Phòng, chống “diễn biến hòa bình” trong lĩnh vực công thương

Bài 3: Cần thay đổi chiến thuật và phương thức tác chiến

Để chiến thắng được kẻ thù, chúng ta cần phải thay đổi chiến thuật và phương thức tác chiến.
Ngành Công Thương: Không chấp nhận phương thức tăng trưởng thiếu tính bền vữngBài 1: “Biến thể” mới của “Diễn biến hòa bình” Bài 2: Lĩnh vực công thương là một trong những trọng điểm của chiến lược “diễn biến hòa bình”

Những thành tựu gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế đã tăng cường vị thế, uy tín, tiềm lực, thực lực và sức mạnh tổng hợp của đất nước ta, Nhưng cũng vì thế mà các đối tượng thù địch lại càng thêm hằn học. Vì vậy, đấu tranh phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” (DBHB) càng trở nên gay go, quyết liệt.

Bài 3: Cần thay đổi chiến thuật và phương thức tác chiến

Từ sự gợi ý và chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng…

Cách đây hơn 1 năm, tại Hội nghị quán triệt, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Ban Chỉ đạo của Bộ Công Thương về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch (Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương) tổ chức vào ngày 25-3- 2022 đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương đã nhấn mạnh 3 mục tiêu mà Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương cần tập trung nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện:

Thứ nhất, phải xác định được những vấn đề trọng tâm cần giải quyết

Thứ hai, phải cung cấp được các thông tin chính thống, kịp thời những quan điểm, đường lối, chủ trương, giải pháp của ngành.

Thứ ba, phải tập trung vào những vấn đề xã hội quan tâm.

Thực hiện ba mục tiêu nói trên sẽ góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong chiên lược DBHB ngành công thương.

Thực hiện sự gợi ý và chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng, trong hơn một năm qua, các thành viên của Ban chỉ đạo 35 Bộ Công Thương đã thường xuyên, liên tục, lúc quyết liệt, lúc âm thầm tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là làm thất bại chiến lược DBHB trong lĩnh vực công thương. Trên cơ sở quy chế phối hợp công việc, chương trình công tác cả năm, Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương đã phối hợp với Đảng ủy Bộ, các đơn vị thuộc Bộ tổ chức lồng ghép việc quán triệt về chủ trương, đường lối, kỹ năng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch để nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức và người lao động ngành Công Thương, nhất là cấp lãnh đạo, đảng viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao.

Báo Công Thương, cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương, diễn đàn của giới công thương Việt Nam đã mở chuyên mục “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”, tập hợp được rất nhiều chuyên gia, nhà qua khoa học uy tin trong nước và nước ngoài cộng tác. Đặc biệt, báo đã đăng tải được nhiều bài viết có nội dung phòng chống chiến lược DBHB trên cả báo in và báo điện tử. Website của Bộ Công Thương, Tạp chí Công Thương và nhiều website thuộc Bộ Công Thương cũng đã đăng tải các bài viết sắc sảo liên quan đến nhiệm vụ phòng, chống DBHB.

Các thành viên Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương, Tổ Thư ký, Nhóm cộng tác viên của Ban chỉ đạo 35 Bộ Công Thương đã thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, bài viết về hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong Bộ để làm công tác “Xây” , đồng thời phối hợp với các đơn vị truyền thông trong và ngoài Bộ để có những nội dung, hình thức phản bác các quan điểm sai trái của thế lực thù định (nhiệm vụ “Chống”).

Ban Chỉ đạo 35 của Bộ Công Thương cũng phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương, Ban chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương, Ban chỉ đạo 35 các bộ, ngành, địa phương trong việc cung cấp, chia sẻ thông tin đăng tải trên website, cung cấp thông tin chính thống tới các cơ quan báo chí, định hướng tới đội ngũ phóng viên về những nội dung, vấn đề nóng của ngành công thương, qua đó định hướng được dư luận hiểu đúng, hiểu rõ và chính xác những công việc và công tác chỉ đạo điều hành của Bộ. Nhờ vậy mà các vấn đề “nóng” của ngành công thương được xã hội quan tâm như quản lý điều hành kinh doanh xăng dầu, vướng mắc xuất khẩu hàng nông sản qua biên giới; đảm bảo cung cầu hàng hóa trong thời gian đại dịch COVID-19 … đã được thông tin một cách công khai, minh bạch, trách được sự lợi dụng của các thế lực thù địch trong chiến lược DBHB.

Đến sự chung sức, đồng lòng của toàn ngành và cả xã hội

Việt Nam vẫn là tiêu điểm, vẫn hội tụ đủ các yếu tố là trọng tâm chống phá của những thủ đoạn mới mới trong chiến lược DBHB. Bởi lẽ, là một nước xã hội chủ nghĩa luôn tiên phong trong phong trào độc lập dân tộc, không chịu lệ thuộc vào bên ngoài, Việt Nam nắm giữ vị trí địa kinh tế - chính trị - quân sự chiến lược quan trọng trong khu vực, lại nằm ở vị trí địa - chiến lược, trung tâm của cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn.

Trong “biến thể mới” của chiến lược DBHB dành cho Việt Nam, các đối tượng thù địch và cơ hội chính trị sẽ tập trung nhiều vào lĩnh vực công thương bởi đây là lĩnh vực liên quan nhiều đến đời sống của người dân, lĩnh vực xương sống của nền kinh tế, lĩnh vực mang yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế trong tương lai.

Để bảo đảm sự thắng lợi của cuộc đấu tranh phòng, chống DBHB trong lĩnh vực công thương, phải cần đến sự chung sức, đồng lòng của toàn ngành và cả xã hội. Trong đó cần phải thay đổi chiến thuật và phương thức tác chiến. Đặc biệt, cần tiếp tục tăng cường các giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng, chủ động định hướng tư tưởng, có biện pháp uốn nắn những lệch lạc, sai trái trong nội bộ; tăng cường khả năng tự “đề kháng” của đội ngũ cán bộ, đảng viên trước những quan điểm sai trái, thù địch.

Chiến thuật mới phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa “bảo vệ” và “đấu tranh”, giữa “xây” và “chống”; trong đó, cần xác định “xây là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, chống là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách”. Muốn vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, tạo thành thế trận ngày càng hoàn thiện; tiên phong, đi đầu trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên cả ba phương diện: Tuyên truyền, nhận diện và trực tiếp đấu tranh, xử lý.

Để “Xây” tốt, cần phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, lề lối, tác phong làm việc khoa học, hiệu quả; nâng cao tính chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; tinh thần trách nhiệm nêu gương của tập thể cấp ủy; đảm bảo vai trò hạt nhân và lãnh đạo toàn diện của tổ chức đảng. Đổi mới công tác tuyên truyền, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để nâng cao tính giáo dục, thuyết phục, tính chiến đấu trong Đảng,làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấm nhuần chủ trương chung, thống nhất nhận thức và hành động. Các cơ quan, đơn vị trong ngành phải giải quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề nóng, bức xúc. Lãnh đạo cơ quan, đơn vị cần tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Để “Chống” kịp thời, hiệu quả, cần làm trong sạch bộ máy nội bộ; tăng cường cơ chế tự kiểm tra, giám sát, tự phát hiện, tự phòng ngừa, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi kịp thời tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với tinh thần “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”. Thường xuyên duy trì và nâng cao chất lượng chuyên mục “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” trên Báo Công Thương, Cổng Thông tin điện tử Bộ Công thương, Tạp chí Công Thương và các trang thông tin điện tử của đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương để chủ động xây dựng hình ảnh tốt đẹp của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị; đa dạng các bài phân tích, bình luận, phê phán, phản bác các thông tin xấu, độc, quan điểm sai trái của thế lực thù địch, phần tử cơ hội.

Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang lợi dụng DBHB trên lĩnh vực kinh tế thông qua khuếch đại nạn tham nhũng, lãng phí và xem đó là mảnh đất màu mỡ để tồn tại. Vì vậy, cần phải tiến hành tốt công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên ngành công thương nói riêng và cả nước nói chung. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm trong toàn ngành và toàn xã hội. Xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm công tác quản lý kinh tế - tài chính; chú trọng giải quyết nợ công, xử lý nợ xấu, thu hồi tài sản nhà nước thất thoát do tham nhũng, lãng phí… Gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Dự báo, những năm tới, các thế lực thù địch vẫn sẽ tiếp tục chống phá cách mạng Việt Nam bằng những chiêu trò, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, trong đó có lĩnh vực công thương. Với những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vưc này, với sự chung sức đồng lòng của toàn ngành và toàn xã hội, chúng ta tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chiến lược DBHB của các thế lực thù địch sẽ bị đánh bại/.

Đại tá, nhà báo Đỗ Phú Thọ (Ban chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, tạo điều kiện đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

VietnamPlus trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ trao giải Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024.
Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Sợ trách nhiệm là một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng, phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên".
Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Gõ từ khóa “sợ trách nhiệm”, chúng ta sẽ nhận được hàng nghìn kết quả, trong đó có hàng trăm bài viết, phóng sự bàn luận dưới nhiều bàn luận, góc nhìn.
Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Đổi mới sáng tạo được xem là con đường để nhanh chóng tận dụng được sức mạnh của khoa học – công nghệ 4.0 rút ngắn khoảng cách đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Những điển hình cách làm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp chính là khai mở dư địa tiềm năng, hiện thực hóa khát vọng đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Đổi mới sáng tạo đi cùng các đột phá chiến lược là chủ trương lớn của Đảng ta, con đường ngắn nhất đưa Việt Nam tới phồn vinh, hạnh phúc.
“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.
Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được nêu rõ tại Quy định số 144-QĐ/TW được xem là kim chỉ nam cho mỗi hành động, việc làm.
Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

‘Xâm lăng văn hóa’ là một thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã ráo riết triển khai nhằm thực hiện chiến dịch phá hoại tư tưởng đối với nước ta.
Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cuộc thi chính luận “Về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” lần thứ tư, năm 2024 đã được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Tổ chức phản động Việt Tân đã nhanh chóng lợi dụng việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường để xuyên tạc thô bạo tình hình Việt Nam.
Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Suốt hơn 2000 năm lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn lấy phương châm nhập thế và phát huy tinh thần "Đạo pháp bất ly thế gian pháp" làm giá trị cốt lõi.
Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Lợi dụng sự phong phú, bao dung của giới luật Phật giáo để thủ lợi...thì cần phải lên án và có sự điều chỉnh của pháp luật ở tư cách công dân của người tu hành.
Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách đúng đắn về Phật giáo ở Việt Nam.
Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Thay vì hướng tới việc xiển dương chính pháp, một số chư tôn tịnh đức đã lạc lối vào việc truyền bá các hành vi mê tín, thương mại hóa các nghi lễ tôn giáo.
Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Nhiều chức sắc tôn giáo và cả những người mạo danh nhà tu hành đã có các việc làm trái đời ngược đạo, gây tổn hại tới thanh danh Phật giáo…
Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo luôn nằm trong số những vấn đề quan trọng nhất của mỗi quốc gia, là tài sản tinh thần không thể thiếu vắng trong mọi giai đoạn phát triển.
Không công khai do sợ sai

Không công khai do sợ sai

Công khai, minh bạch là một giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh đạo, quản lý điều hành để khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng.
Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động