Bạc Liêu: Phát triển hệ thống chợ, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển chợ, tỉnh Bạc Liêu hướng tới phát triển khu vực kinh tế nông thôn, đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Hà Nội: Cần quan tâm, thu hút đầu tư hạ tầng thương mại khu vực ngoại thành Cục Công Thương địa phương kiểm tra thực hiện nông thôn mới tại Quảng Trị Bình Thuận: Phát triển hạ tầng thương mại nông thôn, thúc đẩy kinh tế địa phương

Hiện toàn tỉnh Bạc Liêu có 63 chợ truyền thống, chợ đầu mối đang hoạt động trong quy hoạch (trong đó có 2 chợ hạng I, 10 chợ hạng II, 51 chợ hạng III). Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 2 trung tâm thương mại, 4 siêu thị và 25 cửa hàng tiện lợi đang hoạt động và hệ thống chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nông sản cho nông dân và cung ứng các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng tại các địa phương…

Chợ Trung tâm thành phố Bạc Liêu Ảnh: Quang Vinh – Tạp chí Gia đình Việt Nam
Chợ Trung tâm thành phố Bạc Liêu Ảnh: Quang Vinh – Tạp chí Gia đình Việt Nam

Nhằm phát triển hạ tầng thương mại nông thôn, đáp ứng tiêu chí nông thôn mới, thời gian qua UBND tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, đặc biệt là hệ thống chợ.

Qua đó, từng bước giảm tình trạng kinh doanh tự phát, ổn định tình hình kinh doanh, phát triển thương mại, dịch vụ khu vực nông thôn; quy hoạch phát triển mạng lưới chợ làm tiền đề cho phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Sở Công Thương cũng đồng thời phối hợp tổ chức nhiều chuyến đưa hàng Việt về nông thôn, hỗ trợ xây dựng một số điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu của người tiêu dùng tại các địa phương chưa đầu tư xây dựng chợ.

Bạc Liêu: Phát triển hệ thống chợ, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hiện tỉnh Bạc Liêu có 49/49 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 16 xã nông thôn mới nâng cao, 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu; 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là huyện Phước Long, thành phố Bạc Liêu, thị xã Giá Rai và huyện Vĩnh Lợi.

Để phấn đấu đạt các mục tiêu Nghị quyết đã đề ra trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng nông thôn mới, Bạc Liêu đưa ra một số giải pháp trọng tâm trong thời gian tới như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Qua đó nhằm thay đổi tư duy, tập quán sản xuất của người dân, tạo ra những sản phẩm cho năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao.

Các địa phương quy hoạch, xác định vùng sản xuất phù hợp, mang tính đặc thù, từ đó chọn lựa công nghệ mới, nhằm tăng năng suất, tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác và trang trại; xây dựng, nhân rộng và phát triển các mô hình hợp tác xã hoạt động có chất lượng. Phát triển mô hình liên kết sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, nhất là sản phẩm OCOP.

Tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và sớm hoàn thành đưa vào sử dụng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu để thu hút doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, hoạt động nghiên cứu, trình diễn ứng dụng công nghệ cao.

Chú trọng huy động thêm các nguồn lực khác, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và người sản xuất cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh công tác xây dựng nhãn hiệu, phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản Bạc Liêu. Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm nông sản xuất khẩu, sản phẩm OCOP

Liên kết hợp tác, tạo ra vùng nguyên liệu đủ lớn làm nền tảng thực hiện chuỗi giá trị nông sản chủ lực và thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp và hạ tầng thương mại nông thôn, đặc biệt là đầu tư chợ, tỉnh Bạc Liêu hướng tới phát triển khu vực kinh tế nông thôn.

Đặc biệt là xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu (giai đoạn 2021 - 2025) theo Bộ tiêu chí mới, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Nông dân tiếp tục đóng vai trò làm chủ xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, góp phần đưa nông thôn trở thành nơi đáng sống.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hạ tầng thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quỹ Việt Nam xanh: Thêm nguồn lực giữ màu xanh cho rừng

Quỹ Việt Nam xanh: Thêm nguồn lực giữ màu xanh cho rừng

Nhằm đồng hành trong bảo vệ, phát triển rừng cũng như phát triển bền vững ngành gỗ Việt Nam, Quỹ Việt Nam xanh đã được thành lập để đạt được mục tiêu kép này.
Yên Bái cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Yên Bái cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Dù đã đạt kết quả khả quan tuy nhiên để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch tỉnh Yên Bái cần nhiều hơn sự hỗ trợ.
Bộ Công Thương: Phú Thọ xây dựng nông thôn mới đến đâu cần chắc đến đó

Bộ Công Thương: Phú Thọ xây dựng nông thôn mới đến đâu cần chắc đến đó

Ngày 21/11, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã tiến hành làm việc, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Phú Thọ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nói gì về tình trạng lạm dụng hóa chất trong bảo quản rau củ quả?

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nói gì về tình trạng lạm dụng hóa chất trong bảo quản rau củ quả?

ĐBQH nêu, việc lạm dụng hóa chất, thuốc bảo quản rau củ quả đang diễn ra hàng ngày. Liệu hình thức xử phạt chưa đủ răn đe hay trong khâu quản lý chưa chặt chẽ?
Chợ nông thôn, điện đến bản còn gặp khó để hoàn thành nông thôn mới

Chợ nông thôn, điện đến bản còn gặp khó để hoàn thành nông thôn mới

Việc hoàn thành 2 tiêu chí số số 4 về điện nông thôn và tiêu chí số 7 cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong lĩnh vực ngành Công Thương còn gặp khó.

Tin cùng chuyên mục

Cam mặt trời giá đắt đỏ nhất thị trường có gì đặc biệt?

Cam mặt trời giá đắt đỏ nhất thị trường có gì đặc biệt?

Cam mặt trời là giống cây sinh trưởng tự nhiên, không có sự can thiệp của hóa học nên có vị ngọt dịu, thanh mát và giá thành thuộc hàng đắt đỏ nhất hiện nay.
Bayer ra mắt giải pháp mới giúp nhà nông quản lý cỏ tiện lợi và hiệu quả

Bayer ra mắt giải pháp mới giúp nhà nông quản lý cỏ tiện lợi và hiệu quả

Với mong muốn giúp nhà nông trồng lúa quản lý dịch hại, Bayer chính thức giới thiệu giải pháp quản lý cỏ tiện lợi và hiệu quả mang tên Council Complete 300SC.
Tiền Giang: Phát triển chợ nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Tiền Giang: Phát triển chợ nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Mạng lưới chợ nông thôn tại Tiền Giang đã và đang phục vụ tốt việc lưu thông hàng hóa, góp phần mở rộng thị trường nông thôn.
Lạng Sơn: Tích cực thu hút đầu tư xây dựng chợ nông thôn, đáp ứng tiêu chí nông thôn mới

Lạng Sơn: Tích cực thu hút đầu tư xây dựng chợ nông thôn, đáp ứng tiêu chí nông thôn mới

Dù còn nhiều khó khăn song tỉnh Lạng Sơn đã và đang tập trung đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút đầu tư xây chợ nông thôn để đáp ứng các tiêu chí nông thôn mới.
Bình Thuận: Phát triển hạ tầng thương mại nông thôn, thúc đẩy kinh tế địa phương

Bình Thuận: Phát triển hạ tầng thương mại nông thôn, thúc đẩy kinh tế địa phương

Với việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại, tỉnh Bình Thuận đang từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.
Việt Nam có nên đẩy mạnh trồng đậu nành?

Việt Nam có nên đẩy mạnh trồng đậu nành?

Sản xuất trong nước mới đáp ứng khoảng 7% nhu cầu, còn lại 93% là nhập khẩu, đa phần để chế biến thức ăn chăn nuôi. Việt Nam có nên đẩy mạnh trồng đậu nành?
Đẩy mạnh tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững

Đẩy mạnh tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững

Dự kiến, ngày 8/12 sắp tới, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Tọa đàm “An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp qua góc nhìn báo chí và truyền thông”.
Hà Giang: Xã hội hoá đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý chợ nông thôn

Hà Giang: Xã hội hoá đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý chợ nông thôn

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý chợ, Hà Giang cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Hà Nội: Cần quan tâm, thu hút đầu tư hạ tầng thương mại khu vực ngoại thành

Hà Nội: Cần quan tâm, thu hút đầu tư hạ tầng thương mại khu vực ngoại thành

Bên cạnh việc phát triển hệ thống hạ tầng thương mại trong nội thành, Hà Nội cũng cần quan tâm, thu hút đầu tư hạ tầng thương mại khu vực ngoại thành.
Khai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023

Khai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023

Tối 9/11, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) diễn ra Lễ khai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023.
Chính phủ sẽ họp với các địa phương về chống khai thác IUU

Chính phủ sẽ họp với các địa phương về chống khai thác IUU

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu người đứng đầu các địa phương phải nỗ lực cao nhất để cùng Trung ương quyết tâm sớm gỡ cảnh báo "thẻ vàng" IUU.
Long An: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Long An: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp, tỉnh Long An hướng đến đẩy mạnh áp dụng công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Hậu Giang: Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong xây dựng nông thôn mới

Hậu Giang: Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong xây dựng nông thôn mới

Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử là giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Hiện chỉ có 13 dự án FDI nông nghiệp của Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam

Hiện chỉ có 13 dự án FDI nông nghiệp của Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam

Tính đến hết tháng 12/2022, chỉ có 13 dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp còn hiệu lực, chiếm chưa tới 1,3% tổng vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Quảng Ninh: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ninh: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, Quảng Ninh hướng đến nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới.
Hải Dương: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Hải Dương: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Tập huấn kỹ năng số, hỗ trợ đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử,… tỉnh Hải Dương đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu là giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ bền vững, nâng cao thu nhập của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thái Nguyên: Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới - động lực để phát triển kinh tế

Thái Nguyên: Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới - động lực để phát triển kinh tế

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới được xác định sẽ tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp, thúc đẩy từ sản xuất sang kinh tế nông nghiệp.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp tục nâng cấp hạ tầng lưới điện

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp tục nâng cấp hạ tầng lưới điện

Để đạt mục tiêu 100% hộ dân nông thôn sử dụng điện lưới quốc gia vào năm 2025, Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang đầu tư nâng cấp hạ tầng lưới điện.
Lâm Đồng: Tập trung nguồn lực phát triển lưới điện nông thôn

Lâm Đồng: Tập trung nguồn lực phát triển lưới điện nông thôn

Với sự nỗ lực cải tạo lưới điện nông thôn, chất lượng điện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ngày càng ổn định, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động