ASEAN và Đối tác: Mở rộng tiềm năng, hướng tới hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Tại AMM-56, ASEAN và Đối tác hướng tới mối quan hệ sâu sắc, mở rộng tiềm năng, hướng tới hòa bình, ổn định, phát triển bền vững.
Phát triển bền vững Việt Nam đẩy mạnh xúc tiến thương mại song phương nhân dịp AMM-56 AMM-56: Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dự các cuộc họp giữa ASEAN và đối tác

Tại AMM-56, ngày 13/7, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp tục cùng các Bộ trưởng Ngoại giao đối tác dự các Hội nghị ASEAN+1 với Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh Châu Âu (EU), Anh, Canada và Hội nghị ASEAN+3, trọng tâm chính là kiểm điểm hợp tác và định hướng thời gian tới.

Tại các Hội nghị, các Bộ trưởng bày tỏ vui mừng trước những tiến triển tốt đẹp trong quan hệ với các đối tác, nhiều kết quả tích cực đạt được trên hầu khắp các lĩnh vực. Các bên tích cực khai thác tiềm năng và cơ hội hợp tác mới, góp phần đưa quan hệ ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.

Các đối tác khẳng định coi trọng ASEAN, ủng hộ ASEAN đoàn kết, thống nhất và giữ vai trò trung tâm, cam kết hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, cùng xây dựng cấu trúc khu vực rộng mở, bao trùm, minh bạch và hoạt động dựa trên luật pháp quốc tế.

Các đại biểu tại Hội nghị ASEAN+1 với Canada - Ảnh: BNG
Các đại biểu tại Hội nghị ASEAN+1 với Canada - Ảnh: BNG

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã cùng Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Park Jin đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hàn Quốc. Phát biểu thay mặt ASEAN, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn điểm lại kết quả hợp tác đạt được trên tất cả các lĩnh vực an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội và giao lưu nhân dân. Bộ trưởng đề nghị hai bên tăng cường hợp tác bảo đảm hòa bình, ổn định, nhất là ứng phó các thách thức an ninh phi truyền thống, làm sâu sắc hợp tác kinh tế vì thịnh vượng và đẩy mạnh hợp tác vì người dân, hướng tới tương lai bền vững.

Nhân dịp này, Bộ trưởng thông báo Việt Nam sẽ tổ chức Ngày ASEAN-Hàn Quốc vào cuối năm nay tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai bên. ASEAN hoan nghênh Hàn Quốc công bố đề xuất thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Hàn Quốc, đánh giá cao Sáng kiến Đoàn kết ASEAN-Hàn Quốc. Hàn Quốc cho biết đang triển khai cam kết tăng gấp đôi đóng góp Quỹ Hợp tác ASEAN-Hàn Quốc từ 16 triệu năm 2022 lên 32 triệu đô-la Mỹ đến 2027, đồng thời dành hơn 200 triệu đô-la Mỹ cho các dự án hợp tác chung.

Các Bộ trưởng đề cao ý nghĩa 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản, hoan nghênh đề xuất thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với ASEAN nhân dịp này. Hai bên nhất trí sẽ làm sâu sắc hơn các lĩnh vực hợp tác, nhất là thương mại, đầu tư, ổn định chuỗi cung ứng, kết nối, phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao, đồng thời mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực tiềm năng mới như đổi mới sáng tạo, ứng phó biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh.

ASEAN đánh giá cao Nhật Bản dành khoản vay tài chính 3,34 tỷ USD hỗ trợ nỗ lực phục hồi sau đại dịch, đóng góp thêm 100 triệu USD cho Quỹ Hội nhập ASEAN - Nhật Bản.

Các nước hoan nghênh thành công của Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN - EU tháng 12/2022, đã định hướng và tạo đà cho những bước phát triển mới trong tương lai.

Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác, trao đổi về các vấn đề kinh tế, thương mại và khai thác các lĩnh vực tiềm năng khác như kinh tế số, công nghệ xanh, dịch vụ xanh, đồng thời khẳng định hướng đến mục tiêu Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - EU trong dài hạn. ASEAN hoan nghênh EU dành gói đầu tư Team Europe trị giá khoảng 10 tỷ Euro đến năm 2027, hỗ trợ các nỗ lực hội nhập, nâng cao năng lực và phát triển bền vững trong khu vực.

Tại Hội nghị ASEAN+3 (với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) các Bộ trưởng nhấn mạnh cần duy trì và phát huy thế mạnh vốn có ASEAN+3 như hợp tác kinh tế, thương mại, tài chính, phòng chống và ứng phó dịch bệnh.

Các Bộ trưởng tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hàn Quốc - Ảnh: BNG
Các Bộ trưởng tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hàn Quốc - Ảnh: BNG

Các Bộ trưởng cũng cho rằng cần mở rộng ưu tiên hợp tác mới để giải quyết hiệu quả các khó khăn, thách thức mà khu vực đang phải đối mặt.

Theo đó, các nước nhất trí tăng cường các cơ chế ổn định kinh tế, tài chính hiện có, thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư, đẩy mạnh hợp tác bảo đảm an ninh lương thực, nông nghiệp bền vững, triển khai hiệu quả Quỹ Dự trữ Gạo khẩn cấp ASEAN+3 …

Với ASEAN - Anh, các Bộ trưởng đánh giá cao quan hệ đối thoại ASEAN-Anh mới được thành lập. Các nước nhất trí sẽ triển khai hiệu quả Kế hoạch Hành động 2022-2026, đồng thời nhấn mạnh cần phối hợp làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư, hướng tới tăng trưởng bao trùm. ASEAN đánh giá cao Anh đề xuất các chương trình hợp tác trọng điểm trị giá 113 triệu Bảng trong 5 năm tới, hỗ trợ hội nhập kinh tế khu vực, y tế, giáo dục, phụ nữ, hòa bình, an ninh, thích ứng biến đổi khí hậu…

Với ASEAN - Canada, các nước cam kết phối hợp triển khai Tuyên bố chung của các Lãnh đạo kỷ niệm 45 năm quan hệ, hướng tới việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Canada. ASEAN hoan nghênh Canada cam kết hỗ trợ tiến trình xây dựng Cộng đồng, thiết lập Quỹ Tín thác trị giá 13,1 triệu đô-la Canada, và dành học bổng đào tạo cho ASEAN. Các Bộ trưởng nhấn mạnh hai bên cần phối hợp khai thác hiệu quả các dư địa hợp tác, đưa quan hệ phát triển năng động và thực chất hơn nữa.

Kiểm điểm và định hướng quan hệ ASEAN với các đối tác, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hoan nghênh các chương trình, kế hoạch hành động giữa ASEAN với các đối tác tiếp tục được triển khai hiệu quả, với nhiều đề xuất, sáng kiến thiết thực, phù hợp với quan tâm chung của các nước.

Bộ trưởng đề nghị phối hợp đẩy mạnh các nỗ lực phục hồi bao trùm, thúc đẩy động lực tăng trưởng, ưu tiên hợp tác thương mại, đầu tư, kết nối, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi năng lượng, an ninh lương thực, thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.

Chia sẻ ý kiến các nước, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao cam kết của các đối tác ủng hộ vai trò dẫn dắt của ASEAN trong các nỗ lực thúc đẩy đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin trong khu vực.

Bộ trưởng đề nghị các đối tác ủng hộ lập trường chung của ASEAN về Biển Đông, đề cao ý nghĩa của Tuyên bố DOC, và hỗ trợ ASEAN và Trung Quốc sớm đạt Bộ COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước UNCLOS 1982, phấn đấu xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

Ngày 14/7, theo chương trình, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và các đối tác có buổi tiếp kiến Tổng thống Indonesia Jokowi Widodo; tiếp theo đó, sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) gồm các nước ASEAN và các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga và Mỹ.

Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp ngắn với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Hayashi Yoshimasa nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 (AMM-56) và các hội nghị liên quan tại Jakarta, Indonesia.

Tại cuộc gặp, hai Bộ trưởng nhất trí, để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (9/1973-9/2023), hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao hai nước, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động văn hóa và giao lưu giữa các địa phương và người dân, nhằm vun đắp sự tin cậy và mối quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản.

Hai bên cũng nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả kết quả Hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Hiroshima, Nhật Bản (5/2023), đặc biệt là đẩy nhanh việc triển khai viện trợ phát triển ODA thế hệ mới mà Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam, tạo thuận lợi cho Việt Nam tiếp cận các gói hỗ trợ phát triển trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng chất lượng cao và chuyển đổi năng lượng, đơn giản hóa việc cấp thị thực cho công dân Việt Nam…

Hai bên cũng thống nhất tăng cường phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có các cơ chế do ASEAN dẫn dắt và hợp tác tiểu vùng Mekong.

Hà Hương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Ngoại giao

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Meta

Meta 'đặt cược' vào năng lượng hạt nhân để phát triển AI

Meta, công ty mẹ của Facebook, vừa tuyên bố đang tìm kiếm các nhà phát triển năng lượng hạt nhân để hỗ trợ mục tiêu phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/12/2024: NATO

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/12/2024: NATO 'khuyên' Ukraine tiếp tục chiến đấu

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/12/2024: NATO 'khuyên' Ukraine tiếp tục chiến đấu, khi Tổng thư ký khối này tuyên bố sẽ tiếp tục bơm vũ khí cho Kiev.
Theo Yonhap: Hàng loạt quan chức Hàn Quốc từ chức sau thiết quân luật

Theo Yonhap: Hàng loạt quan chức Hàn Quốc từ chức sau thiết quân luật

Theo tờ Yonhap, hàng loạt cố vấn cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-yeol đã đệ đơn từ chức sau khi Tổng thống Yoon Seok-yeol tuyên bố thiết quân luật.
Vì sao doanh nghiệp Việt vẫn

Vì sao doanh nghiệp Việt vẫn 'khát' vốn trong quá trình thực thi tận dụng FTA?

Tham gia FTA mở ra cơ hội lớn, nhưng ngành ngân hàng cần đào tạo chuyên gia FTA để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tận dụng hiệu quả các hiệp định này.
Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật sau 6h ban bố

Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật sau 6h ban bố

Rạng sáng 4/12 theo giờ địa phương, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tuyên bố dỡ bỏ Thiết quân luật.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/12: Nga giành lại 40% lãnh thổ ở Kursk; Kiev nhận thêm gói viện trợ quân sự mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/12: Nga giành lại 40% lãnh thổ ở Kursk; Kiev nhận thêm gói viện trợ quân sự mới

Nga giành lại 40% lãnh thổ ở Kursk; Kiev nhận thêm gói viện trợ quân sự mới ... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 4/12.
Hàn Quốc ban bố tình trạng thiết quân luật khẩn cấp

Hàn Quốc ban bố tình trạng thiết quân luật khẩn cấp

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 3/12 đã ban bố tình trạng thiết quân luật, cáo buộc phe đối lập 'có các hoạt động chống nhà nước và âm mưu nổi loạn'.
Triển khai hiệu quả bộ chỉ số FTA Index: Đâu là

Triển khai hiệu quả bộ chỉ số FTA Index: Đâu là 'điểm nghẽn'?

Ông Ngô Chung Khanh chỉ ra nhiều thách thức trong việc xây dựng và triển khai bộ chỉ số FTA Index, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam hội nhập sâu rộng.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 3/12/2024: Đàm phán hòa bình Ukraine có thể diễn ra trong năm 2025

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 3/12/2024: Đàm phán hòa bình Ukraine có thể diễn ra trong năm 2025

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/12/2024: Đàm phán hòa bình Ukraine có thể diễn ra trong năm 2025, khi các yếu tố chính trị và tình hình chiến trường ổn định
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/12: Lính tinh nhuệ Ukraine rút lui ồ ạt khỏi Kursk; Kiev phá hủy hàng loạt radar Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/12: Lính tinh nhuệ Ukraine rút lui ồ ạt khỏi Kursk; Kiev phá hủy hàng loạt radar Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng ngày 3/12 chứng kiến loạt lính Ukraine tháo lui ồ ạt khỏi Kursk. Trong khi đó, 3 trạm radar của Nga ở Crimea bị UAV Kive thiêu rụi.
Hiệp định thương mại tự do (FTA): ‘Đòn bẩy

Hiệp định thương mại tự do (FTA): ‘Đòn bẩy' cho doanh nghiệp tài chính hội nhập

Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang là ‘đòn bẩy’ quan trọng giúp các doanh nghiệp tài chính mở rộng, phát triển kinh doanh, hội nhập quốc tế.
Cơ hội và thách thức trong bức tranh thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Cơ hội và thách thức trong bức tranh thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ nhìn nhận, trụ cột kinh tế, thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ được dự báo tiếp tục phát triển ổn định trong tổng thể quan hệ song phương.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 2/12/2024: Thông tin

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 2/12/2024: Thông tin 'đổi đất lấy hòa bình' có chính xác?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/12/2024: Ukraine có sẵn sàng “đổi đất lấy hòa bình”?, khi các thông tin từ Kiev và phương Tây đều hướng tới kịch bản này
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/12: Hơn 10.000 lính Ukraine chống lệnh, rút khỏi tử địa; Kiev than vãn về viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/12: Hơn 10.000 lính Ukraine chống lệnh, rút khỏi tử địa; Kiev than vãn về viện trợ

Hơn 10.000 lính Ukraine chống lệnh, rút khỏi tử địa; Kiev than vãn về viện trợ... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng 2/12.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/12/2024: Theo Financial Times, hơn 60.000 binh sĩ Ukraine đào ngũ từ đầu năm 2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/12/2024: Theo Financial Times, hơn 60.000 binh sĩ Ukraine đào ngũ từ đầu năm 2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/12/2024: Hơn 60.000 binh sĩ Ukraine đào ngũ từ đầu năm 2024. Đây là một trong những nguyên nhân khiến AFU thất bại?
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 1/12: Nga dội hỏa lực, lính Ukraine thiệt mạng ở Kurk; Kiev phá hủy radar Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 1/12: Nga dội hỏa lực, lính Ukraine thiệt mạng ở Kurk; Kiev phá hủy radar Nga

Nga dội hỏa lực, lính Ukraine thiệt mạng ở Kurk; Kiev phá hủy radar Nga... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 1/12.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 30/11/2024: Nguồn viện trợ từ phương Tây chỉ đủ cho 2,5 lữ đoàn AFU

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 30/11/2024: Nguồn viện trợ từ phương Tây chỉ đủ cho 2,5 lữ đoàn AFU

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 30/11/2024: Nguồn viện trợ từ phương Tây chỉ đủ cho 2,5 lữ đoàn AFU. Đó là tuyên bố của Tổng thống Ukraine với báo giới.
Cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính nhìn từ bài học của Canada

Cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính nhìn từ bài học của Canada

Các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính tại Canada tập trung vào việc loại bỏ các quy định không cần thiết và ứng dụng công nghệ.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/11/2024: Mỹ tiếp tục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/11/2024: Mỹ tiếp tục 'bơm dầu' vào xung đột Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/11/2024: Mỹ tiếp tục 'bơm dầu' vào xung đột Ukraine khi quyết định viện trợ vũ khí mới cho Kiev trong cuộc xung đột.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 29/11: Lính đánh thuê NATO bỏ mạng ở Kursk; Mỹ giục Ukraine hạ tuổi nhập ngũ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 29/11: Lính đánh thuê NATO bỏ mạng ở Kursk; Mỹ giục Ukraine hạ tuổi nhập ngũ

Lính đánh thuê NATO bỏ mạng ở Kursk; Mỹ giục Ukraine hạ tuổi nhập ngũ... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 29/11.
Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Cổng FTAP đã trở thành một địa chỉ cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp, người dân.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/11/2024: Ukraine có thể hạ tuổi tổng động viên xuống 18?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/11/2024: Ukraine có thể hạ tuổi tổng động viên xuống 18?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/11/2024: Ukraine có thể hạ tuổi tổng động viên xuống 18? Khi Washington đánh giá Kiev không huy động đủ binh sĩ cần thiết.

'Xanh hóa' để làm chủ 'cuộc chơi' trong Hiệp định RCEP

RCEP mang đến cơ hội lớn cho ngành hàng, nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải chuyển đổi xanh để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và cạnh tranh bền vững.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/11: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Kiev dội ATACMS vào sân bay Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/11: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Kiev dội ATACMS vào sân bay Nga

Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Kiev dội ATACMS vào sân bay Nga... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 28/11.
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Những kết quả từ FTAP: Địa phương, doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì?'

Chiều nay 27/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm trực tiếp 'Những kết quả từ FTAP: Địa phương, doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì?'.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động