Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Đập dâng giữ nước đầu tiên trên sông Tô Lịch đóng vai trò điều tiết mực nước, góp phần cải tạo dòng sông ô nhiễm lâu năm giữa lòng Hà Nội.
Hà Nội: Đưa công nghệ hiện đại "giải cứu" sông Tô Lịch Dầm mình vét bùn, gột rửa sông Tô Lịch Hà Nội đẩy nhanh tiến độ cải tạo sông Tô Lịch
Sau gần hai tháng kể từ thời điểm khởi công, đập dâng giữ nước đầu tiên được xây dựng trên sông Tô Lịch, nằm gần khu vực cầu Quang, thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (Hà Nội), đã cơ bản hình thành.
Sau gần hai tháng kể từ thời điểm khởi công, đập dâng giữ nước đầu tiên được xây dựng trên sông Tô Lịch, nằm gần khu vực cầu Quang, thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (Hà Nội), đã cơ bản hình thành.
Công trình này đóng vai trò then chốt trong việc giữ nước và ổn định mực nước khi Hà Nội bổ cập nguồn từ sông Hồng hoặc Hồ Tây vào sông Tô Lịch, hướng tới mục tiêu cải tạo và hồi sinh dòng sông lâu nay ô nhiễm nặng nề.
Công trình này đóng vai trò then chốt trong việc giữ nước và ổn định mực nước khi Hà Nội bổ cập nguồn từ sông Hồng hoặc Hồ Tây vào sông Tô Lịch, hướng tới mục tiêu cải tạo và hồi sinh dòng sông lâu nay ô nhiễm nặng nề.
Công trình trở thành một phần trong kế hoạch triển khai các giải pháp tổng thể nhằm cải thiện môi trường sông Tô Lịch.
Công trình trở thành một phần trong kế hoạch triển khai các giải pháp tổng thể nhằm cải thiện môi trường sông Tô Lịch.
Trọng tâm của kế hoạch là xây dựng hệ thống đập dâng để điều tiết dòng chảy và duy trì lượng nước dọc tuyến sông. Đập dâng tại khu vực cầu Quang là công trình đầu tiên được triển khai trong chuỗi ba đập mà thành phố Hà Nội dự kiến xây dựng để phục vụ việc giữ nước, làm sạch và cải thiện cảnh quan đô thị.
Trọng tâm của kế hoạch là xây dựng hệ thống đập dâng để điều tiết dòng chảy và duy trì lượng nước dọc tuyến sông. Đập dâng tại khu vực cầu Quang là công trình đầu tiên được triển khai trong chuỗi ba đập mà thành phố Hà Nội dự kiến xây dựng để phục vụ việc giữ nước, làm sạch và cải thiện cảnh quan đô thị.
Tại công trình, đập dâng đang trong giai đoạn hoàn thiện phần kết cấu bê tông ở cả lòng đập và khu vực xung quanh
Tại công trình, đập dâng đang trong giai đoạn hoàn thiện phần kết cấu bê tông ở cả lòng đập và khu vực xung quanh
Trong lòng đập, các đơn vị thi công tích cực huy động cả máy móc lẫn nhân lực để thực hiện thi công nền sàn và đổ bê tông bao phủ.
Trong lòng đập, các đơn vị thi công tích cực huy động cả máy móc lẫn nhân lực để thực hiện thi công nền sàn và đổ bê tông bao phủ.
Theo ghi nhận vào ngày 8/5, các tốp công nhân đang khẩn trương làm việc để đảm bảo tiến độ được duy trì như kế hoạch đề ra.
Theo ghi nhận vào ngày 8/5, các tốp công nhân đang khẩn trương làm việc để đảm bảo tiến độ được duy trì như kế hoạch đề ra.
Về vị trí, đập dâng đầu tiên này được xây dựng ở phía thượng lưu cầu Quang – thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì. Đây là một trong ba đập dâng nằm trong phương án điều tiết mực nước sông Tô Lịch, bên cạnh hai vị trí khác sẽ được triển khai tại cầu Cót (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) và cầu Dậu (khu vực Linh Đàm, quận Hoàng Mai).
Về vị trí, đập dâng đầu tiên này được xây dựng ở phía thượng lưu cầu Quang – thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì. Đây là một trong ba đập dâng nằm trong phương án điều tiết mực nước sông Tô Lịch, bên cạnh hai vị trí khác sẽ được triển khai tại cầu Cót (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) và cầu Dậu (khu vực Linh Đàm, quận Hoàng Mai).
Theo thiết kế, khi nước từ sông Hồng được dẫn vào sông Tô Lịch, các đập dâng sẽ có nhiệm vụ giữ lại lượng nước này, từ đó đảm bảo duy trì độ sâu mực nước dọc tuyến sông theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt.
Theo thiết kế, khi nước từ sông Hồng được dẫn vào sông Tô Lịch, các đập dâng sẽ có nhiệm vụ giữ lại lượng nước này, từ đó đảm bảo duy trì độ sâu mực nước dọc tuyến sông theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt.
Mục tiêu là giữ cho dòng chảy không bị khô cạn – hiện tượng từng tái diễn nhiều năm trên tuyến sông này.
Mục tiêu là giữ cho dòng chảy không bị khô cạn, hiện tượng từng tái diễn nhiều năm trên tuyến sông này.
Sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 14,6 km, chảy qua 6 quận, huyện của thành phố Hà Nội, gồm: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì.
Sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 14,6 km, chảy qua nhiều quận, huyện của thành phố Hà Nội.
Con sông này không chỉ là một trục tiêu thoát nước chính của Thủ đô mà còn góp phần điều tiết lượng nước mưa, hỗ trợ chống ngập lụt cho các khu dân cư lân cận.
Con sông này không chỉ là một trục tiêu thoát nước chính của Thủ đô mà còn góp phần điều tiết lượng nước mưa, hỗ trợ chống ngập lụt cho các khu dân cư lân cận.
Trong những năm qua, tình trạng sông Tô Lịch bị cạn nước theo mùa, đặc biệt vào mùa khô, đã khiến dòng sông không thể làm tốt chức năng điều tiết, đồng thời gia tăng tình trạng ô nhiễm kéo dài. Vì vậy, các công trình đập dâng – mà trước tiên là đập tại cầu Quang – được kỳ vọng sẽ góp phần duy trì mực nước ổn định cho sông, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc cải tạo môi trường nước và chỉnh trang đô thị dọc tuyến sông.
Trong những năm qua, tình trạng sông Tô Lịch bị cạn nước theo mùa, đặc biệt vào mùa khô, đã khiến dòng sông không thể làm tốt chức năng điều tiết.
Trần Đình

Bản quyền thuộc về "Báo Công Thương Điện Tử", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.