Nhiều bất cập sau sắp xếp đổi mới các công ty lâm nghiệp ở Tây Nguyên theo Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị:

Bài 3 - Cần sớm sửa đổi chính sách trước khi… quá muộn

Trong bối cảnh nguy cơ mất rừng luôn hiện hữu, các cấp ngành cần sớm sửa đổi chính sách quản lý, bảo vệ rừng mới mong giữ chân cán bộ kiểm lâm.
Bài 1- Vì sao “tụt dốc” sau khi sắp xếp lại?

Công việc của hàng nghìn quản lý bảo vệ rừngTây Nguyên hết sức nặng nhọc, vất vả, nguy hiểm rình rập. Thế nhưng, chế độ, lương bổng cho lực lượng bảo vệ rừng thì chưa tương xứng, thậm chí được ví là “ăn cám" để "giữ vàng”. Trong bối cảnh nguy cơ mất rừng luôn hiện hữu, các cấp ngành cần sớm thay đổi chính sách quản lý, bảo vệ rừng, mới mong giữ chân cán bộ ngành lâm nghiệp hiện tại và tuyển dụng thêm nguồn nhân lực.

Loay hoay thử nghiệm phương án tạo nguồn thu

Để có kinh phí trang trải cho hoạt động của đơn vị, cải thiện đời sống người lao động, nhiều công ty đã có những tính toán, xây dựng cho mình lối đi riêng trong việc phát triển kinh tế rừng. Thế nhưng, tất cả chỉ mới dừng lại ở mức vừa làm, vừa thử nghiệm chứ chưa có đơn vị nào dám khẳng định là sẽ thành công.

Hiện nay, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Đại Thành, ở tỉnh Đắk Nông đã cố gắng xoay xở, hoạt động sản xuất. Nói về chuyện làm kinh tế của công ty, ông Phan Bá Nhã, Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty cho biết, hiện nay, việc khai thác từ rừng chỉ có tre nứa, lồ ô, nhưng số lượng không đáng kể, sau khi trả hết chi phí chỉ còn khoảng 15% lợi nhuận với hơn 100 triệu đồng.

Bài 3 - Cần sớm sửa đổi chính sách trước khi… quá muộn
Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên phối hợp với người dân trồng cây mắc ca để nâng độ che phủ của rừng, cải thiện đời sống của người dân, hạn chế họ tác động đến rừng tự nhiên

Đơn vị cũng đã tính đến chuyện trồng cây dược liệu nhưng không có vốn để thực hiện, “tay không khó bắt được giặc".

Bên cạnh đó, từ khi chuyển từ mô hình lâm trường sang công ty, đơn vị đã trồng được 147ha các loại xà cừ, keo… Nguồn vốn để trồng rừng là do công ty tự bỏ ra nhưng hiệu quả thu về thấp".

Theo ông Nhã, từ trước đến nay, đơn vị đã thử thêm việc phát triển chăn nuôi khoảng 120 bò. Thế nhưng, việc duy trì phát triển là không hề đơn giản bởi rừng của đơn vị là rừng khộp nên mùa khô nơi đây không có nước, cỏ cây, thức ăn cho đàn bò.

Việc khai thác du lịch cũng không mấy khả thi do khu vực rừng của đơn vị quản lý là vùng biên giới. "Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chỉ ở mức vừa làm, vừa thử nghiệm, chưa thay đổi được cục diện khó khăn của đơn vị", ông Nhã khẳng định.

Trước đây, thời còn lâm trường, Công ty TNHH MTV Nam Tây Nguyên là đơn có đội xây dựng, trại chăn nuôi bò, xưởng chế biến gỗ. Thế nhưng, hiện nay, nguồn thu chính của công ty là từ nguồn dịch vụ môi trường rừng và nguồn hỗ trợ của Nhà nước. Trong đó, công ty đã xây dựng được vùng nguyên liệu để khai thác lâm sản phụ (cây lồ ô) và đang liên kết với Công ty Vạn Thương Sài Gòn để tiến tới xây dựng nhà máy.

Ngoài ra, công ty cũng đang hướng tới việc xây dựng mô hình sinh thái. Trong đó, đơn vị đã định hình được các danh lam, thắng cảnh và đang xây dựng đề án phát triển du lịch sinh thái.

Chia sẻ về những việc đã làm được, ông Nguyễn Ngọc Bình, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên cho biết, thời gian qua đơn vị đã phát triển kinh tế rừng theo hướng nông-lâm kết hợp.

Bài 3 - Cần sớm sửa đổi chính sách trước khi… quá muộn

Người lao động Công ty Đầu tư Đại Thành nấu rượu để thiện thu nhập

Theo đó, công ty đã liên kết hỗ trợ cây giống như: Mắc ca, điều, giổi, cao su... để người dân địa phương trồng trên những diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm.

Đến nay, công ty đã trồng được hơn 600ha mắc ca, cao su, điều... Đến khi diện tích cây trồng này cho thu hoạch, công ty chỉ thu lại khoảng 10% phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng.

Theo ông Bình, nếu mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp thành công, đơn vị sẽ chủ động phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng nhà máy chế biến, liên kết tìm đầu ra cho người dân.

Đối với việc phát triển nông lâm nghiệp thì lợi ích chủ yếu mang lại vẫn là danh cho người dân. Công ty chỉ mong phủ được đất trống đồi trọc, xây dựng được vàng đai, hạn chế người dân tác động đến vùng lõi rừng tự nhiên.

"Tuy nhiên, đối việc sản xuất nông nghiệp thì bấp bênh về mặt giá cả, đầu ra, nên công ty cũng chưa giám khẳng định sẽ thành công. Với công ty thì nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là quản lý bảo vệ rừng là cốt lõi chứ chưa dám nghĩ nhiều tới việc làm kinh tế”, ông Bình khẳng định.

Đắk Lắk chỉ rõ bất cập, đề nghị cải cách chính sách

Bài 3 - Cần sớm sửa đổi chính sách trước khi… quá muộn

Cần sớm thay đổi chính sách để giữ rừng cho Tây Nguyên

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, Điều 32, Luật Lâm nghiệp quy định Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong giai đoạn đóng cửa rừng tự nhiên.

Mặt khác, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 12/3/2014 cũng xác định đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo có khả năng phục hồi trong thời gian chưa khai thác thì thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ công ích theo phương thức Nhà nước đặt hàng.

Thế nhưng, trên thực tế những năm qua Nhà nước chưa quy định cụ thể nội dung này và chưa cấp đủ kinh phí để thực hiện bảo vệ rừng tự nhiên sản xuất trong giai đoạn đóng cửa rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp. Điều đáng nói, Nhà nước cũng chưa có chính sách đặt hàng bảo vệ rừng tự nhiên nghèo theo Nghị quyết số 30-NQ/TW cho các đơn vị chủ rừng là các công ty lâm nghiệp, các đơn vị sự nghiệp được giao rừng sản xuất, các doanh nghiệp cho thuê rừng tự nhiên sản xuất...

Bài 3 - Cần sớm sửa đổi chính sách trước khi… quá muộn
Bài 3 - Cần sớm sửa đổi chính sách trước khi… quá muộn

Người giữ rừng ở Tây Nguyên đang phải làm việc trong môi trường khó khăn, vất vả

Thực tế, Chính phủ mới chỉ có chính sách hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 với mức hỗ trợ là 300.000 đồng/ha/năm.

Mức hỗ trợ này là quá thấp so với nhu cầu thực tế, không đảm bảo để thực hiện quản lý bảo vệ rừng. Do tiền ít nên việc thuê, khoán lực lượng bảo vệ rừng không đáp ứng được yêu cầu. Khi lực lượng bảo vệ rừng mỏng, yếu, chế độ rất thấp, dẫn đến nhiều diện tích rừng bị chặt phá, xâm hại trái phép.

Nếu so với định mức quản lý bảo vệ rừng theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 6/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về định mức kinh tế kỹ thuật về trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng, trong điều kiện bảo vệ bình thường là 7,28 công/ha/năm. Khi đó, kinh phí bảo vệ rừng tương đương gần 1,3 triệu đồng/ha/năm.

Do đó, UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị, đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định quy định cấp kinh phí bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ Ngân sách Trung ương với mức tối thiểu 1,3 triệu đồng/ha/năm.

Phan Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghị quyết

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2024

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2024

Trong tháng 4/2024, một số chính sách mới sẽ có hiệu lực như Quy định mới về tiền lương trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ,...
Hà Giang: Hơn 1.300 ngôi nhà bị thiệt hại do mưa đá

Hà Giang: Hơn 1.300 ngôi nhà bị thiệt hại do mưa đá

Do ảnh hưởng của mây đối lưu phát triển mạnh đã gây mưa rào và dông, lốc, kèm mưa đá tại các huyện của Hà Giang gây thiệt hại nhiều tài sản.
Đảo Trường Sa đồng hành cùng ngư dân gỡ

Đảo Trường Sa đồng hành cùng ngư dân gỡ 'thẻ vàng' IUU

Đảo Trường Sa tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác thủy sản; nội quy, quy định của đảo, âu tàu, Đồn Biên Phòng 394 Trường Sa cho ngư dân vào neo đậu.
Thực hư về việc uống cà phê mỗi ngày làm tăng trí nhớ?

Thực hư về việc uống cà phê mỗi ngày làm tăng trí nhớ?

Não bộ có thực sự được nâng cao trí nhớ nếu chúng ta uống cà phê hàng ngày? Nghiên cứu của các tổ chức uy tín trên thế giới sẽ cho chúng ta thấy điều này.
“Giữ trọn ước mơ” cho học sinh tiểu học

“Giữ trọn ước mơ” cho học sinh tiểu học

Những chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn sẽ nâng niu, che chở và giúp các em học sinh “giữ trọn ước mơ” của mình trong tương lai.

Tin cùng chuyên mục

Thông qua Nghị quyết Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thông qua Nghị quyết Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sáng 29/3, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hồ tiêu ngoài là “vua của các loại gia vị” còn giúp phòng ngừa bệnh ung thư nhờ một hợp chất

Hồ tiêu ngoài là “vua của các loại gia vị” còn giúp phòng ngừa bệnh ung thư nhờ một hợp chất

Hồ tiêu không chỉ được dùng làm gia vị mà còn là dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh như ngừa ung thư, tốt cho tiêu hóa...
Đường sắt giảm sâu giá vé tập thể, thu hút khách du lịch theo đoàn

Đường sắt giảm sâu giá vé tập thể, thu hút khách du lịch theo đoàn

Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, ngành đường sắt hiện áp dụng chương trình giảm giá vé tàu tập thể với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho khách đoàn.
Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng

Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động 2024 có chủ đề “Tăng cường bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng".
Lương công chức, viên chức sẽ tăng hơn 30% từ 1/7/2024?

Lương công chức, viên chức sẽ tăng hơn 30% từ 1/7/2024?

Theo phương án cải cách tiền lương, từ 1/7/2024, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng khoảng 30%.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 29/3/2024: Có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết biển hôm nay 29/3/2024: Có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết biển hôm nay 29/3/2024, khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông; đêm có mưa vài nơi, có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh
Thời tiết hôm nay ngày 29/3/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa dông cục bộ

Thời tiết hôm nay ngày 29/3/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa dông cục bộ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 29/3/2024: Do ảnh hưởng của không khí lạnh Bắc Bộ, Trung Bộ mưa dông diện rộng và mưa lớn cục bộ, đề phòng lốc sét, mưa đá.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 29/3/2024: Hà Nội có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 29/3/2024: Hà Nội có mưa rào và dông

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 29/3/2024, Hà Nội nhiều mây, sáng có mưa rào và dông, sau có mưa vài nơi. Gió nhẹ.
Mối liên hệ bất ngờ giữa rau dền đỏ và chứng thiếu canxi, sắt

Mối liên hệ bất ngờ giữa rau dền đỏ và chứng thiếu canxi, sắt

Thành phần sắt trong rau dền chiếm hàm lượng khá cao. Sử dụng rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường...
Thủ tướng yêu cầu báo cáo phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc

Thủ tướng yêu cầu báo cáo phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải có giải pháp để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe.
Đà Nẵng: Tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng cứu du khách bị ngưng tim

Đà Nẵng: Tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng cứu du khách bị ngưng tim

Chị Đặng Thị Hạ - nữ điều dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai đã có nghĩa cử cao đẹp, kịp thời cứu du khách người nước ngoài bị ngừng tim khi đang du lịch tại Đà Nẵng.
Vụ tố “bị đuổi khỏi quán vì ngồi xe lăn”: TikToker viện cớ ốm, từ chối làm việc

Vụ tố “bị đuổi khỏi quán vì ngồi xe lăn”: TikToker viện cớ ốm, từ chối làm việc

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội chưa trực tiếp làm việc được với TikToker V.M.L do người này từ chối triệu tập, trốn tránh tiếp nhận thông tin.
Hà Nội: Trường chuyên Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn chốt lịch thi vào lớp 10

Hà Nội: Trường chuyên Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn chốt lịch thi vào lớp 10

Hai trường THPT chuyên ở Hà Nội là chuyên Khoa học Tự nhiên, chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025.
Vì sao số người rút bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu là nữ?

Vì sao số người rút bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu là nữ?

Số liệu thống kê cho thấy, số người rút bảo hiểm xã hội một lần thời gian qua chủ yếu là nữ, vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng này?
Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Theo các chuyên gia, nhà thầu cần chuẩn bị sẵn lực lượng lao động lành nghề, chất lượng cao, đặc biệt trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn.
Cẩn trọng bẫy gian hàng ảo dropshipping

Cẩn trọng bẫy gian hàng ảo dropshipping

Lợi dụng mô hình kinh doanh trực tuyến, các đối tượng tạo các gian hàng ảo, sau đó kêu gọi nhiều người nạp tiền để kinh doanh nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Hà Nội chính thức chốt 3 môn thi vào lớp 10 THPT công lập năm 2024

Hà Nội chính thức chốt 3 môn thi vào lớp 10 THPT công lập năm 2024

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập nâm 2024 tại Hà Nội sẽ được tổ chức với 3 môn thi Toán, Văn, Ngoại ngữ.
Hà Giang: Sắp diễn ra Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai huyện Mèo Vạc

Hà Giang: Sắp diễn ra Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai huyện Mèo Vạc

Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai sẽ diễn ra trong 2 ngày 4-5/5/2024 (tức ngày 26-27/3 Âm lịch) tại huyện Mèo Vạc (Hà Giang) với nhiều hoạt động phong phú.
Yên Bái: Mưa đá kèm theo dông lốc tại huyện Mù Cang Chải

Yên Bái: Mưa đá kèm theo dông lốc tại huyện Mù Cang Chải

Sáng ngày 28/3, một cơn mưa lớn đã xuất hiện ở khu vực Yên Bái - Lai Châu, gây ra trận mưa đá dày đặc tại thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái.
Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La, Gia Lai, Thanh Hóa, Kon Tum là 6 địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động