Đầu tư Du lịch Quảng Bình: Cần tầm nhìn xa để phát triển mạnh

Bài 3: Du lịch Quảng Bình: Quy hoạch và đầu tư cần tầm nhìn xa

Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển hạ tầng du lịch tỉnh Quảng Bình cần những “con sếu đầu đàn” để dẫn dắt phát triển xa hơn, mạnh hơn…

Bài 1: Đầu tư du lịch - nhiệm vụ ưu tiên, cơ chế quyết liệt Bài 2: Nhận diện đúng, đầu tư mạnh tiềm năng nổi bật, khác biệt

Cần tầm nhìn xa, giải pháp đột phá

Ở góc nhìn của chuyên gia quy hoạch, KTS. Trần Ngọc Chính - Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam đánh giá: Du lịch tỉnh Quảng Bình là điểm đến an toàn, hấp dẫn, khác biệt. Tuy vậy, thời gian qua, việc phát triển hạ tầng du lịch tại tỉnh Quảng Bình còn một số hạn chế, bất cập…

Để phát triển du lịch Quảng Bình, ông Chính nhấn mạnh, cần đảm bảo tính hiệu quả và bền vững, công tác quy hoạch và đầu tư phát triển hạ tầng du lịch cần có tầm nhìn xa hơn và có những giải pháp đột phá.

Trước hết, theo KTS. Trần Ngọc Chính: Cần xem xét, điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải gắn với phát triển du lịch, dựa vào các cụm du lịch đã được quy hoạch. Hiện đại hóa mạng lưới giao thông công cộng tại các khu, điểm du lịch; nâng cao chất lượng các loại hình vận tải, mở rộng một số đường bay quốc tế để phát triển du lịch.

Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, mở rộng cảng hàng không Đồng Hới; hoàn thiện kết cấu hạ tầng cảng biển tại khu vực Hòn La, cảng Gianh và hệ thống bến thuyền du lịch sông Gianh và sông Nhật Lệ. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ; tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông tại các cụm du lịch, khu vực động lực phát triển du lịch, khu vực thuộc quy hoạch Khu du lịch quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và các khu vực có tiềm năng du lịch…

Bài 3: Du lịch Quảng Bình: Quy hoạch và đầu tư cần tầm nhìn xa
Khám phá Quảng Bình - Ảnh: CTV

Bên cạnh đó, cần tập trung đầu tư xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú. Với chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, rất nhiều người có khả năng đi du lịch nên số lượng du khách ngày càng nhiều, nhu cầu lưu trú lại càng tăng, đặc biệt là các cơ sở lưu trú đáp ứng cho nhiều nhu cầu khác nhau của mọi đối tượng. Bên cạnh đó cần có hành lang pháp lý, chính sách, môi trường đầu tư thông thoáng nhằm thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch nhất là hệ thống cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại cao cấp.

Hơn nữa, cần điều chỉnh quy hoạch, phát triển thêm các điểm, vùng du lịch sinh thái, đảm bảo đủ và có chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thủy sản phục vụ tốt nhu cầu khách du lịch, đồng thời nghiên cứu xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch. Ngoài ra, cần đẩy mạnh phát triển các làng nghề theo hướng liên kết phát triển du lịch, phát triển các mô hình “homestay và farmstay” trong một số làng nghề truyền thống điển hình nhằm tạo nên sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến tham quan, lưu trú.

Tiếp theo, cần xác định những cụm tuyến di sản văn hóa tiêu biểu có khả năng đưa vào khai thác du lịch để tập trung nguồn lực đầu tư cho việc cải tạo, bảo tồn và gắn với phát triển du lịch.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương nằm trên tuyến hành lang du lịch, xem xét cải cách thủ tục hành chính xuất nhập cảnh, tạo điều kiện cho du khách quốc tế từ Lào, Thái Lan, Myanmar có điều kiện thuận lợi nhất đến Quảng Bình và ngược lại. Nâng cao hiệu quả các mô hình liên kết hiện tại, như: mô hình 4 tỉnh “Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa”, mô hình 3 tỉnh “Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”.

Bài 3: Du lịch Quảng Bình: Quy hoạch và đầu tư cần tầm nhìn xa
Động Thiên Đường - điểm khám phá thú vị

Tiếp đến, cần đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch; xây dựng, định vị thương hiệu du lịch Quảng Bình gắn với những hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc.

Điều cần thiết nữa, phải xây dựng các cơ sở đào tạo để nâng cao năng lực điều hành, quản lý hướng đến phong cách, chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, tạo phong cách riêng thu hút thêm nhiều khách lưu trú, thời gian lưu trú làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp.

“Đặc biệt là cần sớm được phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề làm cơ sở xây dựng các quy hoạch cấp dưới, các quy hoạch chuyên ngành. Trên cơ sở đó cần tiến hành rà soát, triển khai lập và xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm phát triển du lịch để xây dựng các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch theo từng giai đoạn”, KTS. Trần Ngọc Chính nhấn mạnh.

Hoàn thiện cả hạ tầng “cứng” lẫn hạ tầng “mềm”

Là một chuyên gia kinh tế, từng là Trưởng nhóm tư vấn phát triển vùng duyên hải miền Trung, Tiến sĩ Trần Du Lịch – Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia nhấn mạnh: Tỉnh Quảng Bình phải phát triển, hoàn thiện cả hạ tầng “cứng” lẫn hạ tầng “mềm” để trở thành điểm đến du lịch toàn cầu.

Bài 3: Du lịch Quảng Bình: Quy hoạch và đầu tư cần tầm nhìn xa
Sức hút bờ biển Quảng Bình

Theo TS Trần Du Lịch, để giải quyết được vấn đề này, tỉnh Quảng Bình phải hoàn thiện cả hạ tầng “cứng” lẫn hạ tầng “mềm”. Theo đó, về hạ tầng cứng, tỉnh Quảng Bình phải thu hút được dòng vốn đầu tư có chất lượng. Trong đó, phải thu hút được những nhà đầu tư lớn – những con sếu đầu đàn. Sự hấp dẫn của thị trường du lịch chỉ được tạo dựng từ bước chân của những con sếu đầu đàn, từ đó tạo sức lan toả không chỉ cho thị trường du lịch mà còn cơ hội cả thị trường bất động sản toàn tỉnh.

“Trong thời gian qua lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã chú trọng mời gọi các nhà đầu tư lớn và điều này cần được chú trọng hơn nữa, đặc biệt là trong việc định hình các dự án có quy mô lớn trước hết là để tự tạo ra thị trường, sau là để thúc đẩy thị trường. Tuy nhiên, chỉ nên giao diện tích lớn cho các nhà đầu tư có quy hoạch mang ý tưởng chiến lược, giám sát chặt chẽ việc sử dụng đất, tránh việc cắt xén, quy mô nhỏ. Với một không gian rộng lớn sẽ đủ để nhà đầu tư phác thảo ra nhu cầu của thị trường, thoả mãn nhu cầu trải nghiệm vẻ đẹp của Phong Nha – Kẻ Bàng, đồng thời nghỉ dưỡng thoải mái tại các khu nghỉ dưỡngvà khách sạn cao cấp. Tỉnh Quảng Bình cũng cần tránh tình trạng ồ ạt cấp phép các dự án, đặc biệt là các dự án có quy mô nhỏ lẻ nhưng không dự báo, tính toán kỹ về quy hoạch, nhu cầu sử dụng dẫn đến thiếu hiệu quả”, TS Trần Du Lịch đề cập.

Tỉnh Quảng Bình có thể “định vị” được thương hiệu cho riêng mình trong thu hút đầu tư, phát triển du lịch mạo hiểm, nghỉ dưỡng. Tuy vậy, để thu hút dòng vốn và hấp thụ vốn đầu tư hiệu quả thì cần xem giao thông như là mạch máu của cơ thể, xem trọng xây dựng hoàn thiện hạ tầng giao thông, để tạo ra sự đột phá. Trong đó, bên cạnh tuyến đường ven biển cần ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông cho phía Tây tỉnh để phát triển du lịch trên cả 2 cực tăng trưởng, trong đó Phong Nha – Kẻ Bàng là cực tăng trưởng phía Tây đối trọng với thành phố Đồng Hới ở phía Đông, phát triển lan tỏa đến các điểm du lịch khác khác.

Bài 3: Du lịch Quảng Bình: Quy hoạch và đầu tư cần tầm nhìn xa
Du khách muốn lưu lại những hình ảnh đẹp khi đến Quảng Bình

Chú trọng liên kết vùng - yêu cầu trong phát triển hiện nay và là giải pháp hữu hiệu để luân chuyển áp lực quá tải hạ tầng địa phương. Cần chủ động tiếp xúc, trao đổi cụ thể giữa du lịch Quảng Bình với các địa phương lân cận trong vùng là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và trung tâm phân phối khách ở miền Trung là thành phố Đà Nẵng làm tốt 03 chức năng chính về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch: quy hoạch; cung cấp dịch vụ hạ tầng và bảo đảm an ninh trật tự để tạo lập cơ chế môi trường thuận lợi cho các chủ thể chính trong hoạt động liên kết là doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần chú trọng phát triển đồng bộ hạ tầng “mềm” và chuyển đổi số ngành du lịch. Hạ tầng “mềm”, trong đó nguồn nhân lực và quản trị du lịch mới là thách thức lớn nhất của ngành du lịch Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng. Việc đầu tư đào tạo những người làm du lịch chuyên nghiệp khó hơn nhiều so với việc đầu tư xây dựng cơ sở du lịch. Hướng tới du lịch đẳng cấp cao, thì nguồn nhân lực chất lượng cao càng thách thức lớn hơn.

Du lịch toàn cầu ngày nay đang tận dụng lợi thế của công nghệ số. Ngành du lịch tỉnh Quảng Bình cần đi đầu trong phát triển chính quyền số, xã hội số, doanh nghiệp số.

“Du lịch là sự kết nối con tim, Vì vậy phải xây dựng môi trường, người dân để chinh phục được trái tim khách đến. Một du khách cũng là một đại sứ về thương hiệu cho du lịch tỉnh Quảng Bình”, TS Trần Du Lịch chia sẻ.

Xuân Hoài
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Quảng Bình

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Được thành lập từ năm 2019 nhưng đến nay Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc (Thanh Hóa) đang chậm tiến độ kéo dài vì vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hữu Lũng Đinh Đức Chính được điều động, bổ nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Tại Đồng Nai, nắng nóng kéo dài khiến lượng tiêu thụ điện cho sinh hoạt trên địa bàn tỉnh liên tục theo đà tăng.
Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định đã đăng ký 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực phía Bắc năm 2024.
Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã dồn sức người và sức của, chi viện cho các mặt trận, đóng góp vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Vượt qua nhiều thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Điện Biên sau những năm đổi mới.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thúc đẩy và hồi phục hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung các giải pháp trọng tâm, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Trong Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương này sẽ thực hiện nhiều dự án trọng điểm.
Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

100% đại biểu đã biểu quyết thông qua 15 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm là những giải pháp mà Bắc Kạn thực hiện để mở rộng thị trường cho hàng Việt, nông sản đặc trưng của tỉnh.
Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Đặng Văn Minh.
Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Ngày 6/5, tỉnh Bắc Ninh đã công bố các quyết định về điều động, bổ nhiệm đối với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bí thư Huyện ủy Yên Phong.
Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Tại Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024, người dân có thể "thả ga" mua sắm tại hàng chục gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP được bày bán.
Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

UBND TP. Hà Nội dự kiến tổ chức Triển lãm: Những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của TP. Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển (1954 - 2024).
Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

UBND tỉnh Nam Định đã yêu cầu các đơn vị liên quan trong tỉnh tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên đã gửi thư cảm ơn tới Báo Công Thương vì đã góp phần tích cực trong quảng bá về Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Lai Châu: Tặng bằng khen 70 đoàn viên tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2024

Lai Châu: Tặng bằng khen 70 đoàn viên tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2024

Sáng nay (6/5), Liên đoàn Lao động tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến nhân Tháng Công nhân năm 2024.
Thanh Hóa: Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Sáng ngày 6/5/2024, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ khai mạc “Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Quảng Bình: Tiến độ dự án đường ven biển chậm vì mặt bằng bị ngắt quãng

Quảng Bình: Tiến độ dự án đường ven biển chậm vì mặt bằng bị ngắt quãng

Dự án Thành phần 1 - Đường ven biển Quảng Bình hiện nay đang gặp một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thi công, đặc biệt là mặt bằng bị ngắt quãng.
Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Nhằm hướng về đoàn viên, chăm lo tốt cho người lao động, tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.
Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định công nhận thành phố Nam Định (dự kiến mở rộng địa giới hành chính) là đô thị loại II.
Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Chuỗi giá trị về mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp mà Hùng Nhơn xây dựng tại Tây Ninh ước tính có giá trị doanh thu đến 5 tỷ USD vào năm 2030.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Các tiểu thương chợ truyền thống đang phải gồng mình để cạnh tranh với tình trạng chợ cóc, bán hàng rong chứ không phải các mô hình tiên tiến khác.
Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Lạng Sơn tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt các dự án trọng điểm.
Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Thái Nguyên và các chủ thể sản phẩm OCOP chủ trương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh, xuất khẩu bằng nhiều hình thức.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động