Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên:

Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ có tiềm năng, lợi thế quan trọng đối với phát triển công nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên góp ý, định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải Trung bộ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo theo hướng tăng trưởng bền vữngHội nghị Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ

Tham gia Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, diễn ra tại Khánh Hòa, ngày 12/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có những góp ý về định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung Bộ, gắn với các trung tâm logistics, các cảng biển, cảng hàng không và cửa khẩu quốc tế.

5 giải pháp phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải Trung Bộ
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ lần thứ nhất; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Hải Ninh đồng chủ trì Hội nghị.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định, Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ là vùng có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh của cả nước; là “xương sống” kết nối về hạ tầng giao thông của miền Bắc và miền Nam.

Đồng thời cũng là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến, chế tạo, khai khoáng, luyện kim và thương mại, dịch vụ logistics.

“Với nhận thức đó, ngay sau khi có Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 168 của Chính phủ, Bộ Công Thương đã khẩn trương ban hành Kế hoạch hành động để triển khai thực hiện các Nghị quyết nêu trên” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin.

5 giải pháp phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải Trung Bộ
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Hội nghị

Dưới góc độ chuyên môn, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề xuất một số ý kiến, định hướng và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát huy có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của vùng và cả nước, đẩy mạnh phát triển ngành năng lượng xanh và các ngành công nghiệp trọng điểm gắn với các trung tâm logistics, các cảng biển, cảng hàng không và cửa khẩu quốc tế:

Thứ nhất, về định hướng phát triển năng lượng xanh, Bộ trưởng đề xuất tập trung khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, nhất là điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi, thủy điện tích năng và điện mặt trời, phù hợp với Quy hoạch điện VIII để triển khai và khai thác có hiệu quả tiềm năng vô tận về nắng và gió, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước, phù hợp với cam kết của Việt Nam tại COP26.

Trong đó, ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để thực hiện mua bán điện trực tiếp, tiêu thụ tại chỗ như để sản xuất Hydro, Amoniac xanh, hoá chất…; khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà theo phương thức tự sản, tự tiêu.

Bố trí hợp lý các nguồn điện ở các địa phương trong Vùng nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn điện, bảo đảm cung cấp điện tin cậy, giảm tổn thất kỹ thuật, giảm truyền tải điện đi xa.

Đồng thời, phát triển hệ thống truyền tải điện đồng bộ với tiến độ các nguồn điện và nhu cầu phát triển phụ tải của các địa phương; Chú trọng phát triển lưới điện thông minh để tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo ở quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống điện an toàn, ổn định và kinh tế.

Quan tâm, xây dựng mới Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo. Thúc đẩy công tác thăm dò, phát triển, khai thác các mỏ khí trong Vùng như mỏ Báo Vàng, Kèn Bầu; tích cực các biện pháp hơn nữa triển khai chuỗi dự án Cá Voi Xanh, góp phần tạo nguồn nhiên liệu khí tự nhiên phục vụ cho các nhà máy điện khí; đầu tư nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất và xây dựng trung tâm lọc, hóa dầu, năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi; Vân Phong – Khánh Hòa...

Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu, tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo và sản xuất Hydro xanh tại các địa phương trong vùng để thu hút đầu tư, hình thành, phát triển một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng ở những khu vực có lợi thế, nhất là ở khu vực Trung Trung bộ và Nam Trung bộ, nhằm tạo lập hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo hoàn chỉnh, gắn với sản xuất, chế tạo và các dịch vụ phụ trợ; chú trọng kết hợp các loại hình năng lượng tái tạo để sản xuất hydro xanh, a-mô-ni-ắc xanh phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, thiết bị lưu trữ điện năng, công nghệ thu hồi, hấp thụ, lưu trữ các-bon... để chủ động khai thác tiềm năng sẵn có trong nước, tăng tính độc lập tự chủ, giảm giá thành sản xuất điện từ năng lượng tái tạo.

Thứ hai, về phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, cần đẩy mạnh cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng tập trung phát triển các ngành chủ lực mà vùng có lợi thế như: Chế biến hải sản, hóa chất, công nghiệp hóa dầu, sản xuất ô tô, đóng mới và sửa chữa tàu biển…, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển công nghiệp vùng theo hướng hiện đại với những sản phẩm có thế mạnh, có thương hiệu, từng bước tham gia có hiệu quả vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Khuyến khích thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao và các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng sạch. Hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành tại các khu vực trọng điểm và có lợi thế ở các địa phương nhằm thu hút đầu tư chiều sâu, từng bước phát triển, nâng cao trình độ các ngành công nghiệp có tính nền tảng, như: Cơ khí chế tạo, sản xuất thiết bị điện, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất các loại vật liệu cao cấp, khai khoáng, luyện kim…, hướng tới tạo ra một số thương hiệu sản phẩm riêng, đặc trưng cho vùng, cả nước.

Phân bố không gian phát triển công nghiệp vùng theo các tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, các tuyến quốc lộ kết nối với vùng Tây Nguyên và các hành lang kinh tế ven biển gắn với các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn, các đô thị trung tâm, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng trong Vùng. Xây dựng khu vực ven biển Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh trở thành trung tâm phát triển công nghiệp của vùng và cả nước; hình thành và phát triển trung tâm công nghiệp điện tử, công nghệ cao tại Đà Nẵng,…

5 giải pháp phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải Trung Bộ
Các đại biểu dự Hội nghị

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đề nghị, để thực hiện có hiệu quả các định hướng nêu trên, các địa phương trong vùng cần quan tâm một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Thứ nhất, đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thành Quy hoạch các tỉnh, thành phố và Quy hoạch phát triển vùng thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm cân đối vùng, miền và phù hợp với các chủ trương, định hướng của Quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch ngành quốc gia.

Trong đó, cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan để rà soát, cập nhật các định hướng trong các Quy hoạch ngành quốc gia, nhất là Quy hoạch điện lực; Quy hoạch hạ tầng xăng dầu, khí đốt; Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và Quy hoạch năng lượng quốc gia để kịp thời tích hợp, hoàn thiện quy hoạch tỉnh, thành phố và quy hoạch phát triển vùng, tạo cơ sở pháp lý sẵn sàng triển khai các dự án công nghiệp, năng lượng trên địa bàn, nhất là các dự án đầu tư trọng điểm.

Đồng thời, tổ chức không gian phát triển hợp lý và bố trí quỹ đất phù hợp, tạo điều kiện hình thành, phát triển các hệ sinh thái công nghiệp, năng lượng phù hợp với tiềm năng, lợi thế của cả vùng cũng như của từng địa phương.

Thứ hai, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa nguồn lực, đa dạng hóa các hình thức đầu tư để huy động tối đa nguồn nội lực, kết hợp hài hoà với ngoại lực, tạo đột phá, thúc đẩy phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, đặc biệt là đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kết nối quan trọng, quy mô lớn nhằm tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng, các tiểu vùng và giữa vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung Bộ với các vùng kinh tế khác.

Đồng thời, chủ động tạo quỹ đất sạch và đầu tư hạ tầng đồng bộ tại các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu gắn với cảng biển và các tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, trục giao thông Bắc - Nam để sẵn sàng thu hút, phát triển các dự án công nghiệp và năng lượng theo định hướng quy hoạch được duyệt.

Thứ ba, tập trung cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chính phủ trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và trên cơ sở các tiềm năng khác biệt, nổi trội, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương để xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ, đủ mạnh và khả thi, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành năng lượng và công nghiệp chủ lực mà vùng và các địa phương có thế mạnh.

Chú trọng thu hút đầu tư phát triển một số trung tâm logistics quy mô lớn, tích hợp nhiều dịch vụ, có vai trò trung chuyển hàng hóa đa phương thức và khả năng kết nối hiệu quả với các hệ thống cảng biển, cảng hàng không, các cửa khẩu, hành lang kinh tế Đông – Tây. Trong đó, ưu tiên phát triển các trung tâm logistics thế hệ mới, áp dụng công nghệ 4.0, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí phù hợp, nhằm nâng cao tính kết nối, tạo luồng lưu chuyển hàng hóa thông thoáng, thuận lợi, thúc đẩy giao thương nội vùng, liên vùng và quốc tế.

Thứ tư, chú trọng quy hoạch và đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực phục vụ phát triển các ngành công nghiệp, năng lượng chủ lực, có thế mạnh của vùng.

Ưu tiên hỗ trợ, đầu tư cho một số trường đại học, cao đẳng nghề trọng điểm ở các địa phương trong vùng như Thanh Hóa, Vinh, Khánh Hòa, Đà Nẵng để nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu, phát triển khoa học – công nghệ, nhất là các công nghệ cơ bản; xây dựng các chương trình đào tạo đạt chuẩn khu vực và quốc tế, gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động để hình thành đội ngũ người lao động tinh thông về nghiệp vụ, có tay nghề, kỹ năng và tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển chính phủ điện tử, hướng đến xây dựng chính quyền số. Tập trung rà soát, cắt giảm mạnh mẽ các thủ tục, điều kiện đầu tư, kinh doanh không còn phù hợp. Chú trọng nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 ở hầu hết các thủ tục nhằm rút ngắn thời gian và tiết giảm thực chất chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và lợi thế thu hút đầu tư của các địa phương trong Vùng.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có Chỉ thị số 15/CT-BCT về việc bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn trong năm 2025.
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Thương mại Xuyên Việt Logistics

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Thương mại Xuyên Việt Logistics

Ngày 13/12, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3293/QĐ-BCT về việc thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Thương mại Xuyên Việt Logistics.
Công điện của Bộ Công Thương về đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Công điện của Bộ Công Thương về đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Bộ Công Thương ban hành Công điện số 9834/CĐ-BCT ngày 4/12/2024 về việc đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo rà soát, sắp xếp tổ chức các đơn vị thuộc Bộ theo hướng tinh gọn

Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo rà soát, sắp xếp tổ chức các đơn vị thuộc Bộ theo hướng tinh gọn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký văn bản chỉ đạo rà soát, sắp xếp mô hình tổ chức các đơn vị thuộc Bộ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của 4 doanh nghiệp

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của 4 doanh nghiệp

Có 4 doanh nghiệp phân phối rượu vừa bị Bộ Công Thương thu hồi giấy phép do không hoạt động kinh doanh rượu trong 12 tháng liên tiếp.

Tin cùng chuyên mục

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký Chỉ thị bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường hàng hoá cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Tại buổi họp kế hoạch cung ứng điện, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có những chỉ đạo cụ thể, sát sao xác định rõ các yêu cầu cho từng đơn vị.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung ứng điện năm 2025.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Các cơ sở giáo dục đẩy mạnh đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Các cơ sở giáo dục đẩy mạnh đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế

Các cơ sở giáo dục Bộ Công Thương cần đổi mới đồng bộ chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế hướng tới đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương, theo Quyết định số 2836 QĐ-BCT của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương: Tăng cường lãnh đạo thực hiện tốt Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024

Bộ Công Thương: Tăng cường lãnh đạo thực hiện tốt Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị 09/CT-BCT tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sớm hoàn thiện cơ chế giá điện hai thành phần

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sớm hoàn thiện cơ chế giá điện hai thành phần

Chiều 27/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về cơ chế giá điện hai thành phần với lãnh đạo các Cục, vụ liên quan cùng EVN, NSMO.
Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Chiều 20/9, Bộ Công Thương ban hành công điện số 7323/CĐ-BCT về việc chủ động chuẩn bị dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó cơn bão số 4 (Soulik) 2024.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Sáng 17/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã làm việc với các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm.
Công điện của Bộ Công Thương về cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương ảnh hưởng bão số 3

Công điện của Bộ Công Thương về cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương ảnh hưởng bão số 3

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Giao nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ Lào Cai trở thành cực tăng trưởng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Giao nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ Lào Cai trở thành cực tăng trưởng

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị thuộc Bộ nhằm hỗ trợ tỉnh Lào Cai phát triển kinh tế-xã hội.
Bộ trưởng Bộ Công Thương ra công điện về khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất

Bộ trưởng Bộ Công Thương ra công điện về khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất

Chiều ngày 11/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét sau bão.
Bộ trưởng Bộ Công Thương ký công điện khẩn về ứng phó mưa lũ và đảm bảo an toàn thuỷ điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương ký công điện khẩn về ứng phó mưa lũ và đảm bảo an toàn thuỷ điện

Trưa ngày 9/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương ký công điện tăng cường ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 và đảm bảo an toàn vận hành công trình thuỷ điện.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại NSMO

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại NSMO

Chiều 6/9, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 3 tại Công ty NSMO.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo khẩn công tác ứng phó với bão số 3

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo khẩn công tác ứng phó với bão số 3

Ngày 6/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3 tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam và NSMO.
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu EVN và NSMO thực hiện 5 nhiệm vụ ứng phó bão số 3

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu EVN và NSMO thực hiện 5 nhiệm vụ ứng phó bão số 3

Sáng 6/9 tại trụ sở EVN, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 (bão YAGI) của EVN và NSMO.
Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, chỉnh sửa dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, chỉnh sửa dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Sáng 4/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã chủ trì cuộc họp rà soát, sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì cuộc họp tháo gỡ vướng mắc của các dự án nhiệt điện Phú Mỹ

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì cuộc họp tháo gỡ vướng mắc của các dự án nhiệt điện Phú Mỹ

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì buổi làm việc với các đơn vị chức năng liên quan để tháo gỡ những vướng mắc của các dự án nhiệt điện BOT Phú Mỹ.
Bộ Công Thương đề nghị xây dựng Nghị định quy định cách xác định hàng hoá sản xuất tại Việt Nam

Bộ Công Thương đề nghị xây dựng Nghị định quy định cách xác định hàng hoá sản xuất tại Việt Nam

Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
Ban hành Kế hoạch tổ chức đại hội thi đua yêu nước ngành Công Thương

Ban hành Kế hoạch tổ chức đại hội thi đua yêu nước ngành Công Thương

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành Công Thương lần thứ IV.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động