Theo đó, từ nay, người dùng những sản phẩm trên sẽ không còn nhận được các hỗ trợ về mặt phần cứng từ hãng. Các bên cung cấp dịch vụ sửa chữa cũng không thể đặt hàng linh kiện thay thế từ Apple.
Ngoài điện thoại iPhone 6 là sản phẩm tiếp theo được bổ sung vào danh sách các thiết bị cổ điển trong đợt này, còn có iPod nano7 và iPod touch thế hệ thứ năm.
Danh sách các sản phẩm cổ điển bao gồm các thiết bị mà Apple đã ngừng phân phối cách đây 5-7 năm. Apple cung cấp dịch vụ và linh kiện cho các thiết bị cũ tối đa 7 năm hoặc theo yêu cầu của pháp luật, nhưng việc sửa chữa tùy thuộc vào tình trạng sẵn có của bộ phận đó.
iPhone 6 được phát hành vào tháng 9/2014 cùng với iPhone 6 Plus. Nó đã được bán vào năm 2015 dưới dạng tiết kiệm hơn sau khi iPhone 6s ra mắt, vào sau đó ngừng sản xuất vào năm 2016 cùng với sự ra mắt của iPhone 7. Nó đã được giới thiệu lại như một iPhone giá rẻ ở một số quốc gia vào năm 2017 và nó vẫn tiếp tục được bán cho đến tháng 9/2018.
Khi ra mắt, iPhone 6 được đánh giá cao vì màn hình 4,7 inch, lớn hơn nhiều so với iPhone 5s trước đó. Đây cũng là thiết bị đầu tiên được trang bị công nghệ chip A8 cùng tính năng thanh toán Apple Pay. Tuy nhiên, máy cũng bị phàn nàn về tình trạng tróc sơn, vỏ máy dễ bị bẻ cong.
Trước khi được đưa vào danh sách cổ điển, iPhone 6 là một trong những thiết bị lâu đời nhất vẫn được hãng hỗ trợ. Máy ra đời năm 2014, cùng thời iPhone 6 Plus. Trong khi đó, iPhone 6 Plus và hai mẫu máy đời sau là iPhone 6s và iPhone 6s Plus bản 32 GB đã có tên trong danh sách này trước đó.
iPhone 6 và 6 Plus cũng gây chú ý vì là hai thiết bị đầu tiên cung cấp hỗ trợ cho Apple Pay và đánh dấu năm đầu tiên Apple cung cấp iPhone với nhiều tùy chọn kích thước. Apple đã tiếp tục với chiến lược phát hành nhiều phiên bản kích thước khác nhau kể từ khi ra mắt iPhone 6 và 6 Plus.