Hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

Bài 1: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm rõ 7 vấn đề về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Tiếp thu, giải trình các ý kiến về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã làm rõ 7 vấn đề.
Chiều 25/10, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) Đại biểu Quốc hội kỳ vọng vào Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) Sáng 2/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Khắc phục hạn chế và theo kịp diễn biến mới của thị trường

Thảo luận ở phiên họp tổ Quốc hội về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sáng ngày 2/11, đại biểu Trình Lam Sinh - đoàn An Giang nhấn mạnh hoàn toàn nhất trí về Dự án Luật này, bởi vì qua 12 năm triển khai thực hiện luật Luật năm 2010 thấy rõ xuất hiện rất nhiều hạn chế, bất cập.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại phiên thảo luận tổ Quốc hội sáng ngày 2/11

“Tôi thấy rất nhiều trường hợp báo chí nêu trong cuộc sống hàng ngày các sản phẩm, dịch vụ cung cấp của người sản xuất, người kinh doanh đến người tiêu dùng mà không đạt được chất lượng, không đạt được nhu cầu của người tiêu dùng thì người tiêu dùng không biết đi đâu để nhờ giải quyết vấn đề đó. Như vậy, đây là vấn đề hết sức là thiệt thòi cho người tiêu dùng” - đại biểu Trình Lam Sinh nêu.

Do đó, việc ban hành dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi sẽ khắc phục những vấn đề hạn chế, bất cập của luật hiện hữu, đồng thời để kịp thời nắm bắt và cập nhật theo kịp những diễn biến mới của thị trường.

Đại biểu nêu ví dụ, thị trường giao dịch điện tử hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có sự phát triển về giao dịch thương mại điện tử đứng hàng đầu thế giới. Trong khoảng thời gian 5 năm qua có thể thấy được rất nhiều chuyện "bi hài" người tiêu dùng đặt hàng mua sản phẩm, mua hàng hóa, dịch vụ qua các sàn giao dịch điện tử.

Chẳng hạn như khi mua một bộ đồ cho mình, nhưng về con mình mặc vừa, hay mua sản phẩm cho đàn ông thì chuyển về hàng hóa sử dụng cho phụ nữ. "Rất nhiều những câu chuyện như vậy, trong khi đó, luật cũ lại không quy định, cập nhật những vướng mắc đó để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng" - đại biểu nói.

Cũng theo đại biểu Sinh, chúng ta phải có chủ trương xây dựng một dự án luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) để cập nhật và phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của đất nước.

Bên cạnh đó, đại biểu Trình Lam Sinh nêu, Điều 16 nêu nghĩa vụ của người tiêu dùng nên bổ sung trách nhiệm của người tiêu dùng, đó là người tiêu dùng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin và bồi thường cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nếu những thông tin của là không đúng, sai sự thật.

Vì vậy, cũng cần phải bảo vệ người sản xuất, người cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng chứ không có nghĩa là chúng ta chỉ bảo vệ người tiêu dùng. Người tiêu dùng muốn phản ánh thông tin gì cũng được sẽ gây thiệt hại cho người sản xuất, người cung cấp dịch vụ.

Điều 20 nêu trách nhiệm đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ của người sản xuất cũng phải có tiêu chí chính xác định là nhà quản lý đã cung cấp dịch vụ đã phù hợp của hàng hóa. “Cơ quan soạn thảo cần quan tâm làm rõ hơn nội dung này trong dự thảo luật để trên cơ sở đó thì chúng ta sẽ quy định được các nhà sản xuất phải có một tiêu chí rõ ràng trong việc đảm bảo được hàng hóa của mình”- đại biểu đề nghị

Góp ý về dự thảo Luật, đại biểu Trương Xuân Cừ - đoàn Hà Nội quan tâm đến đối tượng người cao tuổi. Về dịch vụ đối với người tiêu dùng, đại biểu cho rằng đưa ra quyền và trách nhiệm rất nhiều, nhưng quyền rõ nhất là quyền được tư vấn thì hầu như không có người tư vấn rằng sản phẩm nào tốt, sản phẩm nào không tốt… Nếu không có người tư vấn, người tiêu dùng không hiểu biết gì thì rất khó bảo vệ được.

Đại biểu Xuân Cừ chia sẻ, hiện nay người cao tuổi là người bị tổn thương nhiều nhất các sản phẩm về chữa bệnh. “95% người cao tuổi có bệnh nền, trung bình có 2,9 bệnh/người, cho nên các sản phẩm về thuốc hiện nay nếu không được tư vấn thì rất khó lựa chọn” - đại biểu bày tỏ sự trăn trở.

Theo đại biểu đoàn Hà Nội, hiện các đơn vị tư nhân sản xuất rất nhiều sản phẩm, nhất là các sản phẩm từ đông y đến tây y, trong luật nêu ra các đối tượng dễ bị tổn thương, nhưng cụ thể với từng đối tượng thế nào lại chưa rõ, nên cần phải làm rõ thêm.

“Tôi lấy ví dụ một túi hàng hiệu trị giá 200 triệu nhưng không được tư vấn cẩn thận người tiêu dùng có thể mua phải hàng không chuẩn (giá chỉ 4 triệu mà phải mua với giá vài trăm triệu). Cho nên, cần phải cho người tiêu dùng được tư vấn đầy đủ những sản phẩm muốn mua, có nhu cầu” - đại biểu nêu.

Thêm nữa, trong vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, chỉ nêu trách nhiệm của người sản xuất và người phân phối thì chưa đủ, mà cần làm rõ người sản xuất và người phân phối không được lưu thông, sản xuất hàng giả.

Theo đại biểu Trương Xuân Cừ, việc xử lý các nhà sản xuất và phân phối hiện còn rất nhẹ. Dẫn chứng ngay tại các địa phương, đối tượng người cao tuổi được giới thiệu rất nhiều các sản phẩm tốt cho sức khỏe, thậm chí có cả giấy tờ chứng minh nhưng không loại trừ đó là giấy giả.

Vì thế, đại biểu cho rằng, xử lý với các sản phẩm giả, các sản phẩm không đúng với tiêu chuẩn cần được quan tâm, xử lý nghiêm. Bởi, thuốc giả mà dùng thì rất nguy hiểm. “Cần phải có quy định cụ thể đối với hai đối tượng này thì mới bảo vệ được quyền lợi người tiêu dùng”- đại biểu đề nghị.

Còn theo theo đại biểu Lý Tiết Hạnh- đoàn Bình Định, hàng giả còn có nghĩa là hàng nhái thương hiệu nổi tiếng. Việc mua bán hàng giả hiện rất phổ biến với cả người mua và người bán.

Đại biểu đoàn Bình Định cho hay, với người bán hàng giả khi bị phát hiện hiện đã có luật để xử lý. Tuy nhiên còn với người tiêu dùng cố tình sử dụng hàng giả thì có vi phạm hay không? Theo nữ đại biểu, dự Luật lần này trong luật chưa nêu trường hợp này.

“Thực tế có nhiều thương hiệu nổi tiếng bị bán giả công khai và người tiêu dùng sử dụng một cách vô tư, trong pháp luật chưa có rõ trong vấn đề này. Do đó, để bảo vệ người tiêu dùng một cách bền vững cần công bằng trong vấn đề này với cả người bán lẫn người mua” - đại biểu bày tỏ, đồng thời cho rằng, nếu không nâng cao trách nhiệm của người tiêu dùng thì nhiều khi thật giả lẫn lộn, cuối cùng sẽ có nhiều người phải bỏ tiền thật để mua hàng giả.

Đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả trong quản lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tiếp thu, giải trình các ý kiến về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu 7 vấn đề.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại phiên thảo luận tổ Quốc hội sáng ngày 2/11

Vấn đề thứ nhất, về tính khả thi của Dự thảo Luật, nhất là các quy định mới, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và ý kiến thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo đã rà soát, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam để cụ thể hóa một số quy định, bảo đảm tính khả thi và tránh việc quy định chung, khó định lượng.

Đồng thời, nghiên cứu, thu hút các quy định trong các văn bản dưới luật đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn vào dự thảo Luật; đánh giá kỹ lưỡng về tính khả thi của các quy định mới tại Điều 6, Chương III, Chương IV và Chương V của dự thảo Luật.

Vấn đề thứ hai, định vị luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hệ thống pháp luật hiện nay. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vấn đề có nội hàm rộng, được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật từ Bộ luật Dân sự đến pháp luật chuyên ngành như: Luật An toàn vệ sinh thực phẩm, Luật Thương mại, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa…

Do đó, để tránh xung đột, chồng chéo với quy định của các luật khác trong hệ thống pháp luật, Bộ Công Thương sẽ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội theo hướng xác định rõ Dự thảo Luật chỉ quy định những vấn đề mới, đặc thù, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh dưới góc độ bảo vệ vị trí yếu thế của người tiêu dùng.

Vấn đề thứ ba, về bỏ đối tượng tổ chức ra khỏi khái niệm người tiêu dùng. So với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, khái niệm người tiêu dùng của Dự thảo Luật này được xác định là cá nhân, không bao gồm đối tượng là tổ chức.

Nêu các lý do, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho hay: Một là, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng xác định người tiêu dùng là đối tượng ở vị trí yếu thế trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Trong khi đó, đối tượng tổ chức (bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức không kinh doanh, hoạt động vì mục đích phi lợi nhuận) về cơ bản đã có đầy đủ các chức năng, năng lực để tự khắc phục vị trí yếu thế của mình, ví dụ như có cơ cấu tổ chức, có nguồn lực, có tư vấn về pháp lý…

Hai là, hệ thống pháp luật dân sự, thương mại hiện hành đã có đầy đủ các quy định để bảo vệ đối tượng tổ chức trong quá trình thực hiện giao dịch với các tổ chức các nhân kinh doanh. Ba là, kinh nghiệm các nước như Mỹ, Liên minh châu Âu, Canada, Nga, Nhật Bản, Malaysia… đều đang quy định khái niệm người tiêu dùng chỉ là cá nhân mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

Vấn đề thứ tư, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch có yếu tố đặc thù trong điều kiện chuyển đổi số nền kinh tế. Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch có yếu tố đặc thù trong điều kiện chuyển đổi số nền kinh tế đã được cơ quan chủ trì soạn thảo, cũng như nhiều cơ quan, tổ chức khác quan tâm trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật.

"Năm 2021, theo điều tra, khảo sát của Bộ Công Thương, số lượng người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến là khoảng gần 55 triệu người. Tuy nhiên, báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (GASA) cho thấy, Việt Nam hiện là quốc gia có tỷ lệ lừa đảo qua mạng rất cao. Số vụ lừa đảo tại Việt Nam hiện là 87.000 vụ, gây thiệt hại 374 triệu USD trong năm 2021" - Bộ trưởng thông tin.

Từ thực tiễn trên, đồng thời, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tăng cường hơn nữa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch có yếu tố chuyển đổi số, đặc biệt là giao dịch trên không gian mạng.

Cụ thể, bổ sung trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch từ xa với người tiêu dùng (Điều 38, 39); phân loại và quy định trách nhiệm tương ứng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng (Điều 40); quy định một số nội dung phải có trong giao kết hợp đồng từ xa (khoản 2 Điều 39; khoản 2 Điều 42); bổ sung quy định cấm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số (khoản 3 Điều 17).

Vấn đề thứ năm, cơ chế giải quyết tranh chấp. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, về phương thức thương lượng, dự thảo hiện hành chỉ quy định cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội hỗ trợ người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh tiến hành thương lượng qua việc hỗ trợ chuyển thông tin, không can thiệp vào nội dung thương lượng, không can thiệp vào tự do ý chí của các bên trong quá trình thương lượng.

Việc áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là quy định cần thiết, kế thừa quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và có điều chỉnh để phù hợp với quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015. Đồng thời, thủ tục nêu trên cũng phù hợp với thông lệ ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc, Singapore, các nước thuộc Liên minh Châu Âu.

Vấn đề thứ sáu, vai trò, trách nhiệm của của tổ chức xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ chế phối hợp.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (thường được biết đến là các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, do đặc thù của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với thành viên là người tiêu dùng nên không thể thu phí thành viên như các tổ chức xã hội khác dẫn đến không có nguồn quỹ thường xuyên để duy trì, đảm bảo hoạt động của tổ chức này.

Bên cạnh đó, hiện chỉ có khoảng 20 Hội trên 55 Hội được hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nên các Hội đều gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ người tiêu dùng.

Từ thực tiễn nêu trên, Dự thảo Luật đã hoàn thiện, bổ sung các quy định nhằm tạo điều kiện tối đa để khuyến khích, phát huy hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể: Xác định rõ các quyền, nghĩa vụ của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Bổ sung, làm rõ một số hoạt động tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội để có căn cứ thực hiện hỗ trợ kinh phí.

"Đối với ý kiến cân nhắc quy định riêng một Điều về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu để hoàn thiện nội dung này" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.

Vấn đề cuối cùng, vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương. So với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Dự thảo Luật đã quy định rõ hơn về trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ Trung ương tới địa phương.

Nguyễn Duyên - Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục

Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục

Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất.
Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao

Chiều 26/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, với đa số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Công chứng (sửa đổi).
Thống nhất quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Thống nhất quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) theo hướng Cơ quan chủ trì thẩm tra đề xuất.
Mặt hàng phân bón và máy nông nghiệp chính thức chịu thuế VAT 5%

Mặt hàng phân bón và máy nông nghiệp chính thức chịu thuế VAT 5%

Với tỷ lệ 84,97% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Như vậy phân bón và máy nông nghiệp sẽ bị áp thuế VAT 5%.
Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Đây là nhận định nêu tại hội thảo tham vấn báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia 2030 vì sự phát triển bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt Nam, Đan Mạch cùng tạo nên những thương hiệu quốc tế chung

Doanh nghiệp Việt Nam, Đan Mạch cùng tạo nên những thương hiệu quốc tế chung

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại cuộc làm việc với tập đoàn, doanh nghiệp lớn Đan Mạch chiều 25/11 (giờ địa phương), tại Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
Bộ trưởng Công an lý giải nguyên nhân nhiều người vi phạm giao thông

Bộ trưởng Công an lý giải nguyên nhân nhiều người vi phạm giao thông

Theo Bộ trưởng Lương Tam Quang, do khung xử phạt còn thấp, một số người dân cố tình vi phạm và chấp nhận bị xử phạt, nhất là trong vi phạm giao thông.
Từ việc kênh Youtube Quang Linh Vlog bị chiếm đoạt, đại biểu Quốc hội lo ngại xu hướng tội phạm mạng

Từ việc kênh Youtube Quang Linh Vlog bị chiếm đoạt, đại biểu Quốc hội lo ngại xu hướng tội phạm mạng

Thảo luận tại hội trường vào sáng 26/11, đại biểu Quốc hội lo ngại xu hướng tội phạm mạng gia tăng qua vụ việc kênh Youtube Quang Linh Vlog bị chiếm đoạt.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình họp với 3 bộ, 8 địa phương về cải cách thủ tục hành chính

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình họp với 3 bộ, 8 địa phương về cải cách thủ tục hành chính

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu cải cách thủ tục hành chính phải tập trung chủ yếu ở 2 khâu lớn, với mục tiêu phục vụ đắc lực, hiệu quả...
60% khiếu nại liên quan đến đất đai đến từ người dân vùng nông thôn, miền núi

60% khiếu nại liên quan đến đất đai đến từ người dân vùng nông thôn, miền núi

Về giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, đại biểu cho hay trong số 60% khiếu nại liên quan đến đất đai thì tỷ lệ tiếp dân trực tiếp chỉ đạt 35%.
Hoạt động của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang tại Campuchia

Hoạt động của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang tại Campuchia

Ngày 26/11, tại Campuchia, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang tới chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.
Khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai có chiều hướng gia tăng

Khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai có chiều hướng gia tăng

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, tình hình khiếu kiện hành chính, nhất là trong lĩnh vực đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương.
Sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực

Sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực

Theo Tổng Thanh tra Chính phủ, thời gian tới sẽ đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, kiểm toán tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo tập đoàn C.I.P (của Đan Mạch), tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới.
Tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng cao

Tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng cao

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về công tác phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật cho thấy năm 2024, tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%.
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 120/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2024 tình hình tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, công nghệ cao, tham nhũng, kinh tế, buôn lậu... tiếp tục diễn biến phức tạp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 nhóm tăng cường hợp tác với Bulgaria

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 nhóm tăng cường hợp tác với Bulgaria

Chiều ngày 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, trong đó nêu ra 6 nhóm biện pháp cần tăng cường hợp tác...
Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam-Lào-Campuchia: Biểu tượng đoàn kết khu vực

Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam-Lào-Campuchia: Biểu tượng đoàn kết khu vực

Chiều ngày 25/11, tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia), cuộc gặp thường niên giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đã diễn ra.
Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm trường mầm non Việt-Bun

Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm trường mầm non Việt-Bun

Chiều 25/11, Phu nhân Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã đến thăm Trường Mầm non Việt - Bun.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã tới tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, chiều 25/11.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Chiều 25/11, Giáo sư, Tiến sỹ, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ vừa ký công điện ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 'nóng' về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký công văn chỉ đạo về việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động