"Lỗ hổng" giáo dục nhìn từ “biến tướng” dạy thêm, học thêm:

Bài 1: Nỗi ám ảnh mang tên... học thêm!

Lịch học chính, học thêm kín tuần từ sáng đến tối là nỗi ám ảnh của các học sinh cũng như nhiều ông bố, bà mẹ hiện nay…
Thanh Hóa: Cấm tổ chức dạy thêm, học thêm trong dịp nghỉ hè Chấn chỉnh việc thu góp trái quy định và dạy thêm Hà Nội và nhiều địa phương cấm tổ chức dạy thêm dịp hè

"Chạy đua" học thêm

Hai tiếng học thêm, nghe chừng đơn giản nhưng luôn là nỗi ám ảnh với rất nhiều ông bố bà mẹ mỗi dịp năm học mới bắt đầu. Nhiều phụ huynh vì muốn con mình tiến bộ bằng bạn bằng bè nên cũng "chạy đua" cho con đi học thêm trung tâm này, lớp nọ.

Chị Nguyễn Thuỳ Trang, có cậu con trai học lớp 3 ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết, bắt đầu vào năm học mới các phụ huynh trong lớp của các con chị đã rục rịch tìm lớp học thêm cho con. Cũng theo chị Trang, việc cho con đi học thêm nhằm tăng cường và nâng cao kiến thức bổ trợ trong quá trình con học tập, cũng như việc học thêm nhà cô xem như thay bố mẹ ôn lại bài cho con.

Bài 1: "Mẹ ơi! Con không được phát phiếu bài tập riêng"
Nhiều phụ huynh vì muốn con mình tiến bộ bằng bạn bằng bè nên cũng "chạy đua" cho con đi học thêm trung tâm này, lớp nọ.

Chị Trang cho biết thêm, thường với các bạn cấp 1 thì môn học thêm chủ yếu là Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh và xác định những môn học này sẽ là môn chủ đạo nên chị Trang đã đăng ký cho con trai học thêm.

"Thường các cô sẽ tổ chức gom khoảng 10-15 học sinh rồi mở lớp dạy tại nhà. Chi phí cho 1 buổi học thường là 200.000 đồng/buổi/2 tiếng. Tuần con học 3 buổi, mỗi môn một buổi tối. Giáo viên chủ yếu là các cô giáo đang trực tiếp dạy con hoặc các cô trong trường. Để phát triển năng khiếu cho con, hai vợ chồng tôi còn đầu tư cho con học đàn vào 1 buổi tối trong tuần" - chị Trang bộc bạch.

Ngoài các buổi tối học thêm tại nhà riêng của các cô, cuối tuần, chị Trang còn đăng ký cho con trai chị học thêm Toán và Tiếng Anh nâng cao tại một số trung tâm "có tiếng". Dù biết chi phí tốn kém, con cũng vất vả hơn vì phải học gần như kín lịch các buổi tối trong tuần nhưng theo chị Trang, giờ nhà nhà cho con học thêm, mình không cho con học thì "lạc hậu" và sợ con không theo kịp kiến thức nên gia đình vẫn quyết định cho con đi học thêm.

Chị Đỗ Vân Oanh, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội - mẹ của một học sinh đang học lớp 9 trên địa bàn quận cho hay: "Cứ bắt đầu năm học mới là vợ chồng tôi lại đau đầu để chọn trung tâm, lớp học thêm cho con. Nào là bổ trợ Toán, Tiếng Anh, thậm chí một số môn khác nếu con muốn thi trường chuyên. Chi phí học chính không quá cao, song tiền học thêm cho con tổng các môn một tháng cũng "đốt" của bố mẹ đến 20 triệu đồng".

Đáng nói, theo chị Oanh, với lịch học dày đặc, ngoài giờ lên lớp 2 buổi/ngày, con gái chị còn học thêm 2 buổi Toán, 3 buổi tiếng Anh. Cứ học trên lớp về là lại chuẩn bị đi học thêm. Các buổi tối trong tuần đều kín lịch.

Không riêng gì gia đình chị Trang, chị Oanh, tình trạng dạy thêm, học thêm diễn ra tràn lan từ lớp 1 đến lớp 12 khiến nhiều phụ huynh quan ngại trước thực trạng và xu thế. Cả xã hội chạy đua, phụ huynh cũng bước vào đường đua và điều thấy rõ nhất chính là tốn kém cả tiền bạc lẫn sức khỏe, thời gian của chính mình và con cái. Các con gần như đang phải "gánh" trên vai quá nhiều áp lực trong khi học cả ngày ở trường chưa đủ, lại phải chạy “sô” học thêm ở các trung tâm buổi tối cũng như các ngày nghỉ.

Đáng lưu ý, nhiều trẻ mới lớp 1, lớp 2 đã bị cuốn vào guồng quay của học thêm khi ngày 2 buổi trên lớp, tối vò võ viết chữ, làm toán. Và lớn hơn một chút, các con phải làm quen với cảnh "gặm" vội ổ bánh mì để chạy đua với các lớp bồi dưỡng.

Bài 1: "Mẹ ơi! Con không được phát phiếu bài tập riêng"
Lịch học thêm khối 3 tại một trung tâm trên địa bàn Hà Nội

Cô Mai Thị Lâm, một giáo viên tiểu học trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết, không chỉ là gánh nặng về chi phí học tập đổ dồn lên kinh tế của mỗi gia đình, quan trọng hơn, việc học thêm theo phong trào đã đổ một khối áp lực lớn lên vai con trẻ. Các con đã bị "cướp" nhiều thứ, từ sức khỏe, tuổi thơ, đến cả khoảng thời gian cần thiết để xây dựng kỹ năng sống, vun đắp tình yêu thương.

Cùng với đó, năng lực tự học, năng lực tư duy của các con bị các lớp học thêm mài mòn đến mức triệt tiêu dần. Nhiều "thầy" còn dạy trước kiến thức cho trẻ ở lớp học thêm. Điều này khiến các con nảy sinh tư tưởng chủ quan, xem thường học chính khóa.

Học thêm vì… bị ép?

Thực tế, việc học thêm, dạy thêm, ở một góc độ nào đó rất thiết thực và tốt cho các em học sinh. Song, hiện nay, lợi dụng sự lỏng lẻo của pháp luật, nhiều "biến tướng" từ hoạt động này đã và đang diễn ra công khai. Nhiều phụ huynh dù không muốn, không có nhu cầu nhưng vì sợ con bị "trù", bị thờ ơ, hay trước "gợi ý" của cô giáo và nhà trường đã không dám từ chối mà đăng ký cho con đi học thêm.

Chia sẻ về vấn đề dạy thêm, học thêm, nhiều giáo viên cho rằng, những điểm tích cực của học thêm theo tinh thần tự nguyện nhằm nâng cao tri thức, đồng thời cũng thể hiện những nỗ lực của thầy cô luôn hết lòng vì học sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự thật đáng buồn là hiện nay, một bộ phận nhà giáo đã lạm dụng quyền hạn, "ép" học sinh học thêm, biến việc dạy học thành hoạt động trục lợi, khiến nó mất dần những ý nghĩa tốt đẹp ban đầu.

Có thể kể đến, một trường hợp "khóc dở mếu dở" là trường hợp của chị Hồ Thu Hà, có con học lớp 2 tại một trường ở Cầu Giấy, Hà Nội cho hay, do con chị không đi học thêm nhà cô nên không được cô phát phiếu ôn thi giữa học kỳ 1.

Chị Hà chia sẻ: "Thường ngày mỗi tối mình vẫn dạy con học bài. Mấy hôm trước nghe con tâm sự: Mẹ ơi, con không được phát phiếu bài tập, chỉ những bạn đi học thêm nhà cô mới được phát làm riêng để cô chấm".

"Nghe xong, tôi thực sự ngỡ ngàng. Đồng ý việc học thêm là tự nguyện của từng gia đình, nhưng việc cô chỉ phát phiếu bài tập cho những bạn đi học thêm với cô mà không phát cho những học sinh khác sẽ khiến các con cảm thấy tự ti, phân biệt đối xử" - chị Hà giãi bày, đồng thời cho biết, lớp con trai chị có 54 bạn thì có tới nửa lớp đã đăng ký học tại nhà cô.

Không đành lòng và sợ con bị "trù" nên chị Hà đang cân nhắc sẽ đăng ký cho con đi học thêm nhà cô. Cũng theo con trai chị cho biết, một số bạn hay nghịch ngợm ở lớp, hay bị cô mắng cũng đăng ký học thêm nhà cô.

Chị Vũ Thuý An, có 2 con học lớp 1 và lớp 6 ở quận Thanh Xuân, Hà Nội lo lắng, vừa vào năm học cô giáo đã thông báo lịch học thêm. Phụ huynh vừa chóng mặt lo đóng các khoản thu đầu năm giờ lại đến việc con đi học thêm. Bạn lớp 1 cô giáo dạy 2 buổi/tuần, bạn lớp 6 thì học 2 môn Toán, Văn tổng 4 buổi/tuần.

Bà mẹ hai con ngán ngẩm: Tôi không hiểu tại sao bây giờ tình trạng dạy thêm, học thêm lại tràn lan như vậy. Lớp nào, trường nào cũng tấp nập cô giáo mở lớp dạy thêm. Sợ nhất các cô nói là học tự nguyện nhưng trên lớp học chính kiểm tra theo chương trình của lớp học thêm. Bạn nào không học thêm thì chịu”.

Chị Lê Hoàng Phương có con học lớp 6 ở Hà Nội cũng bức xúc vì tình trạng cô giáo liên tục nhắc nhở học sinh đi học thêm đầy đủ: "Con tôi mới vào lớp 6. Cả ngày học ở trường, có hôm đến 17h45 mới hết tiết học. Thế nhưng từ đầu năm cô giáo chủ nhiệm đã định hướng cho con nên học ở trung tâm của cô 3 môn Văn, Toán, Tiếng Anh, mỗi môn 2 buổi học thêm".

Bài 1: "Mẹ ơi! Con không được phát phiếu bài tập riêng"
Học thêm... luôn là nỗi ám ảnh của nhiều học sinh, phụ huynh

Không bằng hình thức này thì bằng hình thức khác, ngoài những lớp tự giáo viên mở ra chào mời học sinh, nhiều nhà trường thời gian vừa qua cũng chèn thêm những môn học liên kết thêm, các câu lạc bộ (tiếng Anh, kỹ năng sống, STEM, nghệ thuật...) vào lịch chính khóa khiến học sinh nào không tham gia sẽ phải ra ngoài. Phụ huynh không muốn con bị lạc lõng, buộc phải chấp nhận dù không tự nguyện.

Chị Hà Vy - phụ huynh có cô con gái học lớp 6, thuộc địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ, mới đầu năm học, lịch học của con gái đã kín nhưng nhà trường lại thông báo thêm các chương trình liên kết từ bên ngoài được chèn vào mỗi buổi chiều trong tuần, trong đó có các câu lạc bộ nghệ thuật, kỹ năng mềm, Tiếng Anh,…

Mặc dù theo quy định, những buổi học này là trên tinh thần tự nguyện, học sinh nào không tham gia có thể ra ngoài ngồi. Tuy nhiên, nếu bất cứ học sinh nào không tham gia học, phụ huynh ngay lập tức nhận được cuộc gọi từ cô giáo.

Cô Đào Lan Hương, giáo viên tại một trường THCS trên địa bàn Hà Nội chia sẻ, cô đã từng chứng kiến ngay tại cơ sở giáo dục mà cô công tác cũng xảy ra không ít trường hợp giáo viên "gợi ý" cho học sinh đi học thêm, đặc biệt là các “môn chính”.

"Tôi cho rằng, cần phải cấm và bài trừ tận gốc tình trạng o ép học sinh học thêm, cắt xén bài giảng trên lớp để dạy cho lớp riêng biệt… bởi trong bất cứ trường hợp nào, việc dạy thêm phải xuất phát từ chính nhu cầu và lợi ích thực tiễn của học sinh" - cô Hương nói.

Cô Đào Lan Hương nhấn mạnh, dạy thêm, học thêm không xấu, nó chỉ trở nên méo mó và mất đi giá trị khi bị chi phối và lạm dụng. Và theo nhiều lý giải, nguyên nhân của tình trạng học thêm tràn lan một phần do hiện nay lương của giáo viên quá thấp khiến các thầy cô phải tranh thủ kiếm thêm thu nhập. Bên cạnh đó, nhu cầu muốn con bằng bạn bằng bè của phụ huynh cũng là nhân tố quan trọng.

Theo đó, cô Hương cho rằng, các bậc cha mẹ không nên chạy đua thành tích hay có tư tưởng so sánh con mình với "con nhà người ta", bởi đây cũng chính là nguyên nhân khiến vòng quay dạy thêm, học thêm cứ quẩn quanh không hồi kết.

Bài 2: Quyết liệt thanh, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Mục tiêu của Đề án nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Trường Quản trị và Kinh doanh tổ chức khai giảng, trao bằng tốt nghiệp sau đại học

Trường Quản trị và Kinh doanh tổ chức khai giảng, trao bằng tốt nghiệp sau đại học

Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa tổ chức Lễ khai giảng và trao bằng tốt nghiệp các chương trình sau đại học.
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2024

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2024

Chiều ngày 16/12, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (IUH) tổ chức lễ vinh danh và trao quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư của trường năm 2024.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế: Định hướng nghề nghiệp theo hướng xanh, bền vững

Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế: Định hướng nghề nghiệp theo hướng xanh, bền vững

Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế (Bộ Công Thương) phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình hướng nghiệp theo hướng xanh và bền vững.
Mới nhất, lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh cả nước

Mới nhất, lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh cả nước

Nhiều địa phương đã có chi tiết lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của giáo viên, học sinh. Hiện, địa phương nghỉ nhiều nhất là 17 ngày và ít nhất là 10 ngày.

Tin cùng chuyên mục

Nói không với điện thoại, học sinh ở Gia Lai làm gì trong giờ ra chơi?

Nói không với điện thoại, học sinh ở Gia Lai làm gì trong giờ ra chơi?

Phong trào "giờ ra chơi không điện thoại" tạo ra một khoảng không gian quý giá để học sinh Gia Lai giải phóng bản thân khỏi những giới hạn của công nghệ.
Đào tạo gắn với doanh nghiệp - “Một mũi tên, trúng hai đích”

Đào tạo gắn với doanh nghiệp - “Một mũi tên, trúng hai đích”

Việc đào tạo gắn với doanh nghiệp được xem là “một mũi tên, trúng hai đích” vừa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, vừa đem lại nguồn nhân lực chất lượng cao
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về giảm tỉ lệ xét tuyển sớm?

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về giảm tỉ lệ xét tuyển sớm?

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, với giới hạn 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm thì tỉ lệ trúng tuyển khoảng 5 - 7%, tạo công bằng trong tuyển sinh.
Nữ sinh Hà Nội trở thành tân Trạng nguyên tuổi 13 năm 2024

Nữ sinh Hà Nội trở thành tân Trạng nguyên tuổi 13 năm 2024

Hoàng Anh Thư - thí sinh tài năng đến từ Trường THCS Cổ Nhuế 2, Hà Nội - đã xuất sắc vượt qua 99 đối thủ để trở thành tân Trạng nguyên tuổi 13 năm 2024.
Tái hiện hoạt động thu hoạch, lưu trữ thóc, lúa qua giải đấu robot

Tái hiện hoạt động thu hoạch, lưu trữ thóc, lúa qua giải đấu robot 'Mùa vàng'

Học sinh Đà Nẵng, Quảng Nam tái hiện hoạt động thu hoạch, lưu trữ thóc, lúa của nền nông nghiệp Việt Nam qua giải đấu robot ‘Mùa vàng’.
Đà Nẵng: Hơn 6.000 người tham gia OPEN STEM DAY ‘trải nghiệm thế giới thông minh’

Đà Nẵng: Hơn 6.000 người tham gia OPEN STEM DAY ‘trải nghiệm thế giới thông minh’

Hơn 6.000 giáo viên, phụ huynh, học sinh tại TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam tham gia các hoạt động tại Ngày hội khoa học công nghệ OPEN STEM DAY 2024.
Hiệu quả công việc là

Hiệu quả công việc là 'thước đo' đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Bộ Công Thương đã triển khai nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương.
Khởi động cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024

Khởi động cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024

Cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024 với chủ đề 'Vẻ đẹp của sự thông minh' nhằm tôn vinh vẻ đẹp tri thức, trí tuệ của các nữ sinh viên Việt Nam...
Ứng dụng Blockchain và AI trong học tập giúp gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên

Ứng dụng Blockchain và AI trong học tập giúp gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên

Chương trình “Ứng dụng Blockchain và AI trong học tập - Động lực chuyển mình và cơ hội phát triển” vừa diễn ra tại Trường Đại học Gia Định – TP. Hồ Chí Minh.
Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong khai giảng lớp Trung cấp Lý luận chính trị năm 2024

Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong khai giảng lớp Trung cấp Lý luận chính trị năm 2024

Chiều 03/12/2024, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội tổ chức khai giảng lớp Trung cấp Lý luận chính trị hệ không tập trung.
Đề xuất quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

Đề xuất quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư mới về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Với nhiều cách làm sáng tạo, việc đưa con chữ đến từng bản làng đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.
Đội Robotacon của Việt Nam đại thắng tại World Robot Olympiad 2024

Đội Robotacon của Việt Nam đại thắng tại World Robot Olympiad 2024

20 đội Robotacon của Việt Nam ở nhóm 6-10 tuổi và 14 đội ở nhóm 8-19 tuổi thi đấu và đại thắng tại Global Robotics Game và World Robot Olympiad (WRO) 2024.
Hợp tác trong thiết kế vi mạch bán dẫn tại Việt Nam

Hợp tác trong thiết kế vi mạch bán dẫn tại Việt Nam

Biên bản ghi nhớ giữa Infineon Technologies và Đại học Phenikaa nhằm mục đích nâng cao năng lực thiết kế vi mạch và thúc đẩy tiến bộ công nghệ tại Việt Nam.
Sinh viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đạt giải ba cuộc thi Năng suất chất lượng 2024

Sinh viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đạt giải ba cuộc thi Năng suất chất lượng 2024

Tại cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về Năng suất chất lượng trong sinh viên 2024” khu vực miền Bắc, sinh viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã đạt giải ba.
Trung tâm Chính trị quận Hoàng Mai trao chứng nhận cho 102 học viên lớp đảng viên mới khoá II/2024

Trung tâm Chính trị quận Hoàng Mai trao chứng nhận cho 102 học viên lớp đảng viên mới khoá II/2024

Sáng 29/11, Trung tâm Chính trị quận Hoàng Mai đã tổ chức trao chứng nhận cho 102 học viên lớp đảng viên mới khoá II năm 2024.
Sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

Sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng: Chuyển đổi số thành công nhờ 3 yếu tố

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng: Chuyển đổi số thành công nhờ 3 yếu tố

Để chuyển đổi số thành công, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng đã tập trung vào 3 yếu tố: Con người, quy trình và công nghệ.
Gia Lai: Chuyện về cô giáo trẻ và hành trình gieo chữ ở vùng cao

Gia Lai: Chuyện về cô giáo trẻ và hành trình gieo chữ ở vùng cao

Cô giáo Lê Thị Ngọc Linh (29 tuổi) mang đam mê, nhiệt huyết của tuổi trẻ để bám các điểm trường, mang con chữ đến từng học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai.
Nhiều điểm cần chú ý trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học từ năm 2025

Nhiều điểm cần chú ý trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học từ năm 2025

Điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức phải được quy đổi tương đương về 1 thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, nhóm ngành đào tạo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động