Bắc Giang - Giải bài toán nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang sẽ phối hợp, hỗ trợ các trường Đại học, Cao đẳng trong liên kết đào tạo với doanh nghiệp để giải bài toán nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn.
Bắc Giang 7 tháng, thu hút được 1.543,7 triệu USD vốn đầu tư Bắc Giang tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp

Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu

Tại Hội thảo “Thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” tổ chức mới đây, đại diện Ban quản lý các Khu công nghiệp (KCN) Bắc Giang thông tin, đến nay, tỉnh Bắc Giang đã có 09 KCN) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, với tổng diện tích quy hoạch 2.252,3 ha. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đã được chấp thuận là 69%.

Bắc Giang -  Giải bài toán  nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn
ảnh minh họa

Tính đến tháng 3/2024, trong các KCN đã thu hút được 498 dự án đầu tư (bao gồm 384 dự án FDI và 114 dự án DDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký quy đổi 11,15 tỷ USD; vốn đầu tư thực hiện ước đạt khoảng 7,75 tỷ USD. Hiện tại trong các KCN có 426 doanh nghiệp đang hoạt động, sử dụng khoảng 190.400 lao động; thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/tháng.

Đối với các doanh nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn tại các KCN của Bắc Giang, hiện nay, tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngành này là 8.074 lao động, trong đó có 175 chuyên gia là lao động người nước ngoài. Lao động được tuyển vào doanh nghiệp đảm nhiệm các vị trí kỹ thuật chủ yếu tốt nghiệp trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp các chuyên ngành về lĩnh vực tự động hóa, kỹ thuật điện tử, thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, công nghệ hóa.

Tuy nhiên, đại diện Ban quản lý KCN Bắc Giang cũng chỉ rõ, do ngành công nghiệp bán dẫn là ngành sản xuất mới tại tỉnh Bắc Giang nói riêng và cả nước nói chung nên nguồn lao động được đào tạo chính về chuyên ngành công nghiệp bán dẫn hạn chế, chủ yếu là lao động được đào tạo về các chuyên ngành học liên quan đến lĩnh vực bán dẫn. Do vậy, lao động Việt Nam được doanh nghiệp tuyển vào để đảm nhiệm các vị trí kỹ thuật, sản xuất về công nghiệp bán dẫn đều chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn đặt ra của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đào tạo lao động từ đầu để nắm được thao tác và quy trình thực hiện công việc.

Chung tay giải bài toán nhân lực cho ngành công nghiệp

Dự báo trong thời gian tới, doanh nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn tiếp tục đầu tư và phát triển tại các KCN tại Bắc Giang với nhu cầu tuyển dụng lao động thêm năm 2024 là 1.866 lao động. Trong đó lao động có trình độ cao đẳng trở lên là: 281 lao động, lao động phổ thông là 1.585 lao động. Giai đoạn 2025-2030, nhu cầu tuyển dụng là khoảng 6.300 người. Trong đó lao động có trình độ cao đẳng trở lên là 1.200 lao động (chủ yếu lao động tốt nghiệp chuyên ngành về các lĩnh vực tự động hóa, kỹ thuật điện tử, thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, công nghệ hóa.…), lao động phổ thông là 5.100 người.

Ngành công nghiệp bán dẫn là một ngành công nghệ cao, đem lại nhiều giá trị gia tăng và là nền tảng để hỗ trợ, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều sâu. Song, để tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động cả về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp bán dẫn sẽ gặp không ít khó khăn, cần phải có khá nhiều thời gian đào tạo bài bản, chuyên sâu… đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ, từ Nhà nước, nhà trường và nhà đầu tư.

Đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động làm việc các doanh nghệp sản xuất chất bán dẫn là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Bắc Giang. Chính vì lẽ đó, Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang đã và đang triển khai nhiều giải pháp phối hợp, hỗ trợ các trường Đại học, Cao đẳng trong liên kết đào tạo với doanh nghiệp trong các KCN.

Cụ thể, Ban Quản lý các KCN sẽ là cầu nối cho các trường Đại học, Cao đẳng liên hệ, tiếp cận, liên kết với doanh nghiệp trong các KCN và ngược lại; Xây dựng hệ thống và cung cấp các thông tin về nhu cầu thị trường, nguồn nhân lực, xu hướng phát triển của ngành nghề trong tương lai. Phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích, vinh danh, khen thưởng các doanh nghiệp tham gia liên kết với nhà trường; tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia hoạt động đào tạo cùng nhà trường; xây dựng chính sách hỗ trợ, hướng dẫn và khuyến khích hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp; nâng cao nhận thức, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên liên quan trong việc liên kết đào tạo.

Các trường Đại học, Cao đẳng cũng cần có sự tham khảo nhu cầu thị trường và doanh nghiệp để từ đó xây dựng khung chương trình, kiến thức đào tạo, đánh giá sinh viên... phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và yêu cầu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn. Tăng cường phối hợp với doanh nghiệp giải quyết những vấn đề thực tế của doanh nghiệp ngay từ khi ở trong nhà trường. Cử các giảng viên, cán bộ quản lý đến doanh nghiệp đào tạo, học tập, trao đổi kinh nghiệm, vướng mắc trong quá trình đào tạo, tuyển dụng cán bộ kỹ thuật và quản lý giỏi tại các doanh nghiệp đến làm giảng viên bán thời gian; Phối hợp cùng doanh nghiệp tổ chức cho sinh viên tham quan, thực tập, tìm hiểu quy trình sản xuất, những công nghệ hiện có nhằm giúp sinh viên định hướng được ngành nghề mình đang học và xác định mục tiêu học tập của sinh viên.

Đối với doanh nghiệp, cần thông tin cho các trường Đại học, Cao đẳng về nhu cầu nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình, cùng tham gia đào tạo bằng cách đóng góp ý kiến về xây dựng, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế. Hỗ trợ tài chính cũng như cơ sở vật chất, thiết bị… thông qua các hình thức hỗ trợ học bổng cho sinh viên, ký kết các hợp đồng tư vấn, nghiên cứu khoa học, xây dựng khu thực hành, giảng đường, phòng thí nghiệm, trang thiết bị cho giảng dạy và học tập. Cử các chuyên gia, chuyên viên, công nhân lành nghề tham gia trực tiếp giảng dạy hoặc hướng dẫn sinh viên trong quá trình thực tập; tiếp nhận các giảng viên, cán bộ quản lý đến doanh nghiệp học hỏi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm; tiếp nhận sinh viên về thực hành, thực tập và huấn luyện đào tạo kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ cho các ngành, nghề đặc thù; tạo điều kiện và phối hợp tổ chức cho sinh viên tham quan, trải nghiệm; phối hợp cùng nhà trường và tham gia vào quá trình đánh giá, kiểm tra chất lượng người học. Hàng năm có nhận xét, báo cáo, đánh giá, hội thảo… về hoạt động đào tạo liên kết với doanh nghiệp để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, nhằm tăng hiệu quả đào tạo tại doanh nghiệp.

Đặng Hiền
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bắc Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Việc đẩy mạnh xúc tiến du lịch cùng với chủ động chuẩn bị các điều kiện để thu hút dòng khách Halal đang được tỉnh Quảng Ninh quan tâm.
Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp để Hà Nội tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển.
Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11 đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; kế hoạch năm 2025.
Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Thái Bình đang phối hợp với nhà đầu tư đẩy nhanh công tác chuẩn bị, sẵn sàng khởi công dự án Nhiệt điện khí LNG vào quý III/2025, nộp thuế trên 4 nghìn tỷ/năm.
Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tin cùng chuyên mục

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

Ngày 15/11/2024, tại TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

4 ngành công nghiệp trọng điểm và ngành công nghiệp hỗ trợ, logistics sẽ được TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ 100% lãi suất vay, thời hạn hỗ trợ không quá 7 năm.
Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Sóc Trăng đang tích cực thực hiện các công việc cần thiết để biến cảng nước sâu Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Kinh doanh dịch vụ mang tính thời vụ đang diễn ra khá nhộn nhịp tại tuần lễ hoa dã quỳ Chư Đang Ya (Gia Lai), tiểu thương kỳ vọng một tuần lễ bội thu.
Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Theo Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tăng gần 12% so cùng kỳ, trong đó ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt toàn ngành.
Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 tỉnh Bắc Giang ước đạt gần 81 nghìn tỷ đồng, lũy kế 10 tháng đạt hơn 562 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ.
Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...
Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố lên tới 45.252 người, tăng 4.865 người so với cùng kỳ
Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động