Bác Hồ đặt niềm tin, doanh nhân mở lòng xây dựng đất nước

Tại hội nghị giao ban doanh nghiệp mới đây tại Đà Nẵng, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc nêu rõ: “90 năm trước, Bác Hồ đã khẳng định nền kinh tế Việt Nam phải là nền kinh tế nhiều thành phần. Mà nền kinh tế nhiều thành phần có nghĩa là nền kinh tế thị trường".

Bác Hồ gắn bó với doanh nhân

Cũng theo ông Vũ Tiến Lộc, không chỉ là người có tư tưởng kinh tế hiện đại, Bác Hồ còn rất gắn bó với doanh nhân. Cụ thể: Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, Bác Hồ đã chọn ở nhà một doanh nhân hay nói đúng hơn là một nhà tư sản dân tộc nổi tiếng lúc bấy giờ là ông bà Trịnh Văn Bô, Hoàng Thị Minh Hồ (số 48 Hàng Ngang, Hà Nội) và hoàn thành bản “Tuyên ngôn độc lập” tại đây. Bên cạnh đó, Bác rất xem trọng doanh nhân trong nước, coi đây là chỗ dựa vững chắc trong công cuộc xây dựng đất nước. Những vị khách đầu tiên, giới đầu tiên Bác mời gặp trên cương vị Chủ tịch nước chính là doanh nhân, các nhà tư sản dân tộc. Trước cử chỉ chân thành của Bác, doanh nhân Việt Nam thời điểm đó dù chưa lớn mạnh như các giới chủ nước ngoài nhưng đã mở lòng với Bác, với đất nước… Họ đã không hề nghĩ đến bản thân, tích cực đóng góp của cải, vật chất vào ngân sách của nhà nước non trẻ lúc bấy giờ. Riêng doanh nhân Hoàng Thị Minh Hồ và Trịnh Văn Bô đã đóng góp 5.000 lượng vàng. Ông Vũ Tiến Lộc cho biết thêm: Nếu số vàng đó gửi vào ngân hàng lấy lãi, bây giờ trị giá đã khoảng… 7 tỷ USD.

Bác Hồ đặt niềm tin, doanh nhân mở lòng xây dựng đất nước

Ông Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI):

Tư tưởng kinh tế của Bác Hồ là tư tưởng hàng đầu của nền kinh tế thị trường hiện đại, không hề thua kém kinh tế thị trường của Harvard hay các trường đại học nào khác.

Tư tưởng hội nhập của Bác cũng có từ rất sớm. Trong bản “Tuyên ngôn độc lập” đọc tại Quảng trường Ba Đình, những câu đầu tiên của Bác là trích từ Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. “Bác hội nhập như thế, Bác chấp nhận những giá trị của phương Tây, luật pháp của phương Tây vào luật pháp Việt Nam. Bác là người đầu tiên hội nhập ở Việt Nam!”, ông Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Kinh tế mạnh phải dựa vào doanh nghiệp, doanh nhân

Nền kinh tế thị trường nước ta không phải mới hình thành mà đã được định hướng từ lâu, ngay từ khi Đảng ta ra đời. Tuy nhiên, do nhiều vấn đề khác nhau nên tư tưởng cơ chế thị trường được định nghĩa lại. Do đó, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng: Để cơ chế thị trường phát triển đúng hướng, phát triển mạnh mẽ rất cần sự đột phá.

Đột phá về cải cách thể chế kinh tế chính là làm rõ trách nhiệm của Chính phủ và của cộng đồng doanh nghiệp. Theo ông Lộc, Việt Nam không được làm khác quy luật kinh tế thị trường, nhất là bây giờ chúng ta đã gia nhập các hiệp định thương mại tự do lớn nhất trên thế giới. Việt Nam không thể tự đặt ra những nguyên lý của kinh tế thị trường mà phải tuân thủ nguyên tắc vốn có.

Trả lời câu hỏi của doanh nhân về vai trò của nhà nước và doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh: Phải phân định thật rõ vai trò của nhà nước với doanh nghiệp. Ở đó, nhà nước kiến tạo, làm thể chế, xây dựng sân chơi, tạo luật chơi, làm trọng tài, còn việc làm ăn là việc của người dân và doanh nghiệp. “Đổi mới kinh tế ở Việt Nam là trở lại với tư tưởng của Bác Hồ” như bức thư gửi cho giới Công Thương 13/10/1945. Bác viết: “Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công Thương trong cuộc kiến thiết này”. Như vậy, Bác đã nói rõ vai trò của Chính phủ là kiến tạo chứ không làm kinh doanh. Đất nước có giàu mạnh, nền kinh tế có thịnh vượng hay không là trách nhiệm của các doanh nhân, nhà công thương nghiệp chứ không phải nhà nước.

Một thời, tư tưởng kinh tế của người Việt Nam “sính ngoại”, từ cây kim sợi chỉ đến những hàng hóa có giá trị lớn phải hàng ngoại mới sang, xịn, bây giờ quay về giá trị cốt lõi là “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tuy nhiên, trong những bài viết từ năm 1947, Bác đã đề cao hàng Việt: “Đồng bào ta nồng nàn yêu nước nên ai cũng muốn dùng hàng do ta sản xuất. Nhưng người sản xuất phải làm hàng tốt và rẻ. Người sản xuất phải giữ chữ tín, phải thật thà, không nên làm hàng trưng bày thì tốt mà hàng bán thì xấu. Những người sản xuất phải tập trung lại thì mới có thể sản xuất được nhiều, tốt, không lãng phí tài năng và thời gian…”. Ở những bài viết sau đó, Bác Hồ cũng định hướng rất rõ cho doanh nghiệp là phải nâng cao năng suất, sản xuất nhanh, nhiều, tốt, rẻ; phải thực hành tiết kiệm, cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật; phải đề cao kỷ luật, phải quản lý sức người, sức của một cách chặt chẽ, tiết kiệm; phải chăm lo đời sống người lao động, đặc biệt là lao động nữ…

Bác Hồ đặt niềm tin, doanh nhân mở lòng xây dựng đất nước

Diện mạo của kinh tế Việt Nam ngày càng khởi sắc

Cơ hội và thách thức trong hội nhập

Trong bài nói chuyện về “Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hội nhập quốc tế”, trước hàng trăm doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cho biết, năm 2015 vô cùng đặc biệt đối với Việt Nam. Ngoài việc kỷ niệm 20 năm Việt Nam thiết lập quan hệ với rất nhiều đối tác lớn trên thế giới như Mỹ, EU, ASEAN… đây cũng là năm đánh dấu cột mốc mới sự phát triển quan hệ của Việt Nam với nhiều nước

Bà Phạm Chi Lan tự hào: “Một nước Việt Nam quy mô nền kinh tế còn tương đối nhỏ trong khu vực cũng như trên toàn cầu lại có quan hệ thương mại tự do với 57 nước khác nhau, trong đó có cả các cường quốc kinh tế lớn nhất trên thế giới, thì thực sự là một điều kỳ diệu mà không phải nước đang phát triển nào cũng có được.

Đáng kể hơn, theo bà Phạm Chi Lan, Việt Nam đã biến các đối thủ trở thành đối tác, thậm chí là đối tác tin cậy, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện.

Dù vậy, theo bà Phạm Chi Lan, doanh nghiệp Việt Nam không nên quá “thăng hoa” mà cần phải tỉnh táo trước mọi thị trường. Doanh nhân Việt Nam cần lưu ý đến những nhân tố quyết định thành công trong môi trường toàn cầu hiện nay. Quan trọng nhất, đó là khả năng ứng phó. Theo đó, các quốc gia phải có khả năng xác định được, chống đỡ được với những cú sốc xảy ra và làm sao phục hồi được nhanh chóng sau cú sốc. Nhân tố thứ hai, dựa trên sự đa dạng hóa. Nếu cứ loay hoay bám giữ những cái đã có lâu nay thì không thể thành công... Thứ ba, sự linh hoạt và khả năng thích ứng của nền kinh tế cũng như của các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia đều phải có các doanh nghiệp nhỏ và vừa năng động, có khả năng thích ứng đối với những cái mới, những sự thay đổi. Đồng thời cần có sự hỗ trợ từ trên xuống là cơ chế, chính sách.

Trần Minh Tích
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày doanh nhân Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

10 quy tắc trong công tác điều hành doanh nghiệp của doanh nhân Đặng Văn Thành

10 quy tắc trong công tác điều hành doanh nghiệp của doanh nhân Đặng Văn Thành

Doanh nhân Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn TTC có buổi chia sẻ với hơn 300 khách mời về kinh nghiệm quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản trị thương hiệu.
Infographic: Tài sản của các tỷ phú Việt Nam thay đổi chóng mặt ra sao trong năm 2024?

Infographic: Tài sản của các tỷ phú Việt Nam thay đổi chóng mặt ra sao trong năm 2024?

Theo Tạp chí Forbes, Việt Nam có 6 tỷ phú xuất hiện trong danh sách tỷ phú USD thế giới năm 2024 với những biến động về tài sản nhất định.
CEO Huỳnh Bích Ngọc - người truyền cảm hứng cho nhiều nữ doanh nhân

CEO Huỳnh Bích Ngọc - người truyền cảm hứng cho nhiều nữ doanh nhân

Với kinh nghiệm 45 năm bền bỉ trên thương trường, cùng sự nhạy bén trong kinh doanh, bà Huỳnh Bích Ngọc được xem là nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng tại Việt Nam.
COO Dung Bùi - Nữ doanh nhân tài năng và hành trình xây dựng trang tin điện tử VNtre.vn

COO Dung Bùi - Nữ doanh nhân tài năng và hành trình xây dựng trang tin điện tử VNtre.vn

COO Dung Bùi đã phải vượt qua không ít thách thức để biến đam mê với truyền thông, tin tức thành hiện thực, trở thành người quản lý và điều hành của VNtre.vn.
Vì sao nhiều doanh nhân Việt kiều về Việt Nam khởi nghiệp?

Vì sao nhiều doanh nhân Việt kiều về Việt Nam khởi nghiệp?

Là một trong những hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động nhất Đông Nam Á, Việt Nam đang là điểm sáng thu hút nhà đầu tư, trong đó có nhiều doanh nhân là Việt kiều.

Tin cùng chuyên mục

Chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành tại TTC Van Phong Bay Resort

Chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành tại TTC Van Phong Bay Resort

Cuộc đời của mỗi doanh nhân được ví như “cuốn sách sống” truyền cảm hứng cho thế hệ kế tiếp. Có mất mát, khó khăn, nhưng cũng có rất nhiều thành tựu...
Doanh nhân Đặng Huỳnh Ức My – người khai phóng tiềm năng nông nghiệp tuần hoàn trên trường quốc tế

Doanh nhân Đặng Huỳnh Ức My – người khai phóng tiềm năng nông nghiệp tuần hoàn trên trường quốc tế

Doanh nhân Đặng Huỳnh Ức My được biết đến như "Nữ tướng ngành nông nghiệp Việt” nhờ đóng góp định hình tư duy dịch chuyển nông nghiệp thông minh tuần hoàn.
CEO Tony Vũ của Job3s.vn: Diễn giả đặc biệt tạo sức nóng tại ĐH Kinh Tế Quốc Dân

CEO Tony Vũ của Job3s.vn: Diễn giả đặc biệt tạo sức nóng tại ĐH Kinh Tế Quốc Dân

CEO Tony Vũ - nhà sáng lập và điều hành nền tảng tuyển dụng vừa gây bão truyền thông job3s.vn đã có những chia sẻ hấp dẫn và bổ ích về kinh nghiệm ứng tuyển.
Ông Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú USD

Ông Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú USD

Cập nhật mới nhất từ Forbes cho thấy, Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang đã trở lại danh sách tỷ phú USD trên thế giới với khối tài sản 1 tỷ USD.
Những “bí ẩn” về người giàu nhất thế giới

Những “bí ẩn” về người giàu nhất thế giới

Elon Musk được biết đến là một doanh nhân công nghệ, nhà phát minh, nhà tài phiệt và nhà từ thiện người Mỹ gốc Nam Phi.
Những lời khuyên “vô giá” của các tỷ phú nổi tiếng thế giới

Những lời khuyên “vô giá” của các tỷ phú nổi tiếng thế giới

Những lời khuyên dưới đây là bài học thành công được đúc kết từ chính cuộc đời và sự nghiệp của các tỷ phú nổi tiếng thế giới.
Tài sản suy giảm, Việt Nam chỉ còn 5 tỷ phú USD

Tài sản suy giảm, Việt Nam chỉ còn 5 tỷ phú USD

Tính đến sáng 16/1, Việt Nam có 5 đại diện trong danh sách tỷ phú Forbes, người giàu nhất là ông Phạm Nhật Vượng hiện có 4,5 tỷ USD, đứng thứ 651 thế giới.
Ông Phạm Nhật Vượng lái xe chở Tổng thống Indonesia thăm nhà máy VinFast

Ông Phạm Nhật Vượng lái xe chở Tổng thống Indonesia thăm nhà máy VinFast

Chủ tịch Tập đoàn Vingroup lái xe chở Tổng thống Indonesia Joko Widodo thăm tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast tại Hải Phòng.
Doanh nhân Nguyễn Thái Bình -  Khi người trẻ dấn thân vào nghề logistics

Doanh nhân Nguyễn Thái Bình - Khi người trẻ dấn thân vào nghề logistics

Tôi chọn ngành logistics một phần vì thấy tiềm năng rất lớn của Việt Nam - Đó là chia sẻ của Doanh nhân trẻ Nguyễn Thái Bình nhân dịp đầu năm mới 2024.
Đầu năm 2024,  ông Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú của Forbes

Đầu năm 2024, ông Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú của Forbes

Forbes cho biết, đầu năm 2024, Việt Nam có thêm một tỷ phú USD mới với khối tài sản vừa chạm ngưỡng 1 tỷ USD.
Danh sách tỷ phú USD của Việt Nam biến động như thế nào trong năm 2023?

Danh sách tỷ phú USD của Việt Nam biến động như thế nào trong năm 2023?

Kết thúc năm 2023, tổng tài sản của 6 tỷ phú USD giàu nhất Việt Nam đạt 13,3 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục dẫn đầu danh sách.
Bổ nhiệm ông Lê Mạnh Hùng giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Bổ nhiệm ông Lê Mạnh Hùng giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Ông Lê Mạnh Hùng được Thủ tướng Phạm Minh Chính bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) từ ngày 1/1/2024.
Anh hùng lao động Thái Hương được tôn vinh nhà lãnh đạo phát triển bền vững của năm hạng mục toàn cầu

Anh hùng lao động Thái Hương được tôn vinh nhà lãnh đạo phát triển bền vững của năm hạng mục toàn cầu

Anh hùng lao động Thái Hương được tôn vinh nhà lãnh đạo phát triển bền vững của năm ở hạng mục toàn cầu.
Lễ Công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2023

Lễ Công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2023

Tối 13/12, Lễ Công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2023 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tại Hà Nội.
PV Power có Phó Tổng giám đốc mới

PV Power có Phó Tổng giám đốc mới

Ngày 30/11/2023, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc Tổng công ty.
Phó Chủ tịch SHB gây sốt mạng xã hội với mash up nhạc đỏ “đốn tim” người xem

Phó Chủ tịch SHB gây sốt mạng xã hội với mash up nhạc đỏ “đốn tim” người xem

Cuối tuần qua, mạng xã hội lại “dậy sóng” về 1 đoạn clip trình diễn gây ấn tượng với người xem bởi visual cực đỉnh đến từ vị Phó Chủ tịch trẻ tuổi của SHB.
Chứng khoán chao đảo, thứ hạng của 6 tỉ phú Việt trong top giàu nhất hành tinh giờ ra sao?

Chứng khoán chao đảo, thứ hạng của 6 tỉ phú Việt trong top giàu nhất hành tinh giờ ra sao?

Trước những chao đảo của thị trường chứng khoán, "phong độ" của các tỉ phú trong top giàu bậc nhất hành tinh giờ ra sao?
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn GELEXIMCO nhận Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn GELEXIMCO nhận Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Ông Vũ Văn Tiền - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn GELEXIMCO đã vinh dự nhận được Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
VISSAN thực hiện nhiều giải pháp để thoát hiểm ngoạn mục

VISSAN thực hiện nhiều giải pháp để thoát hiểm ngoạn mục

Trong bối cảnh khó khăn, VISSAN thực hiện nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu doanh thu 4.100 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 182 tỷ đồng đã đặt ra năm 2023.
Bánh Trung thu Đông Phương: Lưu trữ giá trị ẩm thực truyền thống qua từng chiếc bánh

Bánh Trung thu Đông Phương: Lưu trữ giá trị ẩm thực truyền thống qua từng chiếc bánh

Từ một tiệm bánh nhỏ lẻ, hơn 70 năm qua, bánh trung thu Đông Phương bằng tình yêu, sự kiên trì miệt mài đã trở thành thương hiệu bánh nức tiếng Hải Phòng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động