Bài 1: Lịch sử và kinh nghiệm quốc tế trong quản lý, kinh doanh xăng dầu

Lịch sử đương đại ghi nhận nhiều cuộc khủng hoảng xăng dầu, gắn liền với xung đột chính trị và suy thoái kinh tế, gây ảnh hưởng tới tình hình tài chính toàn cầu
Chiết khấu kinh doanh xăng dầu: Bộ Công Thương đã nhiều lần đề nghị, Bộ Tài chính chưa điều chỉnh

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, tác động lớn đến tất cả các lĩnh vực sản xuất, nền kinh tế, đời sống xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. Sự biến động về giá cả mặt hàng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kịch bản điều hành và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Lịch sử biến động không ngừng

Năm 1973-1975, thế giới chứng kiến cuộc khủng hoảng dầu lửa Trung Đông khiến giá tăng vụt. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ việc các nước thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ngừng cung cấp nhiên liệu sang Mỹ, Nhật và Tây Âu, liên quan đến xung đột giữa Israel và liên quân Ai Cập - Syria. Sự kiện này đã khiến giá dầu thế giới tăng cao đột ngột và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 trên quy mô toàn cầu. Người dân của nhiều quốc gia phải xếp hàng dài chờ đợi trước các cây xăng.

Dầu mỏ đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. Ảnh: History.
Dầu mỏ đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. Ảnh: History.

Năm 1979, cách mạng Iran đã gây ra cuộc khủng hoảng dầu lửa lớn thứ hai thế giới. Chỉ trong vòng 1 năm (1979-1980), mỗi thùng dầu nhảy vọt từ 15,85 USD lên 39,5 USD. Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề khiến lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng một cách đáng lo ngại. Giá năng lượng đi lên kéo theo lạm phát gia tăng, đạt đỉnh 13,5% trong năm 1980, buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải thực hiện hàng loạt chính sách thắt chặt tiền tệ. Giá dầu tụt thê thảm vào những năm 1980, do tăng trưởng kinh tế chậm tại các nước công nghiệp. Hệ quả là giá dầu giảm mạnh từ 35 USD hồi năm 1981 xuống dưới 10 USD một thùng năm 1986. Cuộc khủng hoảng gây tổn thất nghiêm trọng cho các nước xuất khẩu dầu ở Bắc Âu, Liên Xô và khối OPEC. Nhiều công ty nhiên liệu của Mexico, Nigeria và Venezuela đến bên bờ vực phá sản.

Giá dầu thế giới một lần nữa tăng vọt 13% vào tháng 8-1990 vì cuộc chiến tranh vùng Vịnh giữa Iraq và liên quân hơn 30 quốc gia do Mỹ lãnh đạo để giải phóng Kuwait. Tại thời điểm đó, mỗi thùng dầu đắt gấp đôi chỉ trong vòng 2 tháng, từ 17 USD lên 36 USD mỗi thùng. Khủng hoảng này phần nào là nguyên nhân dẫn tới cuộc suy thoái kinh tế ở Mỹ với sự sụp đổ của thị trường tín dụng. Một loạt cường quốc chịu nhiều ảnh hưởng gián tiếp như Canada, Australia, Nhật, hay Anh cũng bị cuốn vào vòng xoáy suy thoái.

Thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng liên quan đến dầu mỏ. Ảnh: Investopedia
Thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng liên quan đến dầu mỏ. Ảnh: Investopedia

Các năm 2001, 2007-2008, 2011 và 2014, thế giới đều chứng kiến các khủng hoảng giá dầu nghiêm trọng, với giá dầu có nhiều thời điểm lên mức trên 100 USD một thùng. Đối với hiện tại, tác động bởi đại dịch COVID-19, cuộc xung đột Nga - UKraine, đã khiến giá dầu tăng vọt, khủng hoảng năng lượng càng trở nên nghiêm trọng. Đây chính là nguyên nhân khiến lạm phát tại nhiều quốc gia châu Âu hiện đang ở mức cao nhất trong 3-4 thập kỷ qua. Như tại Anh, dự kiến lạm phát vào tháng 10-2022 sẽ lên tới 13%, trong khi tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), con số này đã dao động quanh mức 10%.

Các nước quản lý kinh doanh xăng dầu như thế nào?

OPEC

OPEC là một tổ chức liên chính phủ thường trực của 14 quốc gia đang phát triển xuất khẩu dầu mỏ, là tổ chức điều phối và thống nhất các chính sách dầu khí của các quốc gia thành viên. Chính sách quản lý giá của khối này bao gồm 2 điểm chính: độc quyền quyết định giá và hạn ngạch sản xuất (khai thác). Tất các quốc gia đều thu được lợi nhuận đáng kể nhờ vào sự độc quyền về nguồn cung dầu mỏ do đó họ có thể tác động làm thay đổi mức giá bán theo hướng có lợi nhất. Các quốc gia trong OPEC cùng thống nhất việc tăng giá hay giảm giá dầu mỏ nhằm thu lợi nhuận cao nhất trong mọi tình hình. Mục tiêu chính thức được ghi trong Hiệp ước thành lập của OPEC là bảo vệ lợi ích của các nước thành viên; bảo đảm sự ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu mỏ, ổn định giá dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ; bảo đảm cung cấp đều đặn dầu mỏ cho các nước khác; bảo đảm cho các nước thành viên nguồn thu nhập ổn định từ nguồn lợi dầu mỏ; xác định chiến lược khai thác và cung cấp dầu mỏ.

OPEC được thành lập nhằm thống nhất và phối hợp các chính sách về dầu mỏ của các quốc gia thành viên. Ảnh: Energy Intelligence.
OPEC được thành lập nhằm thống nhất và phối hợp các chính sách về dầu mỏ của các quốc gia thành viên. Ảnh: Energy Intelligence.

Thực tế chỉ ra, nhiều biện pháp được OPEC đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, điển hình như trong các cơn khủng hoảng dầu mỏ, OPEC chẳng những đã không tìm cách hạ giá dầu mà lại duy trì chính sách giá cao trong một thời gian dài. OPEC có nhiệm vụ điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu mỏ của các nước thành viên và qua đó để khống chế giá dầu.

Hội nghị các bộ trưởng phụ trách năng lượng và dầu mỏ thuộc tổ chức OPEC mỗi năm nhóm họp hai lần nhằm đánh giá thị trường dầu mỏ và đề xuất các biện pháp tương ứng bảo đảm việc cung cấp dầu trong tương lai. Bộ trưởng các nước thành viên thay nhau theo nguyên tắc luân phiên làm chủ tịch của tổ chức hai năm một nhiệm kỳ. OPEC là đề ra một chiến lược chung về dầu mỏ nhằm để giữ giá. OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư thừa giả tạo nhằm qua đó có thể tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định. Có thể coi OPEC như là một liên minh độc quyền luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất cho các thành viên.

Mỹ

Mỹ là quốc gia có lượng xăng dầu tiêu thụ nhiều nhất thế giới nên bị ảnh hưởng rất lớn khi giá xăng dầu biến động. Trong khi đó, ngành xăng dầu Mỹ gồm một số lượng lớn các doanh nghiệp, nhưng quy mô các doanh nghiệp rất khác nhau. Chính vì vậy, việc quản lý, kiểm soát và định hướng tiêu dùng nhằm giữ ổn định thị trường loại hàng hóa chiến lược này được chính phủ Mỹ rất quan tâm và chú trọng.

Mỹ là một trong những quốc gia hàng đầu về khai thác, sản xuất dầu mỏ. Ảnh: Candorium.
Mỹ là một trong những quốc gia hàng đầu về khai thác, sản xuất dầu mỏ. Ảnh: Candorium.

Chính quyền Washington đã và đang thực thi một số chính sách cơ bản đối với kinh doanh xăng dầu:

Thứ nhất, về điều kiện gia nhập thị trường, Mỹ không hạn chế việc tham gia thị trường và quyền kinh doanh bao gồm cả quyền nhập khẩu và quyền phân phối mà quốc gia này quy định phải có sự tách biệt giữa hoạt động lọc dầu và hoạt động bán lẻ. Quy định này buộc các công ty dầu mỏ cho thuê các trạm bơm xăng cho các nhà vận hành độc lập khi có nguy cơ thống lĩnh thị trường và nhằm hạn chế các hành vi phi cạnh tranh. Các doanh nghiệp tư nhân nắm giữ từ lọc dầu đến nhập khẩu và cả phân phối sản phẩm xăng dầu, giá được thị trường quyết định, tuy nhiên vẫn có sự can thiệp ở mức tối thiểu của chính phủ. Chính vì các quy định hạn chế đối với hoạt động thương mại chỉ ở mức tối thiểu nên giá sản phẩm xăng dầu tại nước này thay đổi cùng nhịp với giá sản phẩm xăng dầu thế giới. Tuy nhiên, không có nghĩa là thị trường xăng dầu Mỹ hoàn toàn không có sự quản lý của chính phủ mà ở đó các doanh nghiệp phải tuân theo các quy định chung về bảo vệ người tiêu dùng và chống các hành vi phi cạnh tranh, cũng như nộp các loại thuế, tuân thủ các quy định về môi trường, an toàn...

Thứ hai, về chính sách dự trữ, Mỹ không có sự can thiệp trực tiếp đến giá cả thị trường mà thông qua vận hành quỹ dự trữ chiến lược. Mỹ có kho dự trữ chiến lược và tham gia chương trình năng lượng quốc tế của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), kho dự trữ chiến lược này được sử dụng để đảm bảo nguồn cung ứng cho nhu cầu nội địa, đồng thời can thiệp vào thị trường xăng dầu thế giới trong những trường hợp thiếu hụt. Trong những trường hợp có sự mất cân đối đáng kể trong cung cấp dầu mỏ, nguồn dự trữ xăng dầu chiến lược (SPR) phối hợp với các nước thành viên IEA khác sẽ được bán ra với số lượng lớn. Điều mà không nhiều quốc gia có đủ năng lực bởi bí hỏi phải có một lượng vốn lớn dành cho dự trữ.

Thứ ba, về chính sách thuế, Mỹ áp dụng thuế suất ổn định và tương đối thấp đối với các sản phẩm xăng dầu. Việc áp dụng thuế suất ổn định không những ổn định nguồn thu của Nhà nước, mà còn phản ánh sát thực hơn về biến động của thị trường xăng dầu quốc tế. Tuy nhiên, điều này làm cho người sử dụng xăng dầu luôn phải đối mặt với sự biến động giá cả và điều tiết lượng tiêu dùng.

Mỹ áp dụng thuế suất tương đối thấp đối với các sản phẩm xăng dầu. Ảnh: Reuters.
Mỹ áp dụng thuế suất tương đối thấp đối với các sản phẩm xăng dầu. Ảnh: Reuters.

Ngoài ra, Mỹ là quốc gia rất hiệu quả trong triển khai các biện pháp nhằm chống cạnh tranh độc quyền mặt hàng xăng dầu, bình ổn giá. Chính phủ Mỹ thường xuyên điều tra chống các hiện tượng thao túng thị trường xăng dầu bất hợp pháp; yêu cầu các công ty năng lượng tái đầu tư vào việc mở rộng công suất lọc dầu, tăng cường công tác nghiên cứu phát triển công nghệ mới, khuyến khích tìm kiếm và sử dụng các nguồn nhiên liệu mới thay thế xăng dầu; thường xuyên công bố giá bán bình quân xăng dầu trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng có căn cứ lựa chọn cây xăng có mức giá bán phù hợp, đảm bảo tính minh bạch thị trường và hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin.

Đặc biệt, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xăng dầu ở Mỹ phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật liên bang và pháp luật của các bang. Các bang quy định phải có sự tách biệt giữa hoạt động lọc dầu và hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp. Quy định này đã gây sức ép các doanh nghiệp dầu mỏ cho thuê các trợm bơm xăng cho các nhà vận hành động lập khi nhận thấy nguy cơ các doanh nghiệp này sẽ thống lĩnh thị trường. Bộ Năng lương Mỹ là cơ quan có nhiệm vụ dự trữ xăng dầu nhằm cân đối cung - cầu, chuyển đổi nhiên liệu và phân chia dự trữ dầu thô theo các quy định của cơ quan Năng lượng quốc tế.

Trong trường hợp có sự mất cân đối đáng kể trên thị trường xăng dầu, lượng xăng dầu dự trữ sẽ được bán ra trên thị trường. Tổng thống có thẩm quyền ra lệnh cắt giảm dự trữ xăng dầu nếu hành động này là cần thiết do sự thiếu hụt nghiêm trọng trong cung cấp năng lượng hoặc do nghĩa vụ của Mỹ trong chương trình năng lượng quốc tế.

(còn nữa)

Minh Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: xăng dầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng giám đốc EVNCPC kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 6 tại PC Quảng Bình

Tổng giám đốc EVNCPC kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 6 tại PC Quảng Bình

Tổng Giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư đã đến thăm, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 6 tại Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình).
EVN đề xuất triển khai thí điểm giá điện hai thành phần

EVN đề xuất triển khai thí điểm giá điện hai thành phần

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trình lên Bộ Công Thương đề án triển khai cơ cấu giá điện hai thành phần, bao gồm giá công suất và giá điện năng.
Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Chiều 4/11, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm

Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm

Ngành điện miền Nam đóng điện và đưa vào vận hành 8 công trình lưới điện 110kV cấp bách, trọng điểm trên địa bàn các tỉnh phía Nam phục vụ phát triển kinh tế.
Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Nhiệm vụ "Nghiên cứu xây dựng cơ chế giá điện khuyến khích cho khách hàng sử dụng điện tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện của Việt Nam".

Tin cùng chuyên mục

Bất chấp các lệnh trừng phạt Nga vẫn ‘bơm’ khí đốt cho châu Âu

Bất chấp các lệnh trừng phạt Nga vẫn ‘bơm’ khí đốt cho châu Âu

Nguồn cung cấp khí đốt Nga cho các nước EU và Moldova, quá cảnh qua Ukraine, trong tháng 10 đã tăng lên gần mức tối đa có thể về mặt kỹ thuật.
Hoàn thiện công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông, Gia Lai

Hoàn thiện công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông, Gia Lai

Công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông (tỉnh Gia Lai) hoàn thiện khiến cho các hộ dân tại làng Mui (xã Bình Giáo, huyện Chư Prông) thêm phấn khởi.
Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Ngày 1/11/2024, tại Lai Châu, UBND tỉnh Lai Châu đã có buổi làm việc với EVNNPT nhằm tháo gỡ vướng mắc các dự án truyền tải trên địa bàn tỉnh.
EVNSPC hoàn thành loạt công trình lưới điện 110kV chỉ trong 1 tuần

EVNSPC hoàn thành loạt công trình lưới điện 110kV chỉ trong 1 tuần

Từ ngày 21 - 28/10/2024, EVNSPC đã đóng điện, đưa vào vận hành hàng loạt công trình lưới điện 110kV trọng điểm trên địa bàn các tỉnh phía Nam.
PC Lai Châu: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tài sản ngành điện

PC Lai Châu: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tài sản ngành điện

PC Lai Châu đã phối hợp với lực lượng Công an và đề ra nhiều giải pháp hạn chế tình trạng trộm tài sản, thiết bị điện đang vận hành trên một số địa bàn...
Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024

Đến ngày 30/10, Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương đã sản xuất được 670,1 triệu kWh, đạt 108,6% kế hoạch được EVNGENCO2 giao.
Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

Nhằm đa dạng các sản phẩm hỗ trợ năng lượng tái tạo, Growatt tiếp tục giới thiệu biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ thương mại quy mô vừa và nhỏ
EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán

Trạm biến áp 220kV Định Quán và đấu nối đi vào vận hành sẽ tăng cường đảm bảo điện cho tỉnh Đồng Nai và khu vực lân cận.
Than thương phẩm 10 tháng của TKV đạt 40,98 triệu tấn

Than thương phẩm 10 tháng của TKV đạt 40,98 triệu tấn

Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong 10 tháng năm 2024, than thương phẩm của toàn đơn vị đạt 40,98 triệu tấn.
Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 3

Việc sửa đổi Luật Điện lực nhằm kịp thời thể chế hóa các chủ trương của Đảng, bảo đảm sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, tạo sự đột phá phát triển mới.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vừa ký thỏa thuận khung hợp tác trong lĩnh vực thương mại dầu khí với Tập đoàn dầu khí Saudi Arabia (Saudi Aramco).
Đột phá từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Giải

Đột phá từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Giải 'bài toán' khó cho thị trường điện

Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi nhằm đưa ra các điều chỉnh cần thiết để tạo thị trường điện cạnh tranh lành mạnh.
Đợt nắng nóng đỉnh điểm đẩy Trung Quốc bước vào

Đợt nắng nóng đỉnh điểm đẩy Trung Quốc bước vào 'cơn sốt' năng lượng

Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) vừa công bố báo cáo quý III/2024, dự báo nhu cầu điện năng của Trung Quốc trong năm nay sẽ tăng mạnh hơn so với dự kiến.
Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

Theo chuyên gia Hà Đăng Sơn, việc thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) sớm sẽ tháo gỡ những vướng mắc, để các dự án nguồn điện khí LNG sớm được triển khai đầu tư.
Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 2

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được nghiên cứu công phu, giải quyết được nhiều chính sách lớn, quan trọng.
Tổng công ty Điện lực – TKV: Sức trẻ tuổi 15

Tổng công ty Điện lực – TKV: Sức trẻ tuổi 15

Sau 15 xây dựng và phát triển, Tổng công ty Điện lực -TKV đã góp phần vào sự phát triển của TKV nói riêng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nói chung.
Luật Điện lực (sửa đổi): Rõ ràng, đơn giản hơn trong thủ tục cấp phép hoạt động điện lực

Luật Điện lực (sửa đổi): Rõ ràng, đơn giản hơn trong thủ tục cấp phép hoạt động điện lực

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đề ra nhiều quy định đáng chú ý, phản ánh nỗ lực của cơ quan xây dựng luật trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý.
EVNCPC khắc phục sự cố, đảm bảo cấp điện lại cho 100% khách hàng trong ngày 28/10

EVNCPC khắc phục sự cố, đảm bảo cấp điện lại cho 100% khách hàng trong ngày 28/10

Đến 13h00 ngày 28/10, EVNCPC đã cơ bản hoàn tất việc khắc phục sự cố và khôi phục cấp điện cho tất cả khách hàng bị ảnh hưởng do bão số 6 (Trà Mi).
Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1: Một dự án đặc biệt

Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1: Một dự án đặc biệt

Trong gần 7 năm xây dựng, Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đã phải đối mặt với không ít khó khăn, và “đặc biệt” hơn nhiều dự án nhiệt điện khác.
Sóc Trăng: Công trình phân pha đường dây 110kV chính thức đi vào hoạt động

Sóc Trăng: Công trình phân pha đường dây 110kV chính thức đi vào hoạt động

Công ty Điện lực Sóc Trăng vừa hoàn tất và đưa vào vận hành công trình phân pha đường dây 110kV 2 mạch Sóc Trăng 2 – Sóc Trăng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động