Bà Rịa-Vũng Tàu: Tháng đầu năm 'hút' 171 triệu USD vốn FDI Bà Rịa-Vũng Tàu: Cấm ‘thông thầu’ trong đấu thầu, mua sắm công Bà Rịa - Vũng Tàu: Quản lý thị trường phát hiện 34 vụ vi phạm |
Ngày 14/2, tại TP. Vũng Tàu, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ký kết Chương trình phối hợp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương.
Chương trình phối hợp nhằm tăng cường sự hợp tác giữa chính quyền và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường và phát triển bền vững; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số trong quản lý và sản xuất kinh doanh.
![]() |
Lãnh đạo Sở Công Thương và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ký kết thỏa thuận hợp tác. Ảnh: Vinh Ngọc |
Theo đó, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ hợp tác trong việc kết nối hỗ trợ doanh nghiệp ngành Công thương đào tạo phát triển nguồn nhân lực; nâng cao năng lực quản lý sản xuất, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hợp tác đầu tư, giao thương, mở rộng thị trường, phát triển thương mại điện tử theo Chương trình, kế hoạch thường kỳ hàng năm cũng như nhu cầu của ngành và của tỉnh được phê duyệt và theo quy định của pháp luật.
Tăng cường phối hợp tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các doanh nghiệp ngành Công thương trong các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, thương mại theo quy định của pháp luật; phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài tỉnh để cung cấp các chương trình đào tạo chuyên sâu cho doanh nghiệp.
Phối hợp thông tin các chương trình kết nối đầu tư, xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm doanh nghiệp, hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản phẩm thông qua các hình thức: Tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn, hội chợ, triển lãm và các sự kiện kết nối cung cầu giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tổ chức tham quan học tập trong và ngoài nước khi có nhu cầu và theo Chương trình kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
![]() |
Ông Phạm Quang Nhật, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Vinh Ngọc |
Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh tế số ngành công thương, số hóa quy trình sản xuất và quản lý.
Hợp tác kết nối hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển lớn mạnh, bền vững, tham gia sâu vào cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, tạo giá trị cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Ông Phạm Quang Nhật, Giám đốc Sở Công Thương cho biết thêm, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 17.700 DN, trong đó, 99,5% là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Trong khi đó, hiện nay số hội viên của Hiệp hội là hơn 500 doanh nghiệp. Do đó, Giám đốc Sở Công Thương đề nghị Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh tiếp tục có những hoạt động thực chất, hiệu quả để thu hút thêm hội viên.
"Ngành Công Thương cam kết sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trong tăng tốc sản xuất, đổi mới công nghệ, đẩy mạnh giao thương, phát triển thị trường để đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, trước mắt là đạt được mục tiêu tăng trưởng GRDP 10,07% trong năm 2025", ông Phạm Quang Nhật khẳng định.
Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh năm 2025. Theo đó, kế hoạch nhằm tiếp tục triển khai các chương trình, kế hoạch hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, tập trung vào các nội dung như: Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật; triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. UBND tỉnh giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương thực hiện 4 nội dung chính, gồm: Cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu pháp luật; tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật; tổng kết chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025. |