Bảo tồn và phát triển làng nghề tại Thanh Hoá

Bài 3: Phát triển làng nghề gắn với du lịch cộng đồng

Các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phát triển bền vững không chỉ tạo ra nhiều việc làm mà còn giúp địa phương thúc đẩy du lịch cộng đồng.
Bài 1: Phát triển thiếu đồng bộ, chưa xứng với tiềm năng Bài 2: Nỗ lực, đổi mới đưa sản phẩm làng nghề ra thị trường lớn

Những năm gần đây, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng phát triển du lịch cộng đồng gắn với các sản phẩm từ các làng nghề, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế địa phương.

Nâng cao thu nhập cho người dân bản địa

Theo số liệu từ Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang duy trì và phát triển 39 nghề tiểu thủ công nghiệp, với tổng số 8.303 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh.

Trong đó, chế biến, bảo quản nông, lâm thủy sản 4.119 cơ sở; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 1.502 cơ sở; xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn 780 cơ sở; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ 2.054. Các cơ sở đã tạo việc làm cho khoảng 58.405 lao động, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Đáng chú ý, từ việc phát triển các sản phẩm làng nghề truyền thống, kết hợp với phong cảnh tự nhiên, nhiều địa phương đã đẩy mạnh việc phát triển du lịch cộng đồng và đã phát huy hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bài 3: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch cộng đồng
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa nâng cao thu nhập cho người dân bản địa, thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển

Tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái nơi đây, nghề dệt thổ cẩm truyền thống giờ đây là “bàn đỡ” nâng cao thu nhập cho người dân bản địa. Hiện nay, sản phẩm dệt thổ cẩm của làng nghề ở xã Lũng Niêm làm ra chủ yếu phục vụ cho khách du lịch đến địa phương thăm các khu du lịch sinh thái, khu du lịch cộng đồng như: Pù Luông, Bản Đôn, Bản Hiêu và Son Bá Mười.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Hà Thị Thoi, Bí thư Đảng ủy xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước cho biết: “Nghề dệt thổ cẩm truyền thống thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm đang tạo việc làm cho hơn 215 lao động, trong đó có 88 lao động là hội viên phụ nữ trực tiếp tham gia dệt thổ cẩm, còn lại là lao động tham gia gián tiếp. Toàn thôn Lặn Ngoài có 71 khung cửi dệt thổ cẩm và 13 điểm trưng bày sản phẩm. Chỉ tính từ đầu năm 2024 đến nay, đã có khoảng trên 600 lượt khách du lịch nước ngoài đến với thôn Lặn Ngoài để tham quan du lịch và mua các sản phẩm dệt thổ cẩm của làng nghề. Khách du lịch nước ngoài rất thích và mua nhiều sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống của làng nghề làm quà lưu niệm. Nhờ có nghề dệt thổ cẩm truyền thống, đời sống của đồng bào dân tộc nơi đây đã khá hơn rất nhiều, lượng khách du lịch đến với làng nghề ngày một đông”.

Bảo vệ sản phẩm làm ra từ các làng nghề

Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa, thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận, thương mai đối với các mặt hàng tiêu dùng, trong đó có các sản phẩm được làm ra từ các làng nghề truyền thống nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.

Đây cũng là một trong những yếu tố nhằm thúc đẩy các làng nghề phát triển, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương; đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Bài 3: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch cộng đồng
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đối với các mặt hàng tiêu dùng, trong đó có các sản phẩm được làm ra từ các làng nghề truyền thống nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Lê Thế Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong năm 2023 và đầu năm 2024, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh tuy không nổi cộm nhưng vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Trong đó tập trung các mặt hàng như: Quần áo, giày dép, đồ gia dụng, đồ điện tử, phụ tùng xe máy... Đối với sản phẩm từ các làng nghề truyền thống, tình trạng hàng giả, hàng nhái ít xuất hiện.

Để bảo đảm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã triển khai ký cam kết không bày bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ các sản phẩm từ làng nghề truyền thống.

“Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa cũng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường, lực lượng Quản lý thị trường đã lồng ghép công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích, phổ biến pháp luật đến các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong các làng nghề để nắm được các quy định của pháp luật khi tham gia sản xuất, kinh doanh. Qua đó, góp phần tự bảo vệ các sản phẩm của mình, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các làng nghề truyền thống” - ông Lê Thế Anh nhấn mạnh.

Giải pháp phát triển bền vững các làng nghề

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Phạm Bá Oai, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa cho rằng: Để phát triển các làng nghề phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái; phát huy giá trị văn hóa, nâng cao giá trị sản phẩm gắn liền với phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, phải du nhập và duy trì phát triển nghề nghề mới; duy trì và phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp hiện có; ưu tiên bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống.

Trong thời gian tới, Thanh Hóa sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp. Cụ thể, phải tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ xét phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ; thực hiện bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh và tham gia bình chọn cấp khu vực và cấp Quốc gia. Chỉ đạo, hướng dẫn cấp huyện, các cơ sở sản xuất xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, thương hiệu hàng hóa; đổi mới công nghệ, thiết bị. Tiếp tục hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn mác cho các sản phẩm làng nghề làm ra.

Bài 3: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch cộng đồng
Khách du lịch chọn mua các sản phẩm dệt thổ cẩm của thôn Lặn Ngoài (huyện Bá Thước)

Bên cạnh đó, cần hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, đặc biệt là những nghề truyền thống, nghề có khả năng phát triển độc lập và các nghề gắn với phát triển du lịch; mạnh dạn ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất như chế biến nguyên liệu, trang bị máy móc, các dụng cụ cầm tay tinh xảo, sử dụng các loại hàng hoá và chất liệu mới, kĩ thuật bảo quản, đóng gói sản phẩm để tạo ra sản phẩm đa dạng, phong phú về chủng loại, độc đáo về kiểu dáng; đồng thời tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương và của tỉnh như: Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn; tổ chức tham gia các chương trình do các bộ, ngành, hiệp hội chủ trì tổ chức định kỳ; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và phát triển thị trường bằng các hình thức: Xây dựng trang Website, phát hành các bản tin giới thiệu sản phẩm tiểu thủ công nghiệp; phát huy vai trò của Trung tâm Khuyến công và tiết kiệm năng lượng về thực hiện chương trình khuyến công Trung ương và địa phương; tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động làm nghề tiểu thủ công nghiệp, phát huy hiệu quả sử dụng lao động sau đào tạo.

Có thể thấy, tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để đưa các làng nghề truyền thống trên địa bàn phát triển bền vững gắn với du lịch cộng đồng. Thúc đẩy các làng nghề truyền thống phát triển bền vững, người dân địa phương cũng sẽ giữ được nét đẹp văn hóa riêng của từng đồng bào dân tộc, vùng miền; tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Hoàng Minh - Quốc Huy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tối 2/4, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025 với hơn 250 gian hàng được quảng bá, giới thiệu.
Thái Nguyên: Người dân

Thái Nguyên: Người dân 'cầu cứu' nâng cấp Quốc lộ 37

Quốc lộ 37 đoạn Km96 đến Km100+875 đã quá tải, xuống cấp, không còn phù hợp với nhịp phát triển kinh tế - xã hội hiện tại của Thái Nguyên.
Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Tỉnh Bình Thuận đang triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, tạo mặt bằng sạch để thu hút các nhà đầu tư.
Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh

Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh 'nát như tương'

Hàng nghìn lượt xe tải hạng nặng lưu thông mỗi ngày khiến các con đường 'huyết mạch' vào Khu kinh tế Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) xuống cấp trầm trọng.
Quảng Bình: Quyết liệt gỡ vướng dự án cầu vượt Đồng Hới

Quảng Bình: Quyết liệt gỡ vướng dự án cầu vượt Đồng Hới

Dự án cầu vượt đường sắt Đồng Hới chậm tiến độ do vướng mắc giải phóng mặt bằng. Tỉnh Quảng Bình đang nỗ lực tháo gỡ để sớm hoàn thành công trình.

Tin cùng chuyên mục

TP.Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm

TP.Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm

Trong quý I/2025, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP. Hồ Chí Minh tăng 7,51% so với cùng kỳ, đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ từ năm 2020 đến nay.
Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh

Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh

Trong lịch sử hình thành, Long An và Tây Ninh từng là một phần của phủ Gia Định. Hiện nay, 2 tỉnh ưu tiên phát triển công nghiệp và nông nghiệp công nghiệp cao.
Vì sao Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính Bình Định - Gia Lai?

Vì sao Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính Bình Định - Gia Lai?

Trước bối cảnh sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, Bộ Xây dựng đã chính thức đề xuất chọn Khu kinh tế Nhơn Hội làm trung tâm hành chính mới.
Điện lực Nghệ An đồng hành cùng doanh nghiệp

Điện lực Nghệ An đồng hành cùng doanh nghiệp

Với sự đoàn kết, nỗ lực và quyết tâm cao, Công ty Điện lực Nghệ An đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.
TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 3: Những con người làm rạng danh thành phố

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 3: Những con người làm rạng danh thành phố

TP. Hồ Chí Minh không chỉ lưu giữ những dấu ấn lịch sử mà còn là nơi hun đúc những con người kiệt xuất, đầy trí tuệ, nghị lực, giàu lòng yêu nước và nghĩa hiệp.
Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt

Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt

Thời gian qua, Sở Công Thương Ninh Thuận đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của dự án điện hạt nhân.
Xuyên đêm thu hồi trụ điện dự án đường Dương Quảng Hàm

Xuyên đêm thu hồi trụ điện dự án đường Dương Quảng Hàm

Trong vài ngày tới, ngành điện TP. Hồ Chí Minh sẽ hoàn thành việc thu hồi trụ điện trong phạm vi dự án mở rộng, nâng cấp đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp.
Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bình Thuận

Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bình Thuận

Năm 1976, Bình Thuận sáp nhập với Bình Tuy và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải. Đến năm 1991, tỉnh Thuận Hải tách thành 2 tỉnh là Ninh Thuận và Bình Thuận.
Đà Nẵng: Tạm dừng xét tuyển viên chức Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại

Đà Nẵng: Tạm dừng xét tuyển viên chức Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại

Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng tạm dừng việc xét tuyển viên chức tại Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại trực thuộc Sở năm 2024.
TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 2: Văn hóa hội tụ, bản sắc thăng hoa

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 2: Văn hóa hội tụ, bản sắc thăng hoa

Nếu coi đô thị là một thực thể sống và luôn phát triển thì những “bản sắc văn hóa” của đô thị chính huyết mạch của thực thể đó.
Đắk Nông: Xuất khẩu cà phê vượt biên giới, chinh phục thị trường khó tính

Đắk Nông: Xuất khẩu cà phê vượt biên giới, chinh phục thị trường khó tính

Hiện nay, cà phê Đắk Nông đã xuất khẩu đến 35 quốc gia trên thế giới, khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế.
Nhà máy rác Côn Đảo: Nhiều vướng mắc cần được làm rõ

Nhà máy rác Côn Đảo: Nhiều vướng mắc cần được làm rõ

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang kêu gọi nhà đầu tư cho dự án Nhà máy xử lý rác Côn Đảo. Nhà máy này sẽ được xây dựng trên diện tích 1,92 ha đất rừng đặc dụng?
Đồng Nai: Thêm một huyện được duyệt kế hoạch sử dụng đất

Đồng Nai: Thêm một huyện được duyệt kế hoạch sử dụng đất

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Long Thành.
Quảng Bình: Đón chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Đài Bắc

Quảng Bình: Đón chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Đài Bắc

Tối ngày 31/3, chuyến bay VJ7173, TPE-VDH cất cánh từ sân bay quốc tế Đài Bắc lúc 16h40 đã đến Cảng hàng không Đồng Hới vào lúc 19h40 với 38 hành khách
Giá vé tàu, máy bay dịp lễ tăng cao vẫn hết sớm

Giá vé tàu, máy bay dịp lễ tăng cao vẫn hết sớm

Ghi nhận tại Nghệ An, giá vé tàu, máy bay đi, đến từ địa phương này trong dịp lễ 30/4 – 1/5 đều tăng, trong đó, hành khách lựa chọn đi tàu tăng cao.
Trà Vinh, Vĩnh Long: Hai lần sáp nhập tỉnh, hai tên khác nhau

Trà Vinh, Vĩnh Long: Hai lần sáp nhập tỉnh, hai tên khác nhau

Trong quá khứ, Trà Vinh và Vĩnh Long từng hai lần sáp nhập tỉnh với hai tên là tỉnh Vĩnh Trà (giai đoạn 1951 - 1954) và tỉnh Cửu Long (giai đoạn 1976 - 1991).
Thanh Hóa: Không để tình trạng

Thanh Hóa: Không để tình trạng 'chạy chọt', 'lợi ích nhóm' khi sắp xếp bộ máy

Thanh Hóa quyết không để xảy ra tình trạng 'chạy chọt', 'lợi ích nhóm', tham nhũng, tiêu cực khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.
Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Kết thúc quý I, Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Tiền Giang, đạt gần 20 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
300 vận động viên đạp xe xuyên biên giới: Gắn kết hữu nghị Việt - Trung

300 vận động viên đạp xe xuyên biên giới: Gắn kết hữu nghị Việt - Trung

300 vận động viên Việt Nam -Trung Quốc đạp xe qua biên giới từ cửa khẩu Động Trung (Trung Quốc)- Hoành Mô (Việt Nam) đến huyện Bình Liêu, Quảng Ninh.
Lịch cắt điện Tiền Giang từ ngày 1-3/4/2025 mới nhất

Lịch cắt điện Tiền Giang từ ngày 1-3/4/2025 mới nhất

Cập nhật lịch cắt điện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày 1/4 đến 3/4/2025, cập nhật mới nhất từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Mobile VerionPhiên bản di động