Các giải pháp cấp bách tháo gỡ thiếu điện của Bộ Công Thương: Nhìn nhận và khuyến nghị

Bài 1: Thách thức cung ứng điện và những giải pháp cấp bách

Trước ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan, dẫn đến nhiều thách thức trong cung ứng điện mùa cao điểm nắng nóng, Bộ Công Thương đã chủ động, nhanh chóng vào cuộc đưa ra nhiều giải pháp cụ thể.

Chủ động đảm bảo cung ứng điện

Với chức năng quản lý ngành, định kỳ vào dịp cuối năm, trên cơ sở bám sát các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu, dự báo và tính toán nhu cầu phụ tải, Bộ Công Thương đều xây dựng kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia cho năm kế tiếp. Năm 2022, để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng GDP là 6-6,5%, Bộ Công Thương đã phê duyệt phương án cung cấp điện với tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc, bao gồm cả sản lượng điện mặt trời mái nhà năm 2022 là 275,505 tỷ kWh, tăng khoảng 7,88% so với năm 2021. Trong đó mùa khô là 133,622 tỷ kWh và mùa mưa là 141,883 tỷ kWh.

Trên cơ sở này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tính toán và đưa ra mức tăng trưởng điện dự kiến là 242,35 tỷ kWh, tăng trưởng 7,6% so với năm 2021.

Để đảm bảo cấp điện an toàn liên tục phục vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2022, trong kế hoạch cung cấp điện, Bộ Công Thương cũng đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ; chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, doanh nghiệp liên quan thực hiện từ cơ cấu nguồn phát điện đến truyền tải, phân phối điện…; công tác phối hợp đảm bảo nguồn đầu vào cho sản xuất điện; các giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình điện; triển khai các chương trình sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả; công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên với mục tiêu không để thiếu điện.

Theo tính toán đưa ra hồi cuối năm ngoái, đại diện Bộ Công Thương khẳng định, với tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống (đứng đầu Asean về công suất) đạt 76.620MW vào cuối năm 2021, tăng gần 7.500MW so với năm 2020 cùng với các giải pháp cụ thể, việc cung ứng điện năm 2022 về cơ bản được bảo đảm, không phải thực hiện cắt giảm điện nếu không có hiện tượng bất thường hay thời tiết cực đoan.

Bài 1: Thách thức cung ứng điện và những giải pháp cấp bách
Bộ Công Thương đã đưa ra nhiều giải pháp đảm bảo than cho sản xuất điện

Nhu cầu tăng cao và những giải pháp cấp bách

Năm 2022 với quan điểm thích ứng linh hoạt, Chính phủ cho phép mở cửa lại toàn bộ nền kinh tế - xã hội, kéo theo nhu cầu sử dụng điện tăng cao nhưng do những yếu tố khách quan như ảnh hưởng từ dịch bệnh, xung đột địa chính trị làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, khủng hoảng năng lượng dẫn đến nhiều thách thức trong việc cung ứng điện trong nước, nhất là vào thời điểm nắng nóng.

Trên thực tế, sự phục hồi kinh tế nhanh trong 3 tháng đầu năm đã khiến nhu cầu sử dụng điện tăng cao hơn mức dự kiến. Theo báo cáo của EVN, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống Quý I đạt 63,03 tỷ kWh, tăng 7,8% so với cùng kỳ. Sản lượng điện thương phẩm đạt 54,78 tỷ kWh, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên điện thương phẩm tháng 3/2022 ước đạt 18,84 tỷ kWh, tăng 9,4%. Phụ tải tháng 3 cao hơn trung bình khoảng 4,2tr.kWh/ngày so với phương thức dự kiến.

Đặc biệt, trong Quý I/2022, EVN gặp một số khó khăn trong cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện với lượng than được cung cấp thiếu hụt 1,36 triệu tấn so với khối lượng trong hợp đồng. Do đó, đến cuối tháng 3/2022, nhiều tổ máy nhiệt điện than trong hệ thống đã phải dừng và giảm phát; các nguồn nhiệt điện than huy động thấp hơn kế hoạch là 1,365 tỷ kWh.

Trước những nguy cơ thiếu than cho sản xuất điện, ngày 11/3, Bộ Công Thương đã có văn bản số 1225/BCT-DKT yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo năng lực sản xuất than, thực hiện mọi giải pháp đảm bảo cung cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện theo đúng Hợp đồng mua bán/ cung cấp than đã ký với quan điểm “Trong bất luận trường hợp nào cũng không được để thiếu than cho sản xuất điện”.

Bài 1: Thách thức cung ứng điện và những giải pháp cấp bách
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Australia xúc tiến việc nhập khẩu than

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã chủ động tổ chức họp và làm việc với các đối tác quốc tế như Australia, Nam Phi để xúc tiến nhập khẩu than về Việt Nam ngay trong tháng 4 – 5/2022.

Ngày 10/4/2022, trong khuôn khổ chuyến công tác Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào để đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới với Bộ Công Thương Lào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi hội đàm với đồng chí Đao-vông Phon-kẹo, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào nhằm tăng cường hợp tác song phương Việt Nam – Lào trong lĩnh vực điện và khoáng sản. Đặc biệt, hai bên đã nhất trí phối hợp chặt chẽ để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thành các dự án đường dây truyền tải, liên kết lưới điện giữa hai nước phục vụ cho quá trình nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam.

Bài 1: Thách thức cung ứng điện và những giải pháp cấp bách
Cuộc Hội đàm giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng lượng và Mỏ Lào về năng lượng và khoáng sản

Trên thực tế, với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về năng lượng, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã thường xuyên yêu cầu các Cục, vụ liên quan đến năng lượng báo cáo tại các cuộc giao ban định kỳ hàng tuần để nắm bắt, chỉ đạo, đưa ra các giải pháp kịp thời. Ngoài ra, Bộ Công Thương còn tổ chức nhiều cuộc họp chuyên đề với các đơn vị, doanh nghiệp năng lượng về từng lĩnh vực như tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh các dự án nguồn điện, dự án truyền tải, năng lượng tái tạo; các giải pháp cung cấp than, khí cho sản xuất điện...nhằm đảm bảo cung cấp đủ điện cho nền kinh tế - xã hội cũng như sinh hoạt của Nhân dân.

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện.
EVN kiến nghị gì để phát triển điện khí?

EVN kiến nghị gì để phát triển điện khí?

Nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí cũng như quá trình thương thảo hợp đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam mới đây đã gửi một số kiến nghị tới Thủ tướng.
Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Bộ Công Thương tổ chức họp Tổ Biên tập Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tổ chức họp Tổ Biên tập Luật Điện lực (sửa đổi)

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Tổ Biên tập Luật Điện lực (sửa đổi) nhóm 1 đã tổ chức họp nhằm rà soát, đánh giá, thảo luận các ý kiến về dự thảo Luật đang lấy ý kiến.
Chia sẻ trách nhiệm cung ứng điện cao điểm mùa khô 2024

Chia sẻ trách nhiệm cung ứng điện cao điểm mùa khô 2024

Năm 2024, vấn đề điện cơ bản được đảm bảo, tuy nhiên dự báo vẫn còn những khó khăn thách thức, cần sự chung tay của khách hàng sử dụng điện.

Tin cùng chuyên mục

Những lý do cần sửa đổi Luật điện lực: Kỳ 2 - Hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ

Những lý do cần sửa đổi Luật điện lực: Kỳ 2 - Hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ

Việc sửa đổi Luật điện lực nhằm thể chế hoá chủ trương, chiến lược của Đảng về năng lượng điện, góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý để ngành điện phát triển.
Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương về đảm bảo cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024

Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương về đảm bảo cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-BCT về việc đảm bảo cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024.
Phát triển hệ thống Pin lưu trữ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng bền vững

Phát triển hệ thống Pin lưu trữ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng bền vững

Hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin sẽ mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Thường trực Chính phủ họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Thường trực Chính phủ họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhằm sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách về điện lực, ngày 15/3, tại Hà Nội, Thường trực Chính phủ sẽ tổ chức cuộc họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Bộ Công Thương: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, cung ứng điện

Bộ Công Thương: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, cung ứng điện

Để đảm bảo cung ứng điện năm 2024, nhất là các tháng cao điểm mùa khô, Bộ Công Thương sẽ tăng cường kiểm tra các đơn vị phát điện.
Quy định mới "gỡ vướng" thi công các dự án lưới điện

Quy định mới "gỡ vướng" thi công các dự án lưới điện

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 27/2024/NĐ-CP tháo gỡ khó khăn về tạm sử dụng rừng phục vụ thi công dự án lưới điện vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: Gắn với trách nhiệm của từng Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: Gắn với trách nhiệm của từng Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp

Để thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam đến 2030, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho từng Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.
Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030

Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định 215/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Nâng cao năng lực truyền tải điện, vận hành an toàn mạch 500kV mùa khô năm 2024

Nâng cao năng lực truyền tải điện, vận hành an toàn mạch 500kV mùa khô năm 2024

Đây là chỉ đạo của lãnh đạo EVN tại buổi làm việc với EVNNPT và Công ty Truyền tải điện 1 tại Truyền tải điện Ninh Bình và Thanh Hóa ngày 22/2 vừa qua.
Triển khai Chiến lược Hydrogen: Doanh nghiệp, địa phương đề xuất gì?

Triển khai Chiến lược Hydrogen: Doanh nghiệp, địa phương đề xuất gì?

Tại Hội nghị triển khai Chiến lược Hydrogen, nhiều doanh nghiệp, địa phương, chuyên gia đã đưa ra các đề xuất, khuyến nghị.
Chiến lược Hydrogen mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam

Chiến lược Hydrogen mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam

Sáng 22/2/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai Chiến lược năng lượng Hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển năng lượng Hydrogen

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển năng lượng Hydrogen

Ngày 22/2/2024, tại Hà Nội, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai Chiến lược năng lượng Hydrogen.
Những nguyên tắc nào của JETP nhà đầu tư cần quan tâm?

Những nguyên tắc nào của JETP nhà đầu tư cần quan tâm?

Kế hoạch huy động nguồn lực đặt ra những nguyên tắc chung để lựa chọn các dự án tham gia JETP, nhà đầu tư cần nắm rõ để đáp ứng các tiêu chí khi tham gia dự án.
Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng hydrogen

Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng hydrogen

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Không để thiếu xăng dầu – điện trong mọi tình huống dịp Tết Nguyên đán 2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Không để thiếu xăng dầu – điện trong mọi tình huống dịp Tết Nguyên đán 2024

Phát biểu chỉ đạo tại các đơn vị xăng dầu - điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, không để thiếu điện - xăng dầu trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Bộ trưởng Bộ Công Thương kiểm tra công tác đảm bảo xăng dầu - điện Tết Nguyên đán 2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương kiểm tra công tác đảm bảo xăng dầu - điện Tết Nguyên đán 2024

Sáng 6/2/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã đi kiểm tra công tác đảm bảo xăng dầu - điện Tết Nguyên đán 2024 và chúc Tết một số doanh nghiệp ngành năng lượng.
Bàn giải pháp mở rộng ứng dụng nhiên liệu LNG

Bàn giải pháp mở rộng ứng dụng nhiên liệu LNG

Nhiên liệu LNG có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt với lĩnh vực năng lượng, do vậy nhanh chóng mở rộng ứng dụng loại khí này là cần thiết.
Ứng dụng nhiên liệu LNG nền tảng cho lộ trình giảm phát thải khí nhà kính

Ứng dụng nhiên liệu LNG nền tảng cho lộ trình giảm phát thải khí nhà kính

Chiều 30/1, Hội thảo “Chuyển đổi xanh ngành Công nghiệp: Ứng dụng nhiên liệu LNG nền tảng cho lộ trình giảm phát thải khí nhà kính” do Báo Xây dựng tổ chức.
Thủ tướng họp với Bí thư, Chủ tịch 9 tỉnh thúc đẩy dự án đường dây 500kV mạch 3

Thủ tướng họp với Bí thư, Chủ tịch 9 tỉnh thúc đẩy dự án đường dây 500kV mạch 3

Sáng ngày 28/1, tại Thanh Hoá, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì làm việc với các Bộ, ngành và 9 tỉnh thúc đẩy các dự án đường dây 500kV mạch 3.
Thành lập, trao giấy chứng nhận đăng ký cho Công ty Cổ phần Điện khí LNG Thái Bình

Thành lập, trao giấy chứng nhận đăng ký cho Công ty Cổ phần Điện khí LNG Thái Bình

Tổ hợp các nhà đầu tư vừa tổ chức công bố quyết định thành lập và ra mắt lãnh đạo Công ty Cổ phần Điện khí LNG Thái Bình.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động