Thứ ba 13/05/2025 03:23

Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu có 400 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030

Trong kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phấn đấu đến năm 2030 có ít nhất 400 doanh nghiệp công nghệ số.

Ngày 20/3, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Kế hoạch số 63/KH-UBND về phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu có ít nhất 400 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030 - Ảnh: doanhnhansaigon.vn

Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch là phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có ít nhất 300 doanh nghiệp công nghệ số; trong đó có khoảng 50 doanh nghiệp công nghệ số có đủ năng lực phát triển sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ chương trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; doanh nghiệp công nghệ số cung cấp giải pháp nền tảng số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng đạt trên 50%.

Đến năm 2030, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phấn đấu có ít nhất 400 doanh nghiệp công nghệ số; trong đó có khoảng 80 doanh nghiệp công nghệ số có đủ năng lực phát triển sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ chương trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; doanh nghiệp công nghệ số cung cấp giải pháp nền tảng số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng đạt trên 70%.

Để đạt được mục tiêu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề ra các nhiệm vụ giải pháp chủ yếu như: Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp công nghệ số; phát triển hạ tầng số; phát triển sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam; phát triển nhân lực công nghệ số; phát triển thị trường cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghệ số; tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về phát triển doanh nghiệp số tại địa phương.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này bảo đảm hoàn thành mục tiêu theo lộ trình đề ra.

Các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số trên địa bàn tỉnh nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm công nghệ số, nền tảng công nghệ số ứng dụng cho ngành, lĩnh vực quản lý của tỉnh.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ và các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chủ động sử dụng giải pháp nền tảng công nghệ số Việt Nam, cung cấp giải pháp công nghệ số phục vụ phát triển mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - chi nhánh tại Vũng Tàu chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan phổ biến, tuyên truyền đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thay đổi cách thức quản lý, điều hành, quá trình sản xuất từ phương pháp truyền thống sang ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh.

Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo tư vấn tuyển sinh, định hướng hướng nghiệp học sinh, sinh viên đối với các nhóm ngành phù hợp, bảo đảm đào tạo nhân lực đáp ứng cho phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Nguyễn Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Sáp nhập Đà Nẵng – Quảng Nam: Hình thành vùng kinh tế trọng điểm

Thành phố Huế: Lập đội liên ngành xử lý vấn nạn môi trường du lịch

Nhiều giải pháp chuyển đổi, quản lý năng lượng xanh cho doanh nghiệp

Nhiều giải pháp để du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ‘cất cánh’

Tiền Giang xuất khẩu gần 2 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Thương mại Đắk Nông ổn định, sức mua phục hồi tích cực

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông giữ đà tăng trưởng

Cơ hội 'săn' hàng hiệu ở Vũng Tàu trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh thông xe dọc tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên

Khai mạc hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Nghệ An: Tiểu thương được 'cầm tay' chỉ cách bán hàng online

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản