt qua bom đạn, mở đường cho những chiến thắng lịch sử.
TikToker Phạm Thoại bất ngờ tái xuất sau gần 60 ngày

TikToker Phạm Thoại bất ngờ tái xuất sau gần 60 ngày 'vắng bóng'

Trưa 26/4, TikToker Phạm Thoại bất ngờ tái xuất sau gần 2 tháng “vắng bóng” trên các nền tảng mạng xã hội giữa ồn ào sao kê, minh bạch số tiền từ thiện.
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Ngày Thống nhất non sông

Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Ngày Thống nhất non sông

Từ phố cổ tới đại lộ, Hà Nội rực rỡ sắc cờ đỏ sao vàng, hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.
Thông tin về chế độ thanh niên xung phong giai đoạn 1965-1975

Thông tin về chế độ thanh niên xung phong giai đoạn 1965-1975

Theo đề xuất của Bộ Nội vụ tại dự thảo Nghị định, trợ cấp với thanh niên xung phong có thể nâng từ 540.000 đồng mỗi tháng lên một triệu đồng.
Thúc đẩy du lịch xanh: Cần đổi mới tư duy, hành động

Thúc đẩy du lịch xanh: Cần đổi mới tư duy, hành động

Du lịch xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu tất yếu. Việt Nam cần đổi mới tư duy, hành động thực chất để phát triển du lịch bền vững.
Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hơn 900 đại biểu tham dự lễ phát động Tháng hành động về an toàn lao động và Tháng công nhân tại thành phố Huế.
Hướng về đại lễ 30/4: Bản lĩnh Việt Nam qua lời các tướng lĩnh trong ‘Chân trần, Chí thép

Hướng về đại lễ 30/4: Bản lĩnh Việt Nam qua lời các tướng lĩnh trong ‘Chân trần, Chí thép'

Cuốn 'Chân trần, Chí thép' khắc họa bản lĩnh Việt Nam qua lời kể chân thực của các tướng lĩnh, làm sống lại một thời máu lửa với tinh thần quyết thắng.
Việt Nam giành 6 huy chương Vàng tại Olympic Toán học Turkmenistan

Việt Nam giành 6 huy chương Vàng tại Olympic Toán học Turkmenistan

Sáng 26/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, 6 thí sinh của Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic giao lưu Toán học Turkmenistan lần thứ 2 đều giành huy chương Vàng.
Chùm ảnh: Buổi sơ duyệt diễu binh, diễu hành phục vụ đại lễ 30/4

Chùm ảnh: Buổi sơ duyệt diễu binh, diễu hành phục vụ đại lễ 30/4

Tối ngày 25/4, đã diễn ra buổi sơ duyệt diễu binh, diễu hành cấp nhà nước nhằm chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Mobile VerionPhiên bản di động