Bắc Ninh thành lập 137 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2024

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2024, tỉnh Bắc Ninh đã thành lập 137 đoàn kiểm tra liên ngành từ cấp xã đến tỉnh.
Chủ động phối hợp ngăn chặn và xử lý các vi phạm về hàng hóa dịp cuối năm Bắc Ninh: Xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn qua chương trình OCOP Bắc Ninh dự kiến chi hơn 15 tỷ đồng mua quà tặng đối tượng chính sách dịp Tết Giáp Thìn 2024

Công tác kiểm tra gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATTP

Ông Trần Danh Phượng – Phó Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh cho biết: Nhằm thực hiện Kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân năm 2024, tỉnh Bắc Ninh đã thành lập 137 đoàn kiểm tra liên ngành, trong đó tuyến tỉnh 02 đoàn, tuyến huyện 09 đoàn và 126 đoàn tuyến xã. Tính đến ngày 18/1, toàn tỉnh đã tiến hành kiểm tra được 39 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.

Theo đó, Ban Quản lý ATTP tỉnh tham mưu Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh đã ban hành các Kế hoạch, Quyết định triển khai công tác, kiểm tra ATTP cũng như văn bản chỉ đạo các huyện, thành phố về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân năm 2024.

Bắc Ninh thành lập 137 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2024
Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP kiểm tra cơ sở kinh doanh ăn uống tại Tiên Du

Đồng thời, Ban Chỉ đạo liên ngành các huyện, thị xã, thành phố cũng xây dựng kế hoạch thực hiện và ban hành Quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân năm 2024.

Bước đầu qua kiểm tra tại 39 cơ sở kinh doanh ăn uống cho thấy, các cơ sở cơ bản chấp hành tốt các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; Hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra đều chấp hành nghiêm túc kế hoạch của đoàn kiểm tra và tạo điều kiện cho đoàn kiểm tra làm việc; tỷ lệ cơ sở đạt là 32/39 cơ sở, chiếm 82,05%.

Thực tế kiểm tra cho thấy, dịp Tết Nguyên đán năm nay, số lượng hàng hóa bày bán ít, các cơ sở hoạt động cầm chừng, một số cơ sở tạm dừng hoạt động, phần lớn là các cơ sở nhỏ lẻ nên việc đầu tư trang thiết bị, dụng cụ còn hạn chế, việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP chưa đúng quy định. Một số cơ sở tiến hành tự công bố sản phẩm tại Bắc Ninh nhưng qua kiểm tra cơ sở không sản xuất, không kinh doanh chỉ là văn phòng đại diện của cơ sở hoặc có sản xuất, kinh doanh nhưng số lượng sản phẩm rất ít so với số lượng hồ sơ công bố/tự công bố đã nộp lên Ban Quản lý ATTP dẫn đến khó khăn trong việc quản lý các sản phẩm sau công bố của cơ quan quản lý…”- ông Phượng cho hay.

Bắc Ninh thành lập 137 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2024
Các cơ sở tại thời điểm kiểm tra cơ bản đã chấp hành tốt các quy định về ATTP

Được biết, trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, Ban chỉ đạo các cấp đã kịp thời ban hành kế hoạch đảm bảo ATTP, Quyết định thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành và tiến hành công tác kiểm tra đồng bộ từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn. Công tác tham mưu, chỉ đạo kịp thời, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể trong công tác đảm bảo chất lượng ATTP.

Cùng với đó, công tác kiểm tra gắn liền với việc tuyên truyền Luật ATTP để người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm hiểu và làm đúng theo Luật ATTP, đặc biệt là các sản phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết giúp người tiêu dùng sáng suốt lựa chọn các sản phẩm thực phẩm đảm bảo chất lượng ATTP.

Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 20/3/2024, các Đoàn tiếp tục thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, sản xuất bao bì chứa đựng thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024.

Đồng thời, các hoạt động truyền thông cũng tiếp tục được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp…trong công tác bảo đảm ATTP.

425 đoàn kiểm tra được thành lập trong năm 2023

Năm 2023, là năm thứ 6 Ban Quản lý ATTP tỉnh hoạt động theo mô hình thí điểm; với chức năng, nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao giúp UBND tỉnh tổ chức thực thi pháp luật và thực hiện chức năng, thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành về vệ sinh ATTP.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm đã kịp thời phát hiện, xử lý và ngăn chặn các thực phẩm không đảm bảo chất lượng an toàn lưu thông trên thị trường. Năm 2023, toàn tỉnh đã thành lập 425 đoàn kiểm tra (bao gồm cả liên ngành, chuyên ngành, đột xuất) tiến hành kiểm tra 5.530 cơ sở; trong đó, số cơ sở đạt là 4.656 cơ sở (chiếm 84,2%), không đạt là 874 cơ sở (chiếm 15,8%). Xử phạt vi phạm hành chính 43 cơ sở với tổng số tiền phạt hơn 668 triệu đồng.

Bắc Ninh thành lập 137 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2024
Bắc Ninh đã thực hiện thí điểm kiểm soát nguồn gốc thực phẩm tại 16 chợ trên địa bàn 8 huyện, thị xã, thành phố

Các Đề án và mô hình về ATTP được xây dựng, triển khai thực hiện và nhân rộng. Nổi bật, đã thực hiện thí điểm đề án kiểm soát nguồn gốc thực phẩm tại 16 chợ trên địa bàn 8 huyện, thị xã, thành phố; nhân rộng mô hình“Quản lý đảm bảo ATTP tại các bữa cỗ gia đình” trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

Công tác xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được chú trọng; trong năm đã hướng dẫn, giám sát và xác nhận 30 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (tăng 12 chuỗi so với năm 2022).

Tuy nhiên, theo ông Phượng, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh cũng gặp không ít khó khăn khi một số cơ chế và quy định pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể cho mô hình thí điểm Ban Quản lý ATTP.

Cùng với đó, các cơ sở chủ yếu là nhỏ lẻ, tự phát, tập quán sản xuất cũng như ý thức của người dân, chủ cơ sở trong đảm bảo an toàn thực phẩm chưa cao, chưa nhiều sản phẩm được áp dụng công nghệ cao trong sản xuất ban đầu.

Việc kiểm soát độ an toàn và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm tại các chợ còn gặp nhiều khó khăn do nguồn gốc thực phẩm đa dạng, phong phú từ các nơi trong và ngoài tỉnh.

Ngoài ra, còn một số khó khăn đến từ nhận thức của doanh nghiệp và người dân chưa đầy đủ về hiệu quả của các mô hình, đề án; đặc biệt, đối với đề án “Chợ kiểm soát nguồn gốc thực phẩm”, cùng với đó là cơ sở vật chất các chợ đa phần xuống cấp không đáp ứng được các tiêu chí về ATTP.

Đáng chú ý, Ban Quản lý ATTP tỉnh hoạt động theo mô hình thí điểm, chưa có sự đồng bộ, thống nhất đầu mối quản lý ở cấp Trung ương; ngoài ra việc sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có những vướng mắc nhất định đối với mô hình của Ban; dẫn đến khó khăn trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về ATTP

Một số quy định hiện hành trong công tác quản lý ATTP còn chưa phù hợp với thực tiễn. Quy định hiện hành đề cao hoạt động hậu kiểm và vai trò, tính chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình nhưng lại thiếu nguồn lực cho cơ quan quản lý như nhân lực, và quyền hạn xử lý, xử phạt…Nguồn nhân lực làm công tác ATTP tại tuyến cơ sở (xã, phường, thị trấn): Cộng tác viên ATTP là cán bộ Y tế kiêm nhiệm, do đó khó khăn trong việc triển khai công tác bảo đảm ATTP tại cơ sở….

Phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, Ban Quản lý ATTP tỉnh tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường đảm bảo an ninh, ATTP trong tình hình mới. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật địa phương đối với 01 sản phẩm thực phẩm đặc trưng của địa phương…Phấn đấu Số vụ ngộ độc thực phẩm trên 30 người mắc ≤ 1. Số người tử vong do ngộ độc thực phẩm = 0.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động