Bạc Liêu: Khánh thành nhà máy điện gió 80MW
Năng lượng tái tạo Thứ sáu, 29/04/2022 - 17:57 Theo dõi Congthuong.vn trên
Nhà máy điện gió Hòa Bình 5 (giai đoạn 1), do Công ty CP Hacom Năng Lượng Bạc Liêu (thành viên Hacom Holdings) làm chủ đầu tư có sản lượng khai thác bình quân 280 triệu kWh/ năm. Sau khi được hoàn thành nhà máy đã hình thành mạng lưới giao thông kết nối hoàn thiện trong khu vực hơn 1.000 ha tại xã Vĩnh Thịnh, xã Vĩnh Hậu; kết hợp giữa sản xuất năng lượng điện và nuôi trồng thủy sản, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Ngoài ra, kết hợp với các dự án điện gió khác trên trục đường vành đai ven biển Bạc Liêu - Cà Mau sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho phát triển ngành du lịch của địa phương.
![]() |
Các đại biểu cắt băng khánh thành nhà máy điện gió Hòa Bình 5 (giai đoạn 1) |
Theo ông Trần Phú Chiến - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Hacom Holdings, dự án nhà máy điện gió Hòa Bình 5 (giai đoạn 1) được chính thức khởi động vào tháng 10/2020 - đây là dự án điện gió trên đất liền lớn nhất tại khu vực Đồng bằng Sông cửu Long cho đến hiện tại. Trong quá trình triển khai dự án, công ty đã gặp không ít khó khăn do hạn chế trong việc vận chuyển trang thiết bị từ cảng Cái Cùng đến nhà máy và công tác giải phóng mặt bằng,… Tuy nhiên bằng nguồn lực dồi dào, đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi cùng sự đồng hành quyết liệt của chính quyền địa phương, nhà máy điện gió Hòa Bình 5 (giai đoạn 1) đã về đích đúng hạn. Tháng 10/2021, dự án đã chính thức đưa vào vận hành phát điện thương mại, sản lượng trung bình hàng năm đạt 280 triệu kWh, góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia và các Nghị quyết của Chính phủ về khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.
“Trong thời gian tới, mặc dù còn rất nhiều khó khăn chung của nền kinh tế và lĩnh vực năng lượng nói riêng nhưng Hacom Holdings vẫn vững vàng với các mục tiêu, phát triển tại Bạc Liêu. Cụ thể, sau khi Quy hoạch Điện VIII được Chính phủ phê duyệt, Hacom Holdings sẽ tiếp tục phát triển nhà máy điện gió Hòa Bình 5 trên đất liền với công suất 100MW và dự án nhà máy điện gió Hòa Bình (giai đoạn 2) ngoài khơi khoảng 300MW, cùng các dự án điện gió khác. Phấn đấu đến năm 2025, Hacom Holdings sẽ hoà lưới điện với tổng công suất đạt khoảng 400MW, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước”- ông Chiến cho biết thêm.
Điểm lại quá trình phát triển điện gió của tỉnh Bạc Liêu, ông Phạm Văn Thiều - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết: Kể từ ngày khởi công dự án điện gió đầu tiên do Công ty Công Lý làm chủ đầu tư vào tháng 10/2010 đến nay trải qua gần 12 năm. Nếu như 10 năm đầu (từ năm 2010 - 2020), tỉnh có 62 trụ tua bin gió đưa vào vận hành với công suất 99,2 MW; thì chỉ trong vòng 2 năm 2020-2021, Bạc Liêu đã lắp đặt thêm được chẵn tròn 100 trụ tua-bin cả trên biển lẫn trên bờ, với tổng công suất 370MW hòa vào lưới điện quốc gia. Hơn nữa, về quy mô công suất từng trụ tua bin, nếu như giai đoạn đầu chỉ có công suất 1,6 MW trên mỗi trụ thì về sau các tua bin có quy mô càng lớn hơn, lên đến trên 4 MW mỗi trụ, cùng với công nghệ hiện đại hơn, đạt chuẩn tương đương với thế giới.
“Đây là minh chứng rõ nét để khẳng định rằng việc phát triển các dự án điện gió khu vực ven biển là rất phù hợp với điều kiện sẵn có và định hướng phát triển của Bạc Liêu, góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nhất là phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là “Bạc Liêu phát triển theo hướng xanh”, chú trọng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, mà trực tiếp ai cũng có thể thấy các dự án trọng điểm này đã và đang “đánh thức” vùng đất ven biển còn rất nhiều dư địa phát triển của tỉnh”- ông Thiều nhấn mạnh.
Theo ông Phạm Văn Thiều, cả trong hiện tại và tương lai, các dự án điện gió cùng với dự án Nhiệt điện khí LNG 3.200 MW sẽ đóng vai trò rất to lớn, là 1 trong 5 trụ cột phát triển của Bạc Liêu, đúng theo tinh thần Nghị quyết 36 của Trung ương về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045” và mới đây nhất là Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Ông Phạm Văn Thiều cũng khẳng định tỉnh thời gian tới tỉnh Bạc Liêu tiếp tục cam kết hỗ trợ tối đa và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tất cả các dự án năng lượng trên địa bàn tỉnh nói chung và dự án điện gió Hacom nói riêng vận hành ổn định, thành công.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Growatt nâng cấp trung tâm bảo hành và văn phòng tại Việt Nam

Quảng Trị hướng đến tầm nhìn "thủ phủ" năng lượng tái tạo miền Trung

G7 thống nhất đưa Việt Nam vào danh sách ưu tiên hợp tác năng lượng

TP. Hồ Chí Minh phát động chương trình “Nhà trọ sử dụng năng lượng xanh”

SP Group và Nuriflex lắp đặt điện mặt trời áp mái cho TKG Taekwang Vina
Tin cùng chuyên mục

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Tập đoàn LEGO đề xuất Bộ Công Thương dự án về năng lượng tái tạo

Hà Nội: Nhân rộng mô hình sử dụng năng lượng xanh

Huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam) xin dự án điện gió 500MW

Tập đoàn điện gió ngoài khơi Đan Mạch coi Việt Nam là thị trường quan trọng

Tập đoàn năng lượng Equinor (Na Uy) ra mắt văn phòng tại Việt Nam

Điện mặt trời mái nhà có công suất đến 01 MW được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực

Tập đoàn năng lượng Na Uy quan tâm đến dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

Thế giới tìm kiếm nguồn cung từ năng lượng thủy triều

Chất thải từ điện mặt trời: Cần sớm có giải pháp

Sắp kiểm toán các dự án điện năng lượng tái tạo

Singapore quan tâm đến năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của Việt Nam

Khả năng phát điện gió rất hạn chế, có thời điểm chỉ đạt 0,37% công suất lắp đặt

Cà Mau có thêm 75 MW điện gió đi vào hoạt động

Khánh thành dự án Nhà máy điện mặt trời lớn nhất Quảng Bình

Thừa Thiên Huế mong muốn thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch

Trina Solar đạt mức xuất xưởng 100GW mô-đun

Cần sớm có cơ chế cho điện gió và mặt trời

Sắp diễn ra hội thảo “Công nghệ năng lượng tái tạo Israel - Quảng Trị”
