Bệnh viện thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế: Trách nhiệm ngành y tế ở đâu?

Bài 1: Bệnh viện sợ đấu thầu, doanh nghiệp nói không bán được

Hàng loạt bệnh viện lớn thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế trong thời gian dài khiến nhiều bệnh nhân mòn mỏi chờ thuốc điều trị.
Bộ Y tế lên tiếng về việc bệnh viện thiếu thuốc chống thải ghép

Nhiều ý kiến cho rằng, đây là sự việc không bình thường và câu hỏi về lương tâm, trách nhiệm của ngành y tế lại một lần nữa đặt ra.

Bệnh viện thiếu thuốc và hệ lụy xã hội

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Văn Hương (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) - cho biết, ông có thẻ bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Gia Định (quận Bình Thạnh) với mức hưởng 95% chi phí điều trị. Ông thường xuyên đến bệnh viện này để khám chữa bệnh và được bệnh viện cấp thuốc bảo hiểm y tế đầy đủ. Tuy nhiên, tháng 4/2022, ông đi tái khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) thì gặp phải tình trạng hết thuốc chống thải ghép thận do bảo hiểm y tế chi trả.

Bài 1: Bệnh viện sợ đấu thầu, doanh nghiệp nói không bán được
Nhiều bệnh nhân mòn mỏi chờ thuốc (Ảnh chụp tại một bệnh viện ở TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh)

Vì vậy, ông Hương đã phải mua thuốc chống thải ghép thận bên ngoài. Các loại thuốc này có giá bán trên thị trường rất cao, như Advagraf 37.000 - 254.000 đồng/viên (từ 0,5 - 5 mg), Prograf 1 mg 55.000 đồng/viên. Để mua đủ thuốc cho 28 ngày điều trị, ông đã phải trả cả chục triệu đồng. Đến đầu tháng 5/2022, tình trạng này đã được khắc phục.

Cùng cảnh ngộ, bà Nguyễn Thị Sâm (TP. Thủ Đức) bị huyết áp, tim mạch nên tháng nào cũng phải đi tái khám tại một bệnh viện ở TP. Thủ Đức. Ba tháng gần đây khi đi khám, lần nào bà cũng phải mua thuốc bên ngoài vì bệnh viện hết thuốc.

Việc bệnh viện thiếu thuốc ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh. Đối với những bệnh nhân bình thường, khi được kê toa phải đến nhiều nhà thuốc bên ngoài để mua và có khi mua thuốc không cùng loại nên rất lo lắng. Những bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế thì việc bệnh viện thiếu thuốc ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Bởi người bệnh phải bỏ tiền tham gia bảo hiểm y tế nhưng khi khám chữa bệnh lại không được cấp thuốc mà phải bỏ tiền ra mua”, bà Sâm bức xúc.

Còn tại Hà Nội, tình trạng thiếu thuốc, đặc biệt là biệt dược, thiếu vật tư tiêu hao cũng xảy ra ở nhiều bệnh viện. Tuy nhiên, khi được hỏi, lãnh đạo nhiều bệnh viện đều không muốn lên tiếng vì ngành y tế đang trong giai đoạn "nhạy cảm", đặc biệt việc bảo đảm có đủ thuốc, vật tư y tế gặp khó khăn vì liên quan đến vấn đề đấu thầu giá thuốc.

Phải nói thêm, việc thiếu thuốc, vật tư y tế tại cơ sở khám chữa bệnh không phải giờ đây mới xảy ra, mà tình trạng này đã từng xảy ra nhưng ở mức độ nhỏ và nhanh chóng được khắc phục. Nhưng việc thời gian gần đây, nhiều bệnh viện lớn cùng diễn ra tình trạng này trong nhiều tháng khiến bệnh nhân phải chờ thuốc cả tháng là điều khó chấp nhận.

Theo ý kiến của một số chuyên gia, đây là điều đáng quan ngại, vì hậu quả chủ yếu tác động đến người bệnh, nhân dân, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh, gây tốn kém cho người bệnh, vì họ phải mua vật tư, thuốc đó ở ngoài và cũng không quản lý được chất lượng, rất nguy hiểm.

Bệnh viện sợ đấu thầu, doanh nghiệp nói không bán được

Nói về nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế cho biết, do tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ thanh tra, kiểm tra, nên nhiều đơn vị, địa phương không dám làm, không dám đấu thầu, mua sắm.

Mặc dù Bộ Y tế và UBND các tỉnh, thành phố đã thực hiện phân cấp thẩm quyền mua sắm, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị. Một số địa phương giao cho các đơn vị chủ động tự đấu thầu, thay vì đấu thầu tập trung như trước, nhưng các đơn vị vẫn tỏ ra lúng túng hoặc e ngại trong tổ chức thực hiện. Một số doanh nghiệp, nhà cung cấp cũng e ngại trong việc cung ứng hàng hóa cho các đơn vị công do liên quan đến giá chưa hợp lý, thủ tục đấu thầu, thủ tục thanh toán phức tạp, khó khăn”, Bộ Y tế lý giải.

Bên cạnh đó, việc mua sắm trong lĩnh vực y tế có lúc, có nơi xuất phát từ nhu cầu bị động, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tình hình dịch bệnh, mô hình bệnh tật. Đặc biệt trong hai năm 2020, 2021 chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhiều gói thầu phải mua theo hình thức chỉ định thầu rút gọn, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp khẩn cấp để phục vụ cho nhu cầu chống dịch.

Cũng vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến nguồn nguyên liệu sản xuất, hàng hóa khan hiếm, giá cả hàng hóa nhiều biến động, vì vậy, việc mua sắm thuốc, vật tư y tế, hóa chất, các sinh phẩm cho phòng, chống dịch bệnh và khám, chữa bệnh càng trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra còn do một số khó khăn, chậm có kết quả đấu thầu tập trung quốc gia, đàm phán giá một số thuốc thuốc mua sắm tập trung quốc gia, dẫn tới các cơ sở phải thực hiện hình thức mua sắm tại cơ sở và không chủ động được thời gian, số lượng mua sắm.

Trong khi ngành y tế đưa lý do cơ bản do chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi dịch Covid-19 và vướng mắc hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đấu thầu thuốc, vật tư hay quy định về giá đấu thầu, trúng thầu... thì nhiều doanh nghiệp phản ánh đã làm việc nhiều lần với Bộ Y tế nhưng chưa được cấp và chưa được gia hạn mới.

Đại diện Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) - bà Bùi Kim Thùy – cho biết: Hiện các doanh nghiệp thành viên của USABC trong lĩnh vực y tế đang rất nóng ruột, lo lắng, vì gần một năm vừa rồi, đặc biệt 6 tháng gần đây cả trang thiết bị y tế, sinh phẩm y tế, dược phẩm đều không thể vào được thị trường Việt Nam. Khi đã vào được Việt Nam thì không thể đấu thầu để đưa trang thiết bị y tế, sinh phẩm y tế và dược phẩm vào các bệnh viện.

Tức là, doanh nghiệp đang có tất cả những thứ này nhưng cũng không thể bán được, trong khi doanh nghiệp, bệnh viện, người bệnh, bác sĩ thì thiếu tất cả những thứ nói trên”, bà Bùi Kim Thùy nhấn mạnh.

Chúng tôi cũng đã làm việc nhiều lần với Bộ Y tế và cũng hiểu những khó khăn cả chủ quan và khách quan, các vấn đề về giấy phép để cho phép nhập khẩu thì còn hàng chục nghìn giấy phép chưa được cấp và chưa được gia hạn mới, hoặc nếu được cấp, được gia hạn mới mà có thể nhập khẩu vào Việt Nam rồi thì vẫn không có cuộc đấu thầu nào được diễn ra để có thể đưa các trang thiết bị y tế, y tế dự phòng và sinh phẩm y tế vào viện”, bà Bùi Kim Thùy nói, đồng thời chia sẻ: Có rất nhiều cái chết đã trở thành nỗi ám ảnh vì thiếu trang thiết bị y tế, sinh phẩm y tế. Vì phần lớn người bệnh đều trông cậy vào bảo hiểm y tế, chỉ một số ít người có thể sử dụng ngân sách cá nhân mà không phải bảo hiểm để chi trả cho quá trình đó.

Còn tiếp

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thông tin Đấu thầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

An toàn thực phẩm “nóng” hơn bao giờ hết khi hàng loạt vụ ngộ độc tập thể diễn ra gần đây. Quý I/2024, số người bị ngộ độc thực phẩm tăng gần 3 lần so cùng kỳ.
Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Bộ Y tế vừa có thông tin về một số đối tượng sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cũng như thời gian hưởng.
Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh/thành; đơn vị liên quan yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Ngày 24/4, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.
Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Đến thời điểm này, cả nước đã ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh; không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5...
Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Bộ Y tế chỉ giữ lại một số ít bệnh viện thuộc tiêu chí là bệnh viện đầu ngành, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Chiều ngày 18/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin.
Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Bộ Y tế đang nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế với hướng tăng quyền lợi cho người tham gia.
Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nhằm nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, Pfizer, VNVC và Tâm Anh hợp tác nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do phế cầu khuẩn và RSV
Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị đồng diễn ra tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc vào ngày 13 - 14/4 thu hút 600 chuyên gia đầu ngành tham dự.
Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Trước phản ánh về việc người bệnh phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có yêu cầu chấn chỉnh ngay tình trạng này.
Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi con chị Trần Ngọc Diệp.
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Trước thông tin thai nhi tử vong khi làm dịch vụ sinh tại bệnh viện, Bộ Y tế đã có công văn khẩn đề nghị Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc kiểm tra, xác minh.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được cho là giải pháp giảm thừa cân, béo phì, nhưng chưa có bằng chứng khoa học về mối liên hệ này.
Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Ngày 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao.
Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Bộ Y tế vừa có thông tin gửi báo chí về trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Ngày 6/4, tại Thừa Thiên Huế diễn ra lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và bấm nút khởi công.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bệnh viện Vũng Tàu vừa phẫu thuật, kịp thời cứu sống một thai phụ bị vỡ tử cung ngay trong đêm, đảm bảo được tính mạng cho mẹ và con được an toàn.
Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Trung bình, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Do đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở người trẻ tuổi.
Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 32 trường hợp mắc ho gà tại 16 quận, huyện, trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh.
Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Sau sự cố hầm lò tại Cẩm Phả, Tổng LĐLĐVN đã tới hỏi thăm, trao quà cho các công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Tại Lễ hội rước cộ chùa Ông Bổn (TP. Thuận An, Bình Dương) có gần 50 người sau khi ăn bánh mỳ, bánh bao phát từ thiện đã có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm.
Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Xu hướng tiêu thụ thực phẩm chế biến bao gói sẵn của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)  thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có thông tin về các sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động