Bất cập trong thực thi hoàn thuế VAT

Bài 2: Các F1, F2 trong chuỗi cung ngành dăm gỗ nói gì?

Chuỗi cung ngành dăm gỗ rất nhiều khâu trung gian, việc mua bán chủ yếu là các thỏa thuận đơn giản, truy xuất nguồn gốc gỗ đến từng chủ rừng là điều không thể.
Bài 1: Doanh nghiệp ngành dăm gỗ "kêu cứu" vì hoàn thuế VAT

Nhiều bất cập nảy sinh

Dăm gỗ là một trong những hợp phần quan trọng nhất của ngành gỗ về kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ năm 2021 đạt trên 1,7 tỷ USD. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ tăng mạnh chủ yếu là do mức giá xuất khẩu tăng.

Dăm gỗ sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ gỗ nhỏ, cành, ngọn. Toàn bộ lượng dăm gỗ được sản xuất ra để phục vụ thị trường xuất khẩu. Hầu hết các cơ sở dăm gỗ tập trung ở vùng duyên hải, Bắc Trung bộ và Đông Bắc.

Doanh nghiệp ngành gỗ kêu cứu vì những bất hợp lý trong thực thi hoàn thuế VAT
Doanh nghiệp ngành dăm gỗ kêu cứu vì những bất hợp lý trong thực thi hoàn thuế VAT

Anh Nam – một người chuyên làm mảng nguyên liệu gỗ rừng trồng tại Thái Nguyên chia sẻ, hiện tại Thái Nguyên đất rừng trồng keo khoảng 90.600 ha, trong đó, nhiều nhất là khu vực Phú Lương, Định Hóa, Võ Nhai với diện tích trung bình 16.000 ha/1 huyện, huyện Đại Từ khoảng 14.000 ha, các địa phương khác như Phổ Yên, Phú Bình trung bình từ 2.000 – 4.000ha.

Hiện tại Thái Nguyên, gỗ keo cung cấp 60 - 70% cho sản xuất dăm gỗ, phần còn lại cho bóc và xẻ. Sau khi có các nhà máy chế biến sâu MDF (nguyên liệu đầu vào cho nhà máy chế biến đồ gỗ), tỷ trọng có thay đổi, đâu đó mất khoảng 10% nguyên liệu từ dăm cho MDF. Dăm gỗ chủ yếu được vận chuyển qua cảng Cái Lân và xuất bán sang thị trường Trung Quốc làm nguyên liệu cho ngành chế biến giấy.

Về việc xác định nguồn cung gỗ rừng trồng, ông Hiếu cho rằng, có rất nhiều vấn đề phát sinh từ thực tế. Bởi lẽ, nhiều nhà dân có diện tích vườn chỉ mấy trăm mét cũng tranh thủ trồng keo. Đây là diện tích vườn và không được đưa vào diện tích rừng trồng. Việc này diễn ra khá phổ biến tại các huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Khi xác minh nguồn gốc gỗ cây keo, sẽ xảy ra các trường hợp. Thứ nhất, chủ rừng bán cho công ty xuất khẩu dăm. Khi công ty xuất khẩu dăm quay ngược trở lại tìm chủ vườn rừng, trong trường hợp người này chuyển đi nơi khác hay trường hợp đã mất thì câu hỏi đặt ra việc này sẽ xác nhận như thế nào?

Thứ hai, khi chủ trồng rừng (F0) cho thương lái F1, F1 này bán qua F1, và sau nhiều khâu mới đến nhà máy xuất khẩu dăm. Câu chuyện quay trở lại xác minh nguồn gốc gỗ này là cực kỳ khó.

Trường hợp thứ ba, ví dụ bà A là vợ của ông B (đã mất) nhưng trong sổ đỏ không có tên trên diện tích keo này, lý do, trước khi ông B lấy bà A, đất rừng này địa phương chỉ giao cho ô B. Khi ông B mất đi, không có bất kỳ giấy tờ gì chuyển sang cho bà A cả. Vậy xác minh chủ rừng như thế nào?

Ngoài ra, giao dịch đất rừng diễn ra phổ biến ở nhiều nơi. Việc mua bán đất lâm nghiệp theo hình thức chính thống thì không nói vì có sự xác định của chính quyền địa phương, nhưng nếu mua bán theo hình thức viết tay thì sẽ rất khó truy xuất đến người cuối cùng.

“Chuỗi cung cực kỳ dài và cực kỳ phức tạp nên việc xác minh luồng đi của cây gỗ như thế nào là rất khó, thậm chí có những trường không thể xác định được. Ngoài ra, việc bán cho nhà máy, một số thương lái còn dấu nguồn gốc gỗ, bảo toàn nguồn hàng họ lấy nhằm tránh tình trạng người khác đến cạnh tranh nguồn nguyên liệu”, anh Nam chia sẻ.

Chủ yếu giao dịch dân sự đơn giản

Một thành phần trong chuỗi cung này đó là các xưởng chế biến lâm sản. Ông Phong – Chủ xưởng chuyên sản xuất ván bóc và dăm gỗ thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - cho hay, chúng tôi mua gỗ chủ yếu từ rừng trồng của người dân trong huyện thông qua các thương lái, có thể trả tiền trước hoặc sau tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên. Giấy tờ mua bán không có, chỉ có một bản kê do người dân tự kê khai, hoặc người đi bán tự ghi và không cần xác nhận của chính quyền địa phương. Việc mua bán này chính quyền xã không can thiệp. Là người mua, chúng tôi chỉ có thể nắm được xe hàng xuất phát từ khu rừng nào, nhưng để chứng minh xuất xứ của họ thì cơ sở chúng tôi không cần thiết và cơ quan chức năng cũng không yêu cầu.

“Theo Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, người ta cũng coi cây keo như cây lúa, cây khoai, bà con tự trồng tự sản. Khi bán sản phẩm nếu người mua có hỏi hóa đơn chứng từ thì chúng tôi cũng không thể đáp ứng được. Nếu họ yêu cầu về nguồn gốc hồ sơ khai thác thì chúng tôi chỉ có thể cung cấp được bản tự kê đơn giản của chủ rừng hay người cung cấp nguyên liệu. Theo tôi biết thì những giấy tờ kiểu này không có ý nghĩa gì”, ông Phong nêu một thực tế.

Về việc bán sản phẩm, quan điểm của chúng tôi là ai mua giá tốt thì bán, chứ chúng tôi không bán cố định cho riêng khách hàng nào cả.

Sự phức tạp trong truy xuất nguồn cung gỗ rừng trồng không chỉ ở khu vực phía Bắc mà còn tại khu vực miền Trung. Trên cánh rừng ở thôn Phú Lâm, xã Tượng Lĩnh, huyện Nông Cống những ngày đầu tháng 11/2022, chứng kiến nhiều thương lái đang khai thác rừng trồng.

Ông Khôi, một thương lái chuyên thu mua gỗ rừng trồng, rồi vận chuyển đến bán cho các doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ khu vực này, cho biết, hầu hết nông dân có rừng không muốn tự thu hoạch, nên thường bán nguyên cả mảnh rừng. Thương thảo giá mua rừng với nông dân và trả tiền. Việc mua bán cũng rất đơn giản, chúng tôi chỉ cần hợp đồng mua bán, thậm chí là thỏa thuận miệng và đến đủ tuổi là vào khai thác.

Về nguồn gốc gỗ, có những nhà có trích lục (sổ đỏ) và có những nhà không có. Số hộ có trích lục (sổ đỏ) khoảng 60 - 70%. Cây được cắt sẽ được bán cho mỗi một vài đầu doanh nghiệp. Ở đầu ra, người mua cũng không yêu cầu phải giấy tờ gì.

Chị Nguyễn Thị Hoa, một nông dân tại địa phương này cũng cho biết, dân trồng rừng ở đây thường bán “vo” cả vườn rừng, thương lái tự thu hoạch. Khi mua gỗ của bà con, thương lái giao tiền, còn tất cả các khâu thu hoạch phía sau là họ tự lo, trong đó, sổ đỏ trong 10 nhà thì có thể 7 nhà có, 3 nhà không có. Các ông thương lái cứ gọi bán là đến mua, chứ họ cũng không quan tâm đến giấy tờ hay sổ đỏ.

Ông Tô Xuân Phúc – chuyên gia phân tích chính sách Tổ chức Forest Trends cho hay, trung bình, mỗi hộ gia đình có khoảng hơn 1ha đất rừng được giao (1,4 triệu ha đất rừng sản xuất được giao cho 1,1 hộ gia đình). Khi đến thời gian khai thác và bán gỗ ra ngoài thì trải qua rất nhiều khâu khác nhau trước khi đến điểm cuối cùng là điểm xuất khẩu.

Bình thường là từ 4 đến 5 khâu và có những doanh nghiệp chia sẻ có thể lên đến 15 khâu. Chuỗi cung quá dài và trong chuỗi cung này có những đơn vị tham gia không chính thống (không đăng ký hay không nộp thuế cho nhà nước). Việc này khiến các bằng chứng trong các giao dịch trong chuỗi cung đấy để đảm bảo rằng tất cả các bên tham gia tuân thủ các quy định quản lý nhà nước là không có.

Và như vậy, nhưng người cuối cùng trong chuỗi (ví dụ như doanh nghiệp xuất khẩu) bị tắc bởi các bên trung gian không làm trách nhiệm của mình. Việc này dẫn đến câu chuyện hoàn thuế VAT là câu chuyện cực kỳ lớn.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hoàn thuế VAT

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhà máy gia công dược mỹ phẩm uy tín

Nhà máy gia công dược mỹ phẩm uy tín

Trong bối cảnh ngành công nghiệp dược mỹ phẩm Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ, Tập đoàn Thái Hương nổi lên như một đơn vị gia công hàng đầu.
Xuân Son và Omoda & Jaecoo VN– Bản lĩnh tạo nên dấu ấn

Xuân Son và Omoda & Jaecoo VN– Bản lĩnh tạo nên dấu ấn

Bản lĩnh không chỉ giúp vượt qua thử thách mà còn tạo nên dấu ấn khác biệt. Xuân Son và Omoda & Jaecoo Việt Nam chính là minh chứng cho tinh thần tiên phong ấy
Imexpharm đồng hành vì một Đà Lạt xanh và phát triển bền vững

Imexpharm đồng hành vì một Đà Lạt xanh và phát triển bền vững

Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm đã tặng cây xanh cho Thành đoàn TP. Đà Lạt nhằm hưởng ứng kế hoạch trồng 3,8 triệu cây xanh.
Doanh nghiệp tư nhân: Đừng

Doanh nghiệp tư nhân: Đừng 'ham' đa ngành khi nguồn lực yếu

Để chủ động thích ứng và vươn mình trong kỷ nguyên mới, doanh nghiệp tư nhân cần ‘lựa sức mình’ đừng ‘ham’ đa ngành khi nguồn lực còn hạn chế.
Bảo vệ người tiêu dùng: Doanh nghiệp bán lẻ vào cuộc mạnh mẽ

Bảo vệ người tiêu dùng: Doanh nghiệp bán lẻ vào cuộc mạnh mẽ

Trước yêu cầu ngày càng cao của khách hàng khi mua sắm, các doanh nghiệp bán lẻ ngày càng ý thức hơn về trách nhiệm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

PNJ ra mắt thương hiệu trang sức dành riêng cho Quý Ông

PNJ ra mắt thương hiệu trang sức dành riêng cho Quý Ông

PNJ không ngừng sáng tạo để mang đến những tuyệt tác tinh xảo, tôn vinh vẻ đẹp con người và cuộc sống bằng giá trị thật.
Vitamama của Siberian Wellness giải pháp dinh dưỡng tối ưu cho trẻ

Vitamama của Siberian Wellness giải pháp dinh dưỡng tối ưu cho trẻ

Thực phẩm bổ sung sức khỏe Vitamama Dino Vitamino Syrup with Vitamins and Minerals của Siberian Wellness giải pháp dinh dưỡng tối ưu cho trẻ em Việt Nam
Dược mỹ phẩm Việt Nam và hành trình vươn tầm quốc tế

Dược mỹ phẩm Việt Nam và hành trình vươn tầm quốc tế

Thương hiệu dược mỹ phẩm Linh Hương, do Chủ tịch Nguyễn Linh Hương và Shark Nguyễn Văn Thái dẫn dắt đã ngày càng nâng tầm giá trị thương hiệu Việt
Bước tiến mới của mỹ phẩm S:Kin Heritage

Bước tiến mới của mỹ phẩm S:Kin Heritage

Mỹ phẩm S:kin Heritage không chỉ mang đến các sản phẩm chăm sóc da lành tính và hiệu quả, mà còn kể những câu chuyện về giá trị văn hóa truyền thống
Lan tỏa “Niềm vui từ lòng nhân ái” của Tập đoàn TTC

Lan tỏa “Niềm vui từ lòng nhân ái” của Tập đoàn TTC

Tập đoàn TTC và các đơn vị thành viên đã không ngừng thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa với tâm thế “Vì cộng đồng, phát triển địa phương”.
Siberian Wellness - Tiên phong cải tiến và mở rộng sản xuất

Siberian Wellness - Tiên phong cải tiến và mở rộng sản xuất

Siberian Wellness - Tiên phong cải tiến và mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của khách hàng
Chính sách là

Chính sách là 'bà đỡ', không phải gánh nặng

Trong khi Chính phủ đang nỗ lực giảm gánh nặng cho doanh nghiệp thì một số chính sách đang trong quá trình dự thảo lại có nguy cơ gây khó cho doanh nghiệp.
EVNHANOI chủ động phương án cấp điện mùa hè năm 2025

EVNHANOI chủ động phương án cấp điện mùa hè năm 2025

Năm 2025, dự báo công suất đỉnh tăng trưởng cực đoan lên đến 12%, vì vậy, từ cuối 2024, EVNHANOI đã chủ động xây dựng kịch bản cấp điện mùa hè an toàn, ổn định
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam khai mạc hội thao khu vực duyên hải Bắc Bộ

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam khai mạc hội thao khu vực duyên hải Bắc Bộ

Ngày 13/3, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex khai mạc Hội thao công nhân viên chức – lao động (CNVC-LĐ) khu vực duyên hải Bắc Bộ, TP. Hải Phòng.
Ngành xăng dầu chung sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Ngành xăng dầu chung sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Trong suốt hơn 97 năm truyền thống, hoạt động của ngành xăng dầu Việt Nam luôn gắn với những nhiệm vụ, trọng trách được Đảng và Nhà nước giao phó.
PC Huế: Bảo vệ rơ le theo công nghệ kỹ thuật số

PC Huế: Bảo vệ rơ le theo công nghệ kỹ thuật số

Công ty Điện lực Huế (PC Huế) thiết kế giải pháp thiết lập cấu hình dự phòng, nâng cao Độ tin cậy của hệ thống bảo vệ rơ le theo công nghệ kỹ thuật số.
Điều chỉnh phụ tải điện - giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định

Điều chỉnh phụ tải điện - giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định

EVNHANOI cho biết, điều chỉnh phụ tải điện là giải pháp quan trọng, vừa giảm tình trạng quá tải lưới điện vừa góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí.
PC Lào Cai tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ

PC Lào Cai tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ

Năm 2025, để hiện thực hóa mục tiêu giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống còn 2,18%, PC Lào Cai tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ.
‘Đảm bảo việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động’

‘Đảm bảo việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động’

Đó là nội dung phát biểu của Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung Ngô Tấn Cư tại buổi làm việc với Công ty Điện lực Quảng Trị.
Vietjet mở đường bay Singapore-Phú Quốc, ký thỏa thuận 300 triệu USD

Vietjet mở đường bay Singapore-Phú Quốc, ký thỏa thuận 300 triệu USD

Chiều 11/3, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng lãnh đạo bộ, ngành dự sự kiện hợp tác hàng không Việt Nam và Singapore trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore.
Sửa Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Doanh nghiệp lo tăng gánh nặng hành chính

Sửa Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Doanh nghiệp lo tăng gánh nặng hành chính

Nhiều quy định được nêu tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 15/2028/NĐ-CP được Bộ Y tế soạn thảo có nguy cơ làm tăng gánh nặng hành chính cho doanh nghiệp.
Năng lượng sạch kiến tạo tương lai xanh trên dãy Thất Sơn

Năng lượng sạch kiến tạo tương lai xanh trên dãy Thất Sơn

Một tương lai xannh đang được định hình trên địa danh dãy Thất Sơn (thuộc tỉnh An Giang), nơi có dự án năng lượng sạch mà Tập đoàn Sao Mai đã đưa vào hoạt động.
Cát Vạn Lợi khẳng định thương hiệu tại công trình trọng điểm

Cát Vạn Lợi khẳng định thương hiệu tại công trình trọng điểm

Cát Vạn Lợi sản xuất và cung cấp vật tư cơ điện M&E đạt tiêu chuẩn quốc tế, được sử dụng rộng rãi trong các tòa nhà cao tầng, nhà máy công nghiệp.
VinFast hợp tác chiến lược với ngân hàng quốc doanh Indonesia

VinFast hợp tác chiến lược với ngân hàng quốc doanh Indonesia

Trọng tâm của hợp tác là đầu tư, phát triển và cung cấp các giải pháp tài chính hỗ trợ hệ sinh thái xanh của VinFast.
Doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận trí tuệ nhân tạo AI

Doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận trí tuệ nhân tạo AI

Đây là khuyến nghị tại Hội thảo "Quản trị doanh nghiệp trong kỷ nguyên AI: Nâng cao hiệu suất với AI và dữ liệu thông minh" tổ chức ngày 11/3/2025 tại Hà Nội.
Mobile VerionPhiên bản di động