Cụm công nghiệp góp sức thực hiện chủ trương công nghiệp hóa nông thôn

Bài 2: Bộ Công Thương nỗ lực "xây nền chính sách" cho phát triển cụm công nghiệp

Trên cơ sở chủ trương, Nghị quyết của Đảng, là đơn vị trực tiếp quản lý, Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh, ban hành chính sách cho phát triển cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Bám sát chủ trương, tạo cơ chế tốt, đồng bộ trong thực hiện

Quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN) là một trong những nhiệm vụ quan trọng, được Lãnh đạo Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện qua nhiều thời kỳ. Trong đó, công tác xây dựng cơ chế chính sách tạo nền tảng và định hướng cho phát triển CCN phù hợp với từng bối cảnh phát triển của nền kinh tế được sát sao thực hiện.

Nhìn lại hành trình dài phát triển CCN, trước ngày 19/8/2009, chưa có văn bản quy phạm pháp luật cấp Trung ương quy định chung về công tác quản lý đối với CCN. Việc quản lý CCN, từ công tác quy hoạch, thành lập, đầu tư xây dựng đến quản lý sau đầu tư các CCN là do tỉnh/thành phố quy định riêng. Thực tiễn quản lý CCN đó dẫn đến phát triển CCN tại các địa phương mang nặng tính tự phát, theo phong trào, mỗi nơi mỗi kiểu, thiếu tính định hướng,… Giai đoạn này, trên cả nước đã hình thành các khu, cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (gọi chung là CCN) do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt, cho phép đầu tư.

Đến cuối năm 2007, Bộ Công Thương được Chính phủ giao nhiệm vụ “quản lý các cụm điểm công nghiệp ở cấp huyện; Sở Công Thương có chức năng nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý CCN và điểm công nghiệp trên địa bàn”.

Ngày 19/8/2009, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg về quy chế quản lý CCN. Từ đây, khái niệm về CCN đến các quy định về quản lý CCN được thống nhất trên phạm vi cả nước và đã tạo ra khung pháp lý thống nhất quản lý CCN từ Trung ương đến các địa phương; làm cơ sở cho các cơ quan quản lý, chủ đầu tư hạ tầng và các đơn vị liên quan chấp hành đúng chủ trương, quy định của nhà nước về phát triển CCN.

Sau đó, Bộ Công Thương đã chủ trì xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý như: Thông tư số 39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009; Thông tư liên tịch số 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT ngày 10/10/2012 của liên Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn xử lý CCN hình thành trước khi Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg có hiệu lực; Thông tư số 17/2016/TT-BCT ngày 30/8/2016 sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Thông tư số 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT.

Trên cơ sở đó, công tác quy hoạch, thành lập, đầu tư xây dựng hạ tầng và quản lý hoạt động của CCN ngày càng được các địa phương nhận thức một cách đúng mức, tổ chức thực hiện theo trình tự, quy định của pháp luật; hạn chế việc phát triển CCN tự phát, thiếu quy hoạch như trước đây.

Tiếp đến là Nghị định số 68/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển CCN (Nghị định 68) và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển CCN (Nghị định 66)… cùng đó là những thông tư hướng dẫn. Hiện Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển CCN cũng đã được Chính phủ ký ban hành và đang được Bộ Công Thương thực hiện các khâu tiếp theo để phổ biến và đưa Nghị định vào thực tiễn.

Bài 2: Nhiều gian nan trong bắt nhịp xu hướng
Bộ Công Thương nỗ lực "xây nền" cho phát triển cụm công nghiệp

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã hoàn thành xây dựng hồ sơ Báo cáo đề xuất chủ trương Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN từ ngân sách Trung ương giai đoạn đến năm 2025, trình Thủ tướng Chính phủ.

Về việc phối hợp với các địa phương trong công tác xây dựng, quản lý, phát triển CCN, Bộ Công Thương cũng đã rất chủ động. Trong đó, năm 2023 Bộ đã có ý kiến đối với Phương án phát triển CCN giai đoạn 2021-2030 (thuộc quy hoạch tỉnh) của trên 50 tỉnh, thành phố; đề nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch CCN của 8 tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Đăk Lăk, Bến Tre, Tiền Giang.

Ban hành 15 văn bản trả lời các kiến nghị của các địa phương, cơ quan, đơn vị hải quan đến quản lý, phát triển CCN (Đồng Nai, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Long, Ninh Bình, Hải Phòng, Bình Thuận, Tuyên Quang, Kon Tum, Sóc Trăng…)

Đồng thời, tổ chức đoàn kiểm tra, khảo sát công tác quản lý, phát triển CCN tại một số tỉnh, thành phố, như: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Bình, Hà Nam, Cao Bằng, Bắc Kạn, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Kon Tum, Quảng Ngãi, Đắk Lắk; tổ chức thành công 2 Hội nghị về cơ chế, chính sách phát triển CCN tại tỉnh Nam Định và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm trao đổi, thảo luận, lấy ý kiến về những khó khăn, vướng mắc, giải pháp quản lý, phát triển CCN…

Cộng sức cùng Bộ Công Thương, các địa phương cũng đã rất chủ động thực hiện nhiệm vụ trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch CCN; thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thống kê CCN; ban hành và thực hiện quy chế quản lý CCN trên địa bàn tỉnh.

Riêng về ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với CCN, đến hết năm 2023 có 42/63 địa phương đã ban hành, thực hiện chính sách hỗ trợ CCN; trong đó có 12 địa phương ban hành Chương trình Nghị quyết hỗ trợ riêng đối với CCN giai đoạn đến năm 2025 gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Quảng Trị, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Phước, Đồng Tháp và Bến Tre.

Như vậy có thể thấy, quản lý, phát triển CCN được cả hệ thống từ Bộ Công Thương tới các địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Ở tầm vĩ mô, Bộ Công Thương thực hiện rất tốt công tác “xây nền” chính sách giúp các địa phương có “kim chỉ nam” triển khai thực hiện giúp các CCN phát triển theo đúng xu hướng.

Ở cấp độ địa phương, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Công Thương, các địa phương nhìn chung thực hiện công tác quản lý, đầu tư phát triển CCN theo trình tự, quy định của pháp luật. Trong đó, đã rà soát sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý CCN trên địa bàn cho phù hợp quy định; rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, thành lập, mở rộng CCN đáp ứng nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn; chất lượng bổ sung, thành lập mới các CCN đã được nâng lên rõ rệt (xuất phát từ nhu cầu thực tế sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đối với các CCN thành mới đã cơ bản thu hút được các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng).

Đặc biệt, công tác bảo vệ môi trường tại các CCN có cải thiện hơn so với năm trước, tỷ lệ các CCN hoạt động có công trình xử lý nước thải năm 2023 tăng lên so cùng kỳ năm trước từ 24,4% lên 30,6%.

Còn đó những vướng mắc khó giải

Dù đã đạt được những đóng góp quan trọng trong phát triển công nghiệp nói chung, CNNT nói riêng, tuy nhiên theo phản ánh của nhiều địa phương công tác quản lý phát triển CCN hiện còn gặp nhiều vướng mắc. Đáng kể nhất là sự chồng chéo trong các văn bản chính sách.

Bài 2: Nhiều gian nan trong bắt nhịp xu hướng
Phát triển cụm công nghiệp được các địa phương coi như một yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy cho tiến trình công nghiệp hoá nông thôn

Trong báo cáo về CCN năm 2023, Bộ Công Thương chỉ ra, Nghị định số 68 quy định chặt chẽ điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập, mở rộng CCN; đồng thời cũng quy định dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN phù hợp với nội dung Báo cáo đầu tư thành lập, mở rộng CCN, quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt thì không phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư để giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định này gặp vướng mắc vì Luật đầu tư năm 2020 quy định dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN thuộc đối tượng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.

Cùng đó, các CCN do đơn vị nhà nước làm chủ đầu tư đang không thể cho các dự án thứ cấp thuê đất đầu tư trong CCN theo quy định của Luật Đất đai 2013 (khoản 2 Điều 149).

Nhiều tỉnh, thành phố đang gặp khó trong việc xử lý chuyển giao các CCN do đơn vị nhà nước làm chủ đầu tư, đã đầu tư một phần hoặc toàn bộ từ ngân sách nhà nước sang doanh nghiệp làm chủ đầu tư do chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể.

Về phương án phát triển CCN thuộc quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030: Tiến độ xây dựng, hoàn thiện quy hoạch tỉnh (trong đó có phương án phát triển CCN) tại một số địa phương chậm. Một số địa phương có quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt nhưng danh mục CCN chưa đầy đủ theo quy định Nghị định số 66, như: Hải Dương, Hải Phòng có danh mục quy hoạch CCN không thể hiện cụ thể diện tích từng CCN; Bình Phước, Thái Nguyên quy hoạch CCN bị chồng lấn với quy hoạch khoáng sản.

Việc đầu tư xây dựng hạ tầng CCN, đặc biệt là hệ thống xử lý môi trường, thu hút đầu tư vào cụm tại một số địa phương chậm, nhất là các CCN do nhà nước làm chủ đầu tư và các CCN thuộc tỉnh, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Cùng đó, tại một số địa phương, như: Hà Nội, Nam Định, Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Yên... vẫn còn có bất cập, hạn chế như: Chưa tổ chức thực hiện đầy du các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường, phỏng cháy chữa cháy... trong đầu tư phát triển các CCN trên địa bàn.

Dù được ghi nhận tích cực nhưng sự phát triển của các CCN hiện chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế, nhất là với xu hướng xanh, bền vững trong sản xuất công nghiệp. Hiện Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển CCN cũng đã được Chính phủ ký ban hành và đang được Bộ Công Thương thực hiện các khâu tiếp theo để phổ biến và đưa Nghị định vào thực tiễn. Liệu đây có phải là "cây gậy thần" cho phát triển cụm công nghiệp trong thời gian tới?

Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Hải Linh - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xây dựng Quân chủng Hải quân

Xây dựng Quân chủng Hải quân 'cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại'

Là lực lượng nòng cốt của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Quân chủng Hải quân đang tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cách mạng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Quân đội trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quân đội trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng.
Bài 2: Quân đội trong bối cảnh và thách thức mới

Bài 2: Quân đội trong bối cảnh và thách thức mới

Trong bối cảnh thế giới và khu vực đầy biến động, xây dựng quân đội vững mạnh và củng cố quốc phòng trở thành nhiệm vụ trọng yếu.
Bài 1: Trụ cột vững chắc của đất nước trong mọi thời kỳ

Bài 1: Trụ cột vững chắc của đất nước trong mọi thời kỳ

Trong suốt 80 năm, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã ghi dấu ấn đậm nét với những chiến công lẫy lừng và tinh thần chiến đấu quả cảm vì độc lập, tự do của dân tộc.
Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Bộ đội Cụ Hồ”

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Bộ đội Cụ Hồ”

“Bộ đội Cụ Hồ” là danh hiệu cao quý, chứa đựng sự tin yêu dành cho quân đội ta nhưng lại là một trong những nội dung mà thế lực thù địch thường xuyên chống phá.

Tin cùng chuyên mục

Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng

Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng

Ngót 40 năm đổi mới của cả dân tộc, cả đất nước hội đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” về tiềm lực, vị thế để bước vào kỷ nguyên mới vươn mình cùng thời đại.
Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện

Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện

Sau 5 năm được thành lập và đi vào hoạt động, Đảng bộ Tổng công ty Điện lực - TKV đã phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện tại doanh nghiệp Nhà nước.
Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, việc trao cho người dân những cơ hội được học tập luôn cần được coi như ưu tiên cao nhất của mọi nền giáo dục.
Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ 'cờ vàng 3 sọc đỏ' của tổ chức khủng bố Việt Tân

Tìm đủ mọi cách để bịa đặt, xuyên tạc từ hình ảnh “cờ vàng 3 sọc đỏ”, Việt Tân ngày càng điên cuồng tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận.
Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay được đặt trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ.
Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Sáng 7/11, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động công tác đảng, công tác chính trị tại Vùng 3 Hải quân.
Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Để đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình, chúng ta phải khẩn trương thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.
Thắng

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đất nước 'chuyển mình', bước vào kỷ nguyên mới, cần chiến thắng được 'giặc nội xâm' – lãng phí là nhiệm vụ cấp bách được Tổng Bí thư Tô Lâm quan tâm sâu sắc.
Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga cùng với sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới được xem là sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của thế kỷ XX.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Đổi mới sáng tạo được xem là con đường để nhanh chóng tận dụng được sức mạnh của khoa học – công nghệ 4.0 rút ngắn khoảng cách đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Những điển hình cách làm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp chính là khai mở dư địa tiềm năng, hiện thực hóa khát vọng đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Không chi sinh hoạt nghiêm túc, các chi bộ trong Đảng bộ EVNICT còn có nhiều sáng kiến nâng cao chất lượng sinh hoạt thông qua các ý kiến dân chủ.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Đổi mới sáng tạo đi cùng các đột phá chiến lược là chủ trương lớn của Đảng ta, con đường ngắn nhất đưa Việt Nam tới phồn vinh, hạnh phúc.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

Chi bộ Phòng Triển khai dịch vụ thuộc Đảng bộ EVNICT đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề thực tế ý nghĩa, thu hút 100% đảng viên tham dự.

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Với sự đổi mới, cách làm hay, sinh hoạt chuyên đề tại các chi bộ ở Đảng bộ EVNICT đã có những thành quả nhất định.
Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng-Trúng -Hay” là một nhiệm vụ không dễ tuy nhiên ở Đảng bộ EVNICT đã nỗ lực thực hiện và có những thành công nhất định.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Chi bộ là đồn lũy của Đảng chiến đấu ở trong quần chúng” và “là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng”.
Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

63 năm đã trôi qua, nhưng con đường huyền thoại - đường Hồ Chí Minh trên biển vẫn hiện hữu và trở thành một kỳ tích của dân tộc Việt Nam.
Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Những luận điệu xuyên tạc về việc thông báo tăng giá điện gần đây là một chiêu trò quá quen thuộc mà các thế lực thù địch và cơ hội chính trị luôn sử dụng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động