Bắc Giang: Thu nghìn tỷ từ cây có múi
Địa phương Thứ tư, 01/05/2019 - 10:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Hiệu quả kinh tế lớn
Trước đây, vải thiều là cây kinh tế chủ lực cho bà con nông dân tỉnh Bắc Giang, nhưng 5 năm trở lại đây, những cây ăn quả khác của địa phương như: Nhãn, cam, bưởi, na, hồng, thanh long, nho, táo… đã mang lại giá trị kinh tế cao. Theo bà Giáp Thị Đệ, thôn Kép I, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, cách đây 5 năm, gia đình bà trồng hơn 1 mẫu cam Vinh, bưởi Diễn. Lúc đầu, gia đình rất hoang mang, vì từ trước đến nay, đất ở Hồng Giang rất hợp trồng vải thiều, giờ chuyển sang giống cây mới, sợ không hợp đất, không biết cách chăm sóc cây sẽ không phát triển, sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, qua tham khảo của các gia đình khác cùng sự trợ giúp tích cực của địa phương, những cây cam, bưởi của gia đình đã ra quả sai, ngọt. Năm 2018, những cây ăn quả này đã cho thu hoạch hơn 10 tấn, mang lại trị giá hơn 300 triệu đồng. Dự kiến năm 2019, sản lượng cam, bưởi của gia đình bà Đệ sẽ tăng lên khoảng 13 tấn, đạt doanh thu 400 triệu đồng. Nếu trừ mọi chi phí, thì gia đình cũng thu về từ 250-300 triệu đồng.
![]() |
Làm giàu từ cây ăn quả có múi |
Hay như gia đình anh Bùi Xuân Sinh ở thôn Đồng Quýt, xã Tân Mộc, huyện Lục Ngạn, vốn là kỹ sư nông nghiệp, anh Sinh có suy nghĩ phải đi đầu trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang cây ăn quả có múi, nhằm nâng cao giá trị kinh tế. Sau 4 năm gia đình anh đã làm chủ được kỹ thuật chăm sóc cây cam, nhất là cam đường canh. 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm gia đình anh thu về từ 1- 2 tỷ đồng từ cam và tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất giống cây ăn quả có múi. Từ việc đưa thành công cây cam Vinh, cam đường canh lên đồi của gia đình anh Sinh, giờ đây cả thôn Đồng Quýt có gần 200 hộ trồng cam, nhiều hộ có mức thu từ 1 tỷ đồng/vụ cam trở lên.
Hướng đến sản xuất sạch hơn
Nhờ mang lại giá trị kinh tế cao, nên giờ đây không chỉ người dân ở Thanh Hải, Hồng Giang, mà các hộ dân ở xã Tân Mộc, Tân Quang, Phượng Sơn, Nghĩa Hồ… của huyện Lục Ngạn cũng mở rộng diện tích, áp dụng quy trình VietGAP chăm sóc cây ăn quả.
Hiện toàn huyện Lục Ngạn có 6 nghìn ha cam và bưởi các loại, vượt so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện đề ra đến năm 2020. Sản lượng quả năm 2018 đạt 40 nghìn tấn; năm 2019 ước đạt 50 nghìn tấn, doanh thu khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng, tăng 100 tỷ đồng so với năm trước. Lãnh đạo UBND huyện Lục Ngạn cho biết thêm, xác định cây có múi là 1 trong 5 loại cây chủ lực của tỉnh cần tập trung phát triển nên những năm qua Lục Ngạn đã quy hoạch vùng trồng loại cây này, đồng thời khuyến cáo bà con áp dụng sản xuất sạch hơn vào sản xuất.
Theo đó, hàng năm, huyện phối hợp với Viện bảo vệ thực vật, Viện cây ăn quả tổ chức tập huấn quy trình VietGAP cho các chủ vườn trên địa bàn. Tập trung hướng dẫn các hộ sử dụng thuốc sinh học phòng, trừ sâu bệnh cho cây; tăng cường bón phân hữu cơ thay phân bón vô cơ, bảo đảm sản phẩm an toàn, bảo vệ môi trường, chống độc cho đất. Nhằm tránh tình trạng tăng trưởng "nóng", phá vỡ quy hoạch, dẫn đến khó tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn đã chỉ đạo các xã, thị trấn khuyến cáo những hộ dân duy trì diện tích cây có múi toàn huyện khoảng 7 nghìn ha đến năm 2020. Đồng thời, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng quả, xây dựng thương hiệu, hướng tới xuất khẩu nhằm tăng giá trị sản phẩm.
Đặc biệt, để tạo đầu ra ổn định cho trái cây có múi, tỉnh cũng như huyện tiếp tục định hướng cho nông dân sản xuất theo mô hình công nghệ cao, lựa chọn giống cây tốt có năng suất, chất lượng, sản xuất sạch, đảm bảo truy xuất nguồn gốc xuất xứ, liên kết với doanh nghiệp để chế biến sâu…
Ông NguyễnThanh Bình - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn: Cây ăn quả có múi đã khẳng định vị thế là cây xóa đói giảm nghèo cho người dân Lục Ngạn nói riêng và người dân Bắc Giang nói chung. Đây cũng là tác nhân quan trọng giúp người dân nơi đây làm giàu. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Tỉnh Quảng Ninh: Tìm cách tháo gỡ khó khăn trong vấn đề xử lý rác thải

Thành phố Hà Nội: Gắn kết du lịch với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP

Đà Nẵng: Tàu cá bốc cháy dữ dội khi đang neo đậu tại sông Hàn

Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi công bố các dự án nông nghiệp vi phạm xây dựng

Đà Nẵng: Trao giải thưởng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Trụ sở UBND xã bất ngờ cháy ngùn ngụt giữa đêm

Cần có những thể chế rõ ràng thúc đẩy liên kết Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung

Bí thư Hồ Quốc Dũng làm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Bình Định

Du lịch Hà Nội đón hơn 8,6 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm

Nỗ lực giảm nghèo vùng Tây Nguyên

Hội An sẽ phát hành vé ghe bơi để tránh tình trạng loạn giá

Đắk Lắk sẽ tổ chức Lễ hội sầu riêng năm 2022

Hà Nội: 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đạt mốc tăng trưởng GRDP 7,5-8% đến năm 2025

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh phục hồi nhanh, chạm được trạng thái trước dịch

Ông Hồ Văn Niên làm Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Gia Lai

Thanh Hóa: Cấm tổ chức dạy thêm, học thêm trong dịp nghỉ hè

Quý II/2022, GRDP của Đà Nẵng tăng 12,37%

Thanh Hóa: 6 tháng đầu năm, số vụ tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

Thương mại dịch vụ: Động lực cho kinh tế Yên Bái phát triển

Tỉnh Quảng Ninh: Dự toán thu ngân sách từ tiền sử dụng đất năm 2022 đạt 8.000 tỉ đồng

Đề xuất nâng công suất Cảng hàng không Pleiku lên 5 triệu khách/năm

Thanh Hoá: Bắt lái xe ba gác gây tai nạn khiến 3 người thương vong rồi bỏ trốn

Thành phố Đà Nẵng cần làm gì để thu hút các “đại bàng” đến đầu tư?

Nghệ An: Nông dân phấn khởi khi giá hành lá tăng 4 lần
