Bắc Giang: Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững

Phát triển kinh tế tập thể được thành viên, người lao động trong khu vực kinh tế tập thể cả nước nói chung, tỉnh Bắc Giang nói riêng đón nhận như luồng gió mới.
Phát triển Kinh tế tập thể: Cần thay đổi để hội nhập

Nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới

Tại Hội nghị TW5 (khóa XIII) đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW (Nghị quyết 20) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới với nhiều quan điểm, định hướng lớn.

Thời gian qua, kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh luôn được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân nhân dân, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo; các cấp, ngành, đoàn thể trong tỉnh bám sát sự chỉ đạo của bộ, ngành, trung ương, của tỉnh chủ động triển khai hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ nhằm hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển.

Cùng đó, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, thành viên, người lao động trong lĩnh vực này đã góp phần thúc đẩy phong trào kinh tế tập thể của tỉnh ngày càng có bước phát triển. Số lượng hợp tác xã thành lập mới hằng năm cao, trong đó số lượng hợp tác xã hoạt động hiệu quả không ngừng tăng. Tính đến 30/6/2022 trên địa bàn toàn tỉnh có 1.005 hợp tác xã, trong đó: Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 65,3 %; lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 32,7 %; quỹ tín dụng nhân dân chiếm 2 %. Tổng vốn điều lệ của các hợp tác xã là 2.409 tỷ đồng, với 35.218 thành viên tham gia.

Đã xuất hiện thêm nhiều loại hình, mô hình hợp tác xã kiểu mới, sản xuất gắn với chuỗi giá trị hướng tới mục tiêu vừa phát triển kinh tế, tạo việc làm vừa chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của thành viên, người lao động. Nhiều sản phẩm chế biến của hợp tác xã đã được người tiêu dùng ưa chuộng, trở thành đặc sản chất lượng cao, thương hiệu riêng của tỉnh Bắc Giang như: Vải thiều Lục Ngạn, mỳ Chũ, dứa Lục Nam, gà đồi Yên Thế, mộc Bãi Ổi...

Lãnh đạo Liên minh HTX các tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên tham quan gian trưng bày sản phẩm của các HTX của huyện Yên Thế.
Lãnh đạo Liên minh HTX các tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên tham quan gian trưng bày sản phẩm của các HTX của huyện Yên Thế.

Liên minh hợp tác xã tỉnh với vai trò cầu nối giữa hợp tác xã với các cấp chính quyền địa phương đã thường xuyên đẩy mạnh công tác tư vấn, hỗ trợ các hợp tác xã, đơn vị thành viên nâng cao cả về chất lượng và số lượng theo hướng thiết thực, hiệu quả thông qua công tác bồi dưỡng, tập huấn; cho vay vốn ưu đãi... Chỉ tính từ năm 2021 đến nay, Liên minh hợp tác xã tỉnh đã cho các hợp tác xã vay ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, Quỹ giải quyết việc làm khoảng 20 tỷ đồng; làm cầu nối giúp các hợp tác xã tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ Liên minh hợp tác xã Việt Nam với số tiền là 26,6 tỷ đồng.

Liên minh hợp tác xã tỉnh cũng đã đổi mới trong công tác tổ chức triển khai thực hiện kết nối, xúc tiến thương mại hỗ trợ các hợp tác xã trong việc tiêu thụ nông sản, góp phần giúp các hợp tác xã, đơn vị thành viên tăng cường công tác kết nối, liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Những bất cập nảy sinh

Qua thực tiễn cho thấy, chất lượng hoạt động của kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh chưa cao, chưa đều, quy mô nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; số hợp tác xã yếu kém còn chiếm 9,7 %.

Những khó khăn nội tại của nhiều hợp tác xã kéo dài, chậm được khắc phục; một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã của trung ương và tỉnh được ban hành song kết quả thực hiện còn hạn chế, số lượng các hợp tác xã được thụ hưởng không nhiều. Đơn cử như chính sách hỗ trợ lãi xuất, chính sách quy hoạch vùng sản xuất tập trung, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, bao bì nhãn mác sản phẩm… theo Nghị quyết 24/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Việc tháo gỡ khó khăn về vốn, đất đai xây dựng trụ sở và cơ sở sản xuất chế biến của hợp tác xã chưa được giải quyết kịp thời; đa số các chính sách mới tập trung cho các nông nghiệp, chưa có nhiều chính sách cho hợp tác xã phi nông nghiệp.

Nguyên nhân của tình trạng trên, trước hết xuất phát từ việc các hợp tác xã chưa thật sự nỗ lực vươn lên, khắc phục khó khăn, vẫn còn tình trạng một số hợp tác xã thành lập ra để trông chờ sự hỗ trợ từ Nhà nước.

Trong khi đó, các chính sách ưu đãi hỗ trợ cho kinh tế tập thể của tỉnh chưa nhiều; một số ngành, địa phương chưa quan tâm đến phát triển kinh tế tập thể, từ đó chưa thực sự vào cuộc trong việc tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh cụ thể hóa cơ chế, chính sách của trung ương hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tập thể của tỉnh.

Phát huy vai trò của kinh tế tập thể

Nghị quyết 20 có rất nhiều điểm mới và đột phá, kế thừa quan điểm, phù hợp với thực tiễn của Nghị quyết 13-NQ/TW (khóa IX) nhằm khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết cùng phát triển. Trong đó, quan điểm chỉ đạo là kinh tế tập thể với nhiều hình thức, hợp tác đa dạng, phát triển từ thấp đến cao (tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã…), trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Tăng cường liên kết giữa các hợp tác xã, hình thành các liên hiệp hợp tác xã, không giới hạn về quy mô, lĩnh vực và địa bàn. kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế là trọng tâm, bao gồm lợi ích của thành viên, tập thể và Nhà nước, đồng thời coi trọng lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội trên địa bàn.

Mô hình sản xuất dứa theo quy trình VietGAP ở thôn Đồng Cống, xã Bảo Sơn của HTX Sản xuất Dứa Lục Nam
Mô hình sản xuất dứa theo quy trình VietGAP ở thôn Đồng Cống, xã Bảo Sơn của HTX Sản xuất Dứa Lục Nam

Để góp phần đưa Nghị quyết 20 vào cuộc sống, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đưa kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh có bước phát triển vượt bậc thì quan trọng nhất là tạo sự đồng thuận, thống nhất cao cả về nhận thức và hành động. Việc xây dựng chương trình hành động cũng như kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết từ cấp tỉnh đến cơ sở phải bảo đảm cụ thể, thiết thực, hiệu quả, tránh dập khuôn, hình thức.

Theo ông Nguyễn Đức Hiền, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh Bắc Giang, ngoài việc Quốc hội sớm sửa đổi, ban hành Luật hợp tác xã thay thế Luật hợp tác xã năm 2012, cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách để khắc phục những tồn tại, quy định không phù hợp với tình hình thực tế của khu vực kinh tế tập thể; tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển hợp tác xã phù hợp với thực tế và nhu cầu, trình độ phát triển của tổ chức hợp tác xã, khả năng nguồn lực của tỉnh.

Duy trì nề nếp hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh, huyện. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, mặt trận tổ quốc, đoàn thể các cấp trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể. Bố trí, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại các sở, ngành, cơ quan tham mưu liên quan ở cấp tỉnh, huyện. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tập thể. Tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi, ổn định, nhất quán, lâu dài, bình đẳng giữa kinh tế tập thể với các loại hình kinh tế khác.

Tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Luật hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn. Khuyến khích các hợp tác xã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với doanh nghiệp và liên vùng trong, ngoài tỉnh để nâng cao hiệu quả sản xuất. Bản thân các hợp tác xã cần phát huy nội lực, năng động, sáng tạo tìm hướng đi đúng, phù hợp với xu thế của thị trường, từng bước khẳng định vị thế, chỗ đứng; khắc phục dần tình trạng trông chờ, ỉ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Đặc biệt, củng cố, đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan Liên minh hợp tác xã tỉnh trong hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam theo tinh thần Kết luận số 70-KL/TW ngày 9/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa IX) đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Chủ động sử dụng và khai thác các nguồn lực của trung ương, của tỉnh để triển khai có hiệu quả hoạt động tư vấn hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động của hợp tác xã, đơn vị thành viên.

Phát triển kinh tế tập thể nòng cốt là hợp tác xã tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn tới được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức. Vì thế, bám sát, vận dụng linh hoạt, sáng tạo và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, cơ chế, chính sách của trung ương, nhất là Nghị quyết 20 sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh ngày càng phát triển.

Đỗ Thành Nam
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bắc Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Về dự án điện hạt nhân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Công Thương sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh đồng bộ quy hoạch tổng thể quốc gia.
Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động