Những điểm nhấn trong quan hệ, hơp tác Việt Nam - EU

Bài 2: Giấy Bãi Bằng - Biểu tượng hữu nghị và hợp tác Thụy Điển - Việt Nam

Ngày 11/1/1969, Vương quốc Thụy Điển chính thức ký thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Chỉ mấy tháng sau (tháng 6/1970), Thụy Điển mở Đại sứ quán tại Hà Nội - sớm nhất không chỉ với các nước châu Âu mà với rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Bài 2: Giấy Bãi Bằng - Biểu tượng hữu nghị và hợp tác Thụy Điển - Việt Nam
Dây chuyền sản xuất giấy Bãi Bằng ngày càng hiện đại

Năm 1974, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lần đầu tiên thực hiện chuyến thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển. Tiếp đến là các chuyến thăm của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh (năm 1976), Phó Thủ tướng Trần Đức Lương (1993), Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1995), Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (1999), Thủ tướng Phan Văn Khải (1999)… Nhiều lãnh đạo cấp cao của Thụy Điển cũng đã thăm chính thức Việt Nam như: Thủ tướng Carl Bildt (1994), Chủ tịch Quốc hội Birgiha Dahl (1995), Phó Thủ tướng Lena Hjelm-Wallen (1999), Bộ trưởng Ngoại giao Anna Lindth (2001), Nhà Vua Thụy Điển Carl XVI Gusstaf và Hoàng hậu (2004), Thủ tướng Goran Persson (2004)...

Cũng bởi mối quan hệ hữu nghị đặc biệt mà từ cuối 1972, Chính phủ Thụy Điển hình thành ý tưởng viện trợ cho đất nước Việt Nam đang phải vật lộn với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ xây dựng một nhà máy sản xuất giấy từ nguồn tiền viện trợ của Chính phủ với tiền quyên góp hỗ trợ của nhân dân yêu chuộng hòa bình Thụy Điển ủng hộ Việt Nam (khoảng 2,5 tỷ SEK – tương đương 415 triệu USD). Cần lưu ý, công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất giấy chính là một trong những thế mạnh kinh tế tiềm tàng của Thụy Điển.

Từ ý tưởng của Chính phủ Thụy Điển, tháng 10/1973, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ký Quyết định phê duyệt “Nhiệm vụ thiết kế thi công công trình Nhà máy giấy Bãi Bằng” tại huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ). Khởi công vào năm 1974, sau 8 năm các chuyên gia, cố vấn kỹ thuật Thụy Điển sát cánh cùng đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt Nam xây dựng và nhà máy được khánh thành, đi vào hoạt động, cho ra những tấn sản phẩm giấy đầu tiên vào ngày 26/11/1982. Lúc này Việt Nam đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn trong thời kỳ bao cấp và giấy là một trong những mặt hàng thiết yếu mà hàng năm nhà nước phải nhập khẩu để phục vụ cho các nhu cầu bức thiết của xã hội. Với sản lượng hơn 30.000 tấn giấy xuất xưởng trong vài năm đầu rồi dần đưa lên hơn 40.000 tấn những năm giữa và cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, về cơ bản Việt Nam đã giải tỏa được “cơn khát giấy” tồn tại bấy lâu. Cùng thời gian thi công xây dựng Nhà máy giấy Bãi Bằng, nhân dân và Chính phủ Thụy Điển còn viện trợ 25 triệu USD cho Việt Nam xây dựng một bệnh viện nhi.

Gần 40 năm qua, Nhà máy giấy Bãi Bằng, Bệnh viện nhi Thụy Điển đã trải qua nhiều lần đổi tên: Nhà máy thành Công ty, rồi hợp nhất với Tổng công ty Giấy Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con; Bệnh viện Nhi Thụy Điển (có thời kỳ mang tên Thủ tướng Olop Palme) thành Bệnh viện Nhi Trung ương. Những năm gần đây, cả hai công trình đều đã được đầu tư mới về kỹ thuật, trang bị máy móc hiện đại, đáp ứng và phục vụ hiệu quả hơn nhu cầu hai mảng lĩnh vực bức thiết của cuộc sống và xã hội Việt Nam…

Không chỉ những năm tháng khó khăn, khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, Thụy Điển cũng là quốc gia đi đầu, tích cực giúp đỡ Việt Nam khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như IMF, WB. Những năm 90 của thế kỷ XX, Thụy Điển đã ký hàng loạt văn kiện với Việt Nam như: Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư; Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế; Hiệp định Hợp tác vận chuyển hàng không; Hiệp định hợp tác, hỗ trợ văn hóa…

Quan hệ hợp tác kinh tế được thực hiện chủ yếu dưới hình thức viện trợ không hoàn lại. Giai đoạn từ 1970 - 1990, Thụy Điển đã giúp Việt Nam gần 6 tỷ SEK (khoảng 950 triệu USD) để xây dựng một số công trình; phục hồi một số cơ sở công nghiệp, năng lượng. Khi Việt Nam bước sang thời kỳ đổi mới, Thụy Điển chuyển hướng sang giúp Việt Nam thực hiện các dự án: Cải cách kinh tế, hành chính, xây dựng thể chế, luật pháp, phát triển nguồn lực… Tổng số tiền Thụy Điển hỗ trợ Việt Nam giai đoạn từ 1990 - 1998 là 1.630 triệu SEK (khoảng 230 triệu USD)…

Năm 2004, Thụy Điển thông qua Chiến lược Hợp tác phát triển với Việt Nam giai đoạn đến 2008 và cam kết dành cho Việt Nam 300 triệu SEK (2005); 325 triệu SEK (2006) và 350 triệu SEK (2007). Năm 2008, Hiệp định trên tiếp tục được nới rộng triển khai đến năm 2011 với tổng giá trị trên 10 triệu USD, nhằm hỗ trợ các viện nghiên cứu, trường đại học Việt Nam nâng cao năng lực nghiên cứu nhiều đề tài kết hợp đào tạo tiến sỹ và các cán bộ khoa học có trình độ tương đương trong các lĩnh vực y tế, công nghệ sinh học, phát triển nông thôn bền vững, nông lâm ngư nghiệp, khoa học công nghệ.

Cũng như quan hệ hợp tác đầu tư, giao thương Việt Nam - Thụy Điển được khởi động từ khá sớm. Tuy nhiên, có thể do địa lý cách trở nên kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước nhiều thập niên chỉ ở mức khiêm tốn. Năm 2014, lần đầu tiên mới bứt ngưỡng 1 tỷ USD ( đạt 1,219 tỷ USD), tăng 7,5% so với 2013, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 962 triệu USD, nhập khẩu từ Thụy Điển 257,1 triệu USD. Từ trước nay, Việt Nam luôn xuất siêu sang Thụy Điển.

Nếu 4 - 5 năm trước, mặt hàng giày dép và dệt may là hai nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Thụy Điển thì 3 năm trở lại đây, các mặt hàng: máy vi tính, điện thoại và linh kiện đã vượt lên chiếm vị trí dẫn đầu. Chẳng hạn, năm 2014, điện thoại và linh kiện điện thoại xuất sang Thụy Điển đạt 518,1 triệu USD, tăng 7,13% so với năm 2013; trong khi đó, giày dép đạt 41,3 triệu USD, giảm 25,05% so với cùng kỳ năm 2013. Ba nhóm mặt hàng khác tăng kim ngạch so với năm 2013 là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt trên 109,7 triệu USD, tăng 3,69%; dệt may đạt 77,4 triệu USD, tăng 6,61%... Về nhập nhẩu, năm 2013 Việt Nam nhập khẩu từ Thụy Điển chủ yếu gồm: dược phẩm đạt 32,9 triệu USD, tăng 20,5%; máy móc, thiết bị đạt 101 triệu USD, giảm 31,2% so với năm 2012; năm 2014, máy móc, thiết bị đạt 136,2 triệu USD, tăng 34,85%, hóa chất đạt 11,9 triệu USD, tăng 33,7% so với năm 2013, trong khi các mặt hàng dược phẩm đạt 28,2 triệu USD, giảm 14,2%, sắt thép 8,1 triệu USD, giảm 9,1% so với năm 2013.

Ngày nay, khi nói đến thương hiệu giấy Bãi Bằng hay viện Nhi Trung ương, hàng triệu người Việt Nam vẫn biết đến đó là những công trình mang đậm tình hữu nghị, hợp tác giữa Thụy Điển - Việt Nam. Nói như bà Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam - Camilla Mellander nhân dịp kỷ niệm 45 thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (11/1/1969 - 11/1/2014) thì: Thụy Điển đã xây dựng và hình thành mối quan hệ độc nhất vô nhị với Việt Nam - mối quan hệ đặc biệt ấy hiện đang bước vào giai đoạn mới ở tầm cao và hiệu quả hơn!

Bài 3: Ba Lan - Đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Trung và Đông Âu

TIN LIÊN QUAN
Bài 1: Vương quốc Bỉ - Thủ đô của Liên minh Châu Âu

Bùi Đức Khiêm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp Việt Nam đã thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU (EUDR), đặc biệt là việc nâng cao tính minh bạch trong chuỗi cung ứng
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove khi cố gắng phá đập nước bên bờ sông Volchaya để gây ngập lụt.
Chiều nay diễn ra Tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’

Chiều nay diễn ra Tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’

Chiều ngày 14/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’.
Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách

Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách 'thanh lọc' Lầu Năm Góc

Hai nguồn tin của Reuters cho biết, nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đang lên danh sách các sĩ quan quân đội có thể sẽ bị sa thải tại Lầu Năm Góc.
Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Các binh sĩ Ukraine đang bày tỏ lo ngại về hiệu quả của vũ khí do phương Tây cung cấp khi đối mặt với hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến của Nga.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Donbass vỡ trận khiến 3.000 quân Azov đánh bại; Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng 14/11.
Tọa đàm

Tọa đàm 'Quy định chống phá rừng của EU - Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi?'

Sáng ngày 14/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức toạ đàm 'Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) – Doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi”
Hiệp định EVFTA -

Hiệp định EVFTA - 'chất xúc tác' quan trọng nâng thương mại Việt Nam - Hà Lan lên 15 tỷ USD

Việt Nam - Hà Lan cần tận dụng tốt hơn cơ hội từ Hiệp định EVFTA, tăng cường mở cửa thị trường, sớm nâng kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD.
Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

"Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác truyền thống và các đối tác mới" là chủ đề Hội nghị đang diễn ra tại Brazil.
Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển 2024 chứng kiến sự hợp tác của 2 bên trong lĩnh vực logistics.
Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

Hiệp định CPTPP là đòn bẩy giúp doanh nghiệp Việt Nam và Canada quan tâm hơn đến thị trường của nhau, thúc đẩy xuất khẩu nhiều hàng không có lộ trình giảm thuế.

'Điểm tên' lãnh đạo của Chính phủ Mỹ được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử

Sau khi đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump bắt đầu xây dựng chính phủ mới khi lựa chọn các gương mặt cho những vị trí chủ chốt.
Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Ngày 11/11/2024, Israel thông báo đến cộng đồng doanh nghiệp và người dân Israel về việc Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove. Những thông tin từ phía Ukraine đã xác nhân thông tin.
Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Triển khai quái vật bánh lốp phản ánh nỗ lực của Nga trong việc nâng cao chiến thuật pháo binh, ưu tiên tính cơ động, chính xác và triển khai nhanh.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11: 70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev tố Nga làm hồ chứa Kurakhove nổ tung

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11: 70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev tố Nga làm hồ chứa Kurakhove nổ tung

70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev nói Nga làm nổ tung hồ chứa Kurakhove... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11.
Tên lửa AGM-88E đối đầu S-400: Cuộc chiến công nghệ đỉnh cao tại Ukraine

Tên lửa AGM-88E đối đầu S-400: Cuộc chiến công nghệ đỉnh cao tại Ukraine

Mỹ đã quyết định cung cấp cho Kiev các hệ thống vũ khí tiên tiến, bao gồm tên lửa AGM-88E (AARGM) và hệ thống phòng không tiên tiến như PATRIOT.
Đưa thêm Su-57 và Su-35S vào biên chế, Nga gửi thông điệp quyết liệt lên bầu trời

Đưa thêm Su-57 và Su-35S vào biên chế, Nga gửi thông điệp quyết liệt lên bầu trời

Ngày 12/11, Tập đoàn Máy bay Thống nhất (UAC) của Nga đã chính thức bàn giao lô máy bay chiến đấu Su-35S và Su-57 mới cho Không quân Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/11: Lính Ukraine đầu hàng; UAV Ukraine tấn công hạ tầng năng lượng Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/11: Lính Ukraine đầu hàng; UAV Ukraine tấn công hạ tầng năng lượng Nga

Lính Ukraine đầu hàng; UAV Ukraine tấn công hạ tầng năng lượng Nga...là những thông tin tình hình chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 12/11.
Toàn cảnh chiến sự ngày 11/11: Bom lượn Nga tấn công căn cứ Ukraine; Israel tấn công dữ dội vào Gaza

Toàn cảnh chiến sự ngày 11/11: Bom lượn Nga tấn công căn cứ Ukraine; Israel tấn công dữ dội vào Gaza

Bom lượn Nga tấn công căn cứ Ukraine; Israel tấn công dữ dội vào Gaza... là những thông tin đáng chú ý chiến sự Nga - Ukraine ngày 11/11/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/11/2024: Nga tập trung 50.000 quân, quyết tâm quét sạch Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/11/2024: Nga tập trung 50.000 quân, quyết tâm quét sạch Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/11/2024: Nga tập trung 50.000 quân, quyết tâm quét sạch Kursk, đó là nhận định của tình báo Mỹ khi các "nồi hầm" xuất hiện.
Temu đối mặt với cuộc điều tra thứ hai của EU vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Temu đối mặt với cuộc điều tra thứ hai của EU vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Sàn thương mại điện tử Temu sẽ phải chịu sự giám sát bổ sung, vốn cũng đang phải đối mặt với một cuộc điều tra riêng tại EU theo luật nền tảng của khối.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 11/11: Nga mất nhiều xe tăng và khí tài; Ukraine thương vong khoảng 2.000 quân một ngày

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 11/11: Nga mất nhiều xe tăng và khí tài; Ukraine thương vong khoảng 2.000 quân một ngày

Lính Triều Tiên tham chiến ở Kursk; Ukraine bắn cháy xe tăng Nga... là những thông tin đáng chú ý chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 11/11.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/11/2024: Ukraine không còn được ưu tiên cung cấp tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/11/2024: Ukraine không còn được ưu tiên cung cấp tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/11/2024: Ukraine không còn được ưu tiên cung cấp ATACMS, đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mới đây.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 10/11: Nhiều lính tinh nhuệ Ukraine thiệt mạng; Kiev chặn đứng thiết giáp Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 10/11: Nhiều lính tinh nhuệ Ukraine thiệt mạng; Kiev chặn đứng thiết giáp Nga

Nga ‘hạ’ trung đội tinh nhuệ Ukraine; Kiev chặn đứng thiết giáp Nga...là những thông tin đáng chú ý chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 10/11.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động