Bắc Kạn: Tăng cường quản lý hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản

Tỉnh Bắc Kạn hiện có 273 mỏ và điểm khoáng sản, điểm khoáng hoá thuộc 24 loại khoáng sản; trong đó quặng chì, kẽm có trữ lượng lớn nhất cả nước.
Cưỡng chế thuế Công ty sản xuất bê tông Bắc Kạn, với hơn 3,9 tỷ đồng Người tranh chấp biển xe ngũ quý 9 với Huấn Hoa Hồng là chủ doanh nghiệp lớn ở Bắc Kạn Tình huống pháp lý vụ Huấn Hoa Hồng và đại gia Bắc Kạn

Khai thác khoáng sản trái phép có xu hướng tăng

Là huyện giàu tài nguyên khoáng sản, trong đó có nhiều loại và địa điểm chưa được khai thác, tuy nhiên việc quản lý nguồn tài nguyên này tại Ngân Sơn (Bắc Kạn) đang gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, giá nhiều loại khoáng sản tăng khiến một bộ phận người dân đi khai thác trái phép.

Bắc Kạn: Tăng cường quản lý hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản
Hầu hết các xã, thị trấn của huyện Ngân Sơn đều có tài nguyên khoáng sản, việc quản lý gặp nhiều khó khăn, phức tạp

Theo số liệu từ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ngân Sơn, hiện trên địa bàn huyện có 9 doanh nghiệp được cấp phép khai thác và chế biến khoáng sản, trong đó 3 doanh nghiệp khai thác, 2 doanh nghiệp chế biến còn một số doanh nghiệp hiện đang triển khai thực hiện.

Ông Nguyễn Trọng Lăng - Chủ tịch UBND huyện Ngân Sơn - cho biết, huyện luôn chú trọng công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên. Tuy vậy, tình trạng khai thác lén lút vẫn xảy ra và để lại hệ lụy khó lường. Đơn cử, như ngày 30/6 vừa qua, tại thôn Liên Kết, xã Hiệp Lực xảy ra sập hang động tự nhiên, khiến 3 người bị thương vong nghi là khai thác vàng trái phép.

Theo thống kê, từ năm 2021 đến nay, huyện Ngân Sơn đã phát hiện 15 vụ việc khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Loại khoáng sản các đối tượng thường khai thác là: Đá trắng, vàng, tập trung tại các xã Hiệp Lực, Trung Hòa, Bằng Vân, Nà Phặc. “Việc khai thác trái phép nhỏ lẻ diễn ra trên nhiều địa bàn, địa hình rộng khiến công tác kiểm tra phát hiện, xử lý gặp khó khăn, số vụ có xu hướng tăng theo các năm” - ông Nguyễn Trọng Lăng cho hay.

Bắc Kạn: Tăng cường quản lý hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản
Lực lượng chức năng tổ chức cứu nạn vụ sập hang nghi là khai thác vàng trái phép tại xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn

Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, lãnh đạo huyện Ngân Sơn cho biết, đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn chủ động tham mưu, thực hiện các nội dung được chỉ đạo tại Văn bản số 4629/UBND-NNTNMT ngày 9/7/2024 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc tăng cường công tác quản lý về hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, huyện chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Tổ công tác liên ngành huyện thường xuyên kiểm tra, thăm nắm theo kế hoạch năm đã xây dựng; chủ động kiểm tra các khu vực khác trên địa bàn; theo chức năng nhiệm vụ phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm nếu có. Công an huyện, Công an các xã, thị trấn chủ động kiểm tra việc khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra các khu vực có nguy cơ xảy ra khai thác khoáng sản trái phép; kiểm tra việc tạm trú, tạm vắng, theo dõi các đối tượng lạ mặt đến địa bàn không rõ lý do mục đích; theo chức năng nhiệm vụ xử lý kịp thời khi có vi phạm xảy ra. Thường xuyên thực hiện việc tuần tra, kiểm tra và tuyên truyền đến bà con nhân dân không khai thác khoáng sản trái phép, nếu phát hiện hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép thì kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền...

“Nhằm quản lý tốt tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, thời gian tới Tổ công tác liên ngành, cơ quan chuyên môn, UBND xã, thị trấn của Ngân Sơn sẽ tiếp tục thiết lập và duy trì thông tin hai chiều giữa người dân trong các thôn, bản với cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương. Từ đó kịp thời nắm bắt tình hình khai thác khoáng sản trái phép, chủ động ngăn chặn và có phương án giải tỏa ngay từ khi manh nha; xử lý nghiêm các hoạt động khai thác, vận chuyển, sử dụng khoáng sản trái phép trên địa bàn” - ông Nguyễn Trọng Lăng khẳng định.

Khai thác tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường

Tương tự, tại huyện Chợ Đồn có 17 doanh nghiệp hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, như chì kẽm, sắt, cát sỏi, đá vôi... Hằng năm, UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; quản lý chặt chẽ việc cho thuê, mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân nhằm ngăn chặn việc thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép. Chỉ đạo UBND các xã thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản và bảo vệ môi trường.

Bắc Kạn: Tăng cường quản lý hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản
Các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản tại huyện Chợ Đồn đã cơ bản chấp hành theo các quy định của pháp luật về khoáng sản

Ông Triệu Huy Chung, Chủ tịch UBND huyện Chợ Đồn - cho biết, công tác phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản trái phép được thực hiện quyết liệt. Huyện đã thành lập tổ công tác liên ngành nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản trái phép và thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

Bên cạnh đó, UBND huyện thường xuyên phối hợp với các sở, ngành kiểm tra các hoạt động liên quan đến khai thác, chế biến, vận chuyển khoáng sản đối với các đơn vị hoạt động khoáng sản. Đồng thời, chỉ đạo Công an huyện, quản lý thị trường, Tổ công tác liên ngành huyện tổ chức tuần tra, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá và tiến hành cân tải trọng xe vận chuyển khoáng sản lưu thông trên địa bàn.

“Quá trình kiểm tra cho thấy, cơ bản các đơn vị thực hiện công tác vận chuyển đều chấp hành theo các quy định của pháp luật về khoáng sản, vận chuyển hàng hoá có giấy tờ, hoá đơn chứng từ đầy đủ. Tuy nhiên, còn có một số trường hợp cá biệt vận chuyển vượt quá tải trọng hay tại thời điểm kiểm tra không xuất trình được ngay hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hoá theo quy định mà phải chờ chủ hàng hoá mang giấy tờ đến để xuất trình. Các trường hợp vi phạm về vận chuyển vượt quá tải trọng đều bị xử lý theo quy định” - ông Triệu Huy Chung cho hay.

Lãnh đạo huyện Chợ Đồn cũng cho biết thêm, việc thực hiện việc lắp đặt trạm cân tại mỗi điểm mỏ khai thác là quy định bắt buộc và cơ bản đều được các đơn vị, doanh nghiệp chấp hành thực hiện đầy đủ trong quá trình hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Tuy nhiên, còn một số đơn vị đang trong quá trình thực hiện đầu tư chưa hoàn thiện các hạng mục trạm cân như: mới cấp phép, cấp phép lại đối với 2 mỏ cát sỏi và một số bàn cân bị hư hỏng cần phải sửa chữa như mỏ Nà Bốp, Pù Sáp.

Ngoài ra, việc chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động quản lý, giám sát sản lượng cũng được các doanh nghiệp quan tâm thực hiện. “Hằng năm, địa phương đều phối hợp các cơ quan chuyên ngành như Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn, qua đó hướng dẫn và chỉ ra một số tồn tại và hạn chế mà các đơn vị còn thiếu sót trong hoạt động khoáng sản và quản lý khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác. Đồng thời, huyện cũng phối hợp với các sở, ngành trong việc tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch giám sát đối với các đơn vị được chỉ định kiểm tra, giám sát” - ông Triệu Huy Chung nói.

Trước đó, tại Hội nghị Kết nối phát triển nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sâu khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (ngày 2/8), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Kạn - Đinh Quang Tuyên - cho biết, tỉnh Bắc Kạn hiện có 273 mỏ và điểm khoáng sản, điểm khoáng hoá thuộc 24 loại khoáng sản, trong đó tiềm năng về khoáng sản kim loại là khá triển vọng, đặc biệt là quặng chì, kẽm có trữ lượng lớn nhất cả nước. Các hoạt động khai khoáng khoáng sản chì, kẽm trên địa bàn tỉnh đã tạo việc làm ổn định cho hơn 1.000 lao động địa phương và hằng năm nộp ngân sách hơn 140 tỷ đồng.

Ông Đinh Quang Tuyên khẳng định, Bắc Kạn đã, đang và sẽ tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương về tài nguyên khoáng sản theo hướng khai thác khoáng sản tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và gắn với chế biến sâu khoáng sản.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Tối 26/12, tại Quảng trường Sun Carnival Plaza, TP. Hạ Long diễn ra liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2024, với chủ đề Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực.
Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Ngày 26/12, Tỉnh uỷ Quảng Bình đã báo cáo về thực hiện “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quả”.
Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Chiều 26/12, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng tổ chức hội nghị công bố quyết định của UBND TP. Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh.
Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Là trung tâm kinh tế của cả nước, nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nên hoạt động ứng phó sự cố hoá chất luôn được UBND Thành phố Hà Nội quan tâm.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Bà Bùi Thị Mười, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa đã xin nghỉ hưu trước tuổi.

Tin cùng chuyên mục

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

HĐND tỉnh Nam Định đã thông qua mức chi cụ thể cho 14 nội dung khuyến công trên địa bàn tỉnh năm 2025, trong đó mức hỗ trợ cao nhất không quá 500 triệu đồng.
Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Danh sách tinh giản biên chế tỉnh Quảng Nam đợt I năm 2025 gồm 107 người, trong đó, 90 người nghỉ hưu trước tuổi, 17 người thôi việc ngay.
Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

TP. Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025.
Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tăng cường giải pháp thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số và kinh tế di sản, phát triển toàn diện, bền vững trong tương lai.
Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Diễn tập sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024 vừa được tổ chức tại Quảng trường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội vào sáng 26/12.
Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Để hoàn thành cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đúng tiến độ đề ra, Tuyên Quang đang khẩn trương đẩy nhanh di dời hạ tầng kỹ thuật, xác minh nguồn gốc đất...
Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Ngày 25/12, huyện Lâm Bình, Tuyên Quang tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ để phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy trên địa bàn.
Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Tỉnh Thanh Hóa tổ chức công bố Quyết định huyện Yên Định đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024; Đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Đồng Cổ.
Bình Dương: Dành 2.750 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Dành 2.750 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Sở Công Thương Bình Dương đã chuẩn bị hàng hóa phục vụ giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trị giá 2.750 tỷ đồng, tăng 17,9% so với 2024.
Tiến Nông - 30 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam, sáng tạo dẫn đầu trong dinh dưỡng cây trồng

Tiến Nông - 30 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam, sáng tạo dẫn đầu trong dinh dưỡng cây trồng

Công ty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông là một thương hiệu sản xuất và cung ứng phân bón và là người bạn đồng hành tin cậy của hàng triệu nông dân Việt Nam.
TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Chuyên gia đã có những đề xuất giúp TP. Hồ Chí Minh nắm bắt cơ hội thành đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, ngang tầm với các đô thị lớn trên thế giới.
Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Bình Dương đạt 59 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 34,5 tỷ USD, tăng 12,7% so cùng kỳ, thặng dư thương mại đạt 10 tỷ USD.
Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 10%, GRDP đầu người (trừ dầu khí) đạt 9.620 USD. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,81%.
Cần Thơ: Đẩy mạnh phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cần Thơ: Đẩy mạnh phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát TP. Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch đẩy mạnh phong trào thi đua 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát' trên địa bàn.
Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Tết Nguyên đán đã cận kề, người dân xứ Thanh lại tìm mua những chai mật mía Thạch Thành thơm ngon, đây là hương vị Tết cổ truyền lâu đời tại Thanh Hóa.
Yên Bái: Giá trị xuất khẩu năm 2024 đạt trên 425,5 triệu USD

Yên Bái: Giá trị xuất khẩu năm 2024 đạt trên 425,5 triệu USD

Trong năm 2024, giá trị xuất khẩu của tỉnh Yên Bái ước đạt trên 425,5 triệu USD, đạt 101,3% kế hoạch năm, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Bổ nhiệm Thượng tá Nguyễn Trung Hưng giữ chức Trưởng phòng Hậu cần Công an tỉnh Thái Bình

Bổ nhiệm Thượng tá Nguyễn Trung Hưng giữ chức Trưởng phòng Hậu cần Công an tỉnh Thái Bình

Chiều 24/12, Công an tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ công bố Quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ.
Ninh Thuận: Kinh tế-xã hội khởi sắc, sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân

Ninh Thuận: Kinh tế-xã hội khởi sắc, sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân

Chiều 24/12, tại TP Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức họp báo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024.
Lào Cai: Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Tết 2025

Lào Cai: Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Tết 2025

UBND tỉnh Lào Cai ban hành văn bản tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025 trên địa bàn.
Thanh Hóa: Nông dân

Thanh Hóa: Nông dân 'thay áo mới' cho đào phai Quảng Chính

Chuẩn bị đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nông dân xã Quảng Chính (Thanh Hóa) lại tất bật 'thay áo mới' cho những cây đào phai chuẩn bị đón Tết.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động