Người Sán Chay lập nghiệp ở Tam Lập (Bình Dương)

Bài 1: Vượt khó thoát nghèo, an cư trên vùng đất kinh tế mới

Hơn 30 năm vượt khó thoát nghèo, gây dựng, lập làng lập nghiệp trên vùng kinh tế mới, người Sán Chay ở Tam Lập đã có cuộc sống khá giả, an cư.
Sơn La: Người dân vùng biên Mường Lèo vươn lên thoát nghèo Kon Tum: Phát triển kinh tế dược liệu, cầu nối mang đến no ấm

Từ núi rừng Việt Bắc bốn mùa mây bay gió thổi, 6 anh em ruột dòng họ La của đồng bào Sán Chay quyết tâm xuống núi, vượt hàng ngàn cây số xuôi về vùng đất phương Nam tại xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương để lập nghiệp.

Với ý chí khát vọng “biến sỏi đá cũng thành cơm”, hơn 30 năm gây dựng, lập làng lập xóm nơi vùng đất kinh tế mới, cuộc sống của họ giờ đây đã khá giả, con cháu được học hành thành đạt.

Bài 1: Vượt khó thoát nghèo, an cư trên vùng đất kinh tế mới
Vườn cao su của đồng bào Sán Chay ở vùng đất kinh tế mới xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đã cho thu hoạch

“Đất lành chim đậu”

Từ trung tâm huyện lỵ Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, chỉ mất tầm hơn nửa tiếng đồng hồ đi xe máy theo con đường nhựa băng qua cánh rừng cao su là đến nương rẫy của đồng bào Sán Chay, thuộc địa bàn xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Thuở xưa, nơi đây là một vùng rừng rậm hoang vu không có bóng người, không có ánh điện và không có đường sá mà chỉ có muôn loài chim muông và thú rừng. Vùng đất Tam Lập xưa với những cánh rừng nguyên sơ hun hút tưởng chừng như không ai dám đặt chân đến nơi đây sinh sống.

Trong những năm tháng kháng chiến ác liệt nhất ở miền Nam, ông La Văn Bình - người anh trai cả trong dòng họ La của đồng bào Sán Chay (quê ở Thái Nguyên) cùng đoàn quân được điều động vào chiến trường miền Nam để đánh giặc. Một lần tình cờ theo đoàn quân băng qua cánh rừng ở vùng đất Tam Lập, nhận thấy đây là một vùng đất hiền hòa với khí hậu quanh năm mát mẻ, tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp tốt hơn ở quê hương mình.

Sau khi chiến trường miền Nam không còn tiếng súng, những người lính trong đoàn quân ấy khoác ba lô trở về quê hương đoàn tụ với gia đình trong niềm vui chiến thắng. Riêng ông La Văn Bình quyết tâm ở lại Bình Dương và lựa chọn vùng đất Tam Lập để sinh cơ lập nghiệp với khát vọng làm giàu bằng chính đôi tay và sức lao động của mình.

Hồi tưởng lại những ngày đầu gian nan vất vả, ông La Văn Bình kể: “Thuở ấy vào khoảng những năm 1990, tôi biên thư về quê kêu gọi tất cả anh chị em ruột của tôi vào đây lập nghiệp. Vậy là sáu anh em ruột chúng tôi đều đồng ý bỏ lại ruộng nương cho họ hàng, làng xóm rồi rời quê hương, di cư từ Thái Nguyên vào đây khai phá, cải tạo đất rừng để sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế”.

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cao su bạt ngàn màu xanh mơn mởn những chồi lá non trên vùng đất đỏ ba zan của người đồng bào Sán Chay, nghỉ chân bên dòng suối Gia Huơ, ông La Văn Sự - người em trai thứ hai của ông La Văn Bình, tâm sự: “Nhận được thư anh Bình gửi về bàn bạc anh em trong gia đình vào Nam lập nghiệp. Còn nhớ lúc đó nhà tôi còn mỗi con lợn cóc van tầm vài chục ki lô gam - tài sản duy nhất của gia đình. Vợ tôi gọi thương lái vào bán rồi đưa hết số tiền bán lợn cho tôi để lo chi phí tiền tàu xe trước khi lên đường vào Nam”.

Ông La Văn Sự còn chia sẻ thêm, những ngày đầu tiên đặt chân đến vùng đất lạ, không gian nơi đây là một cánh rừng rậm nguyên sinh với những bụi cây hoang dại gai góc, không có một bóng nhà dân. Mấy anh em ông Sự vào rừng chặt cây dựng nhà, lợp mái bằng tranh và xây tường vách bằng đất ở tạm qua ngày. Sắp xếp ổn định nơi ăn chốn ở, ngày ngày mấy anh em lại đi bộ từ xã Tam Lập xuống trung tâm huyện Phú Giáo tìm việc làm thuê làm mướn để lấy tiền trang trải cuộc sống.

Cứ ba ngày đi làm thuê kiếm tiền đủ mua gạo ăn trong tuần rồi nghỉ việc và đi vào rừng phát cây, cuốc đất khai phá đồi nương. Khi nào trong nhà hết gạo thì lại tạm dừng lên nương và tiếp tục xuống huyện đi làm phụ hồ thuê kiếm tiền. Công việc hàng ngày như thế cứ trôi dần theo năm tháng, nương rẫy của đồng bào Sán Chay ngày càng được mở rộng bằng những giọt mồ hôi và đôi tay chai sạn của người lao động cần mẫn và ý chí. “Cuộc sống lúc đó khổ sở và thiếu thốn vô cùng nhưng anh em chúng tôi luôn động viên cùng nhau cố gắng vượt qua tất cả”, ông Sự tâm tình.

“Có công mài sắt, có ngày nên kim”, sau vài năm, sáu anh em ruột trong đại gia đình ông La Văn Bình đã mở rộng diện tích đồi nương khoảng hơn 50 mẫu đất bằng sức lao động thủ công của mình. Họ chia đều diện tích đất cho nhau để trồng cây, phát triển kinh tế.

Bài 1: Vượt khó thoát nghèo, an cư trên vùng đất kinh tế mới
Trò chơi tung còn của người Sán Chay thường được tổ chức trong Lễ hội Cầu Mùa vào dịp đầu năm, giúp thế hệ trẻ của đồng bào Sán Chay ở Tam Lập hiểu thêm về cội nguồn văn hóa dân tộc

Biến đất cằn phải “nở hoa”

Có được thành quả đầu tay là những đồi nương đất trống đương trong thời gian cày xới và cải tạo, anh em người Sán Chay tìm đến cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Phú Giáo để được hướng dẫn lựa chọn cây trồng, cách chăm sóc cây đúng kỹ thuật. Nhận thấy, chất đất và khí hậu ở vùng này rất thích hợp trồng và phát triển cây lâu năm cho giá trị kinh tế cao như cây cao su, cây điều và cây hoa màu, sáu anh em dòng họ La của người Sán Chay thống nhất lựa chọn cây cao su và cây điều làm cây chủ lực để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để có tiền đầu tư mua phân, giống, anh em họ lại tiếp tục đi làm thuê. Số tiền đi làm thuê tích cóp được bao nhiêu lại đầu tư mua giống cây về trồng dần bấy nhiêu, ông Bình cho biết.

Thiên nhiên đã không phụ công những con người hăng say, miệt mài lao động, giàu nghị lực vượt qua gian khó để thoát nghèo. Sau 10 năm khai hoang lập nghiệp, rừng cao su, rừng điều của bà con đồng bào Sán Chay trên vùng đất kinh tế mới xã Tam Lập, huyện Phú Giáo đã đâm chồi nảy lộc, xòe tán phủ xanh vùng đồi đất đỏ bazan khô cằn này.

Khi cây điều trên nương vừa bắt đầu trổ bông mùa vụ đầu tiên, sáu anh em ruột dòng họ La của người Sán Chay lần lượt về quê đón vợ con vào sinh cơ lập nghiệp. Họ yêu thương, đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau lập thành xóm thành làng, an cư gây dựng cuộc sống nơi vùng đất kinh tế mới…

Ông Nguyễn Anh Vũ, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, cho biết: “Trụ sở UBND xã Tam Lập được hình thành sau khi vùng đất này có người dân đến đây ở, đa phần họ là người đồng bào dân tộc thiểu số đến từ nơi khác về đây sinh sống. Nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của đồng bào, địa phương luôn gần gũi, sát cánh chăm lo đời sống vật chất cũng như văn hóa tinh thần nhằm động viên đồng bào yên tâm phát triển kinh tế. Hàng năm, chúng tôi hỗ trợ cộng đồng người Sán Chay duy trì tổ chức Lễ hội Cầu Mùa để khuyến khích họ gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của người đồng bào”.

Bài 2: Thắm tình quê hương miền đất đỏ phương Nam

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Ngày 25/4/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương làm việc với Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc chấp hành pháp luật về Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả.
Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Để đón làn sóng đầu tư mới trong ngành công nghiệp bán dẫn, nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực.
Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Thời gian tới, Bình Dương đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ, diện tích mỗi cụm 75 ha, trong đó xây dựng 1 cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành cơ khí.
Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Lũy kế xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 của Bình Dương đạt 11 tỷ USD, tăng 15,6% so với với cùng kỳ năm 2023, thặng dư thương mại đạt 3,4 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Ngày 23/4/2024, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị đối thoại với tiểu thương, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tái lập huyện Long Đất

Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tái lập huyện Long Đất

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong thời gian tới.
Sở Công Thương An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vượt khó

Sở Công Thương An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vượt khó

Sở Công Thương An Giang đang tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, giúp hoạt động sản xuất công nghiệp tăng tốc.
Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Hà Giang phát triển mô hình kinh tế tập thể, HTX nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân liên kết phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Vừa khánh thành, Đài Kiểm soát không lưu sân bay Điện Biên có gì đặc biệt?

Vừa khánh thành, Đài Kiểm soát không lưu sân bay Điện Biên có gì đặc biệt?

Ngày 20/4, sau một năm thi công, Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Lai Châu: Tập trung các giải pháp đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Lai Châu: Tập trung các giải pháp đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Sáng nay (19/4), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu khoá XIV tổ chức Hội nghị lần thứ 19 thảo luận và quyết định một số nội dung quan trọng của địa phương
Bà Rịa – Vũng Tàu tạo động lực cho các dự án trọng điểm

Bà Rịa – Vũng Tàu tạo động lực cho các dự án trọng điểm

HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thông qua 4 nghị quyết, trong đó có 1 nghị quyết thuộc lĩnh vực đầu tư công và 3 nghị quyết thuộc lĩnh vực đất đai.
Cần Thơ: Doanh thu trong các khu công nghiệp đạt trên 687 triệu USD

Cần Thơ: Doanh thu trong các khu công nghiệp đạt trên 687 triệu USD

Tổng doanh thu của các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ là 687,7 triệu USD, tăng 25% với cùng kỳ năm 2023.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng quý I/2024 không đạt như kế hoạch, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn.
Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Nhờ nâng cao quyền năng kinh tế, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quang Bình (Hà Giang) đã tự tin vươn lên làm chủ kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo
Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Năm 2024, tỉnh Tuyên Quang đặt ra mục tiêu giải quyết việc làm cho 22.550 lao động với tỷ lệ qua đào tạo đạt 69,5%, trong đó tỷ lệ có bằng, chứng chỉ là 28%.
Lâm Đồng: Triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước

Lâm Đồng: Triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách quý I/2024 của tỉnh Lâm Đồng tuy đảm bảo dự toán Trung ương giao, nhưng không đạt chỉ tiêu. Tỉnh này đang triển khai các giải pháp nhằm tăng thu.
Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trong mùa mưa bão năm 2024, hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa, phương án ứng phó sự cố đã được PC Hà Giang hoàn tất.
Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa

Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa

Nhìn từ các xứ sở bò sữa trên thế giới hiện nay, Mang Yang - Gia Lai hội tụ nhiều yếu tố để có thể xây dựng thành "thiên đường chăn nuôi bò sữa”.
Bình Dương: Phát triển logistics gia tăng lợi thế trong thu hút đầu tư

Bình Dương: Phát triển logistics gia tăng lợi thế trong thu hút đầu tư

Sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ đã và đang tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy ngành dịch vụ logistics của Bình Dương.
Thái Nguyên bứt phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư

Thái Nguyên bứt phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư

Trên đà phát triển, tỉnh Thái Nguyên đang tiếp tục tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.
Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Tập đoàn TKV luôn xác định tỉnh Lâm Đồng là địa bàn chiến lược để tiếp tục đầu tư thăm dò phát triển tài nguyên và đầu tư các dự án bô xít - alumin mới.
Hơn 700 nhà lãnh đạo và CEO dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tại Bình Dương

Hơn 700 nhà lãnh đạo và CEO dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tại Bình Dương

Từ ngày 14 - 16/4/2024, sẽ diễn ra Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế quý I/2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế quý I/2024

Trong quý I/2024, Việt Nam thu hút được 6,17 tỷ USD vốn FDI, trong đó tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút vốn FDI hơn 1,5 tỷ USD, bằng một phần tư của cả nước.
Phú Thọ: Kiểm tra, giám sát chặt chẽ kinh doanh hàng hóa dịp Giỗ Tổ

Phú Thọ: Kiểm tra, giám sát chặt chẽ kinh doanh hàng hóa dịp Giỗ Tổ

Các lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ tăng cường quản lý, giám sát, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm trong kinh doanh hàng hóa dịp Giỗ Tổ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động