Những cây "mía lộc" đổ bộ xuống phố chờ đón giao thừa

30 Tết, mía lộc được các tiểu thương vận chuyển về khắp các con phố nội thành Hà Nội, chuẩn bị cho khoảnh khắc đón Giao thừa.
Những nghề kiếm tiền triệu ngày đầu năm Cận Tết, hàng tiêu dùng và dịch vụ... đua nhau giảm giá Những điều kiêng kỵ cần tránh trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán

Người Việt ta có phong tục mua 2 cây mía còn nguyên phần rễ và lá về dựng hai bên bàn thờ ngày đầu năm. Dân ta quan niệm, thắp hương mía là cầu mong một năm mới nhiều điều tốt lành, bình an và ngọt ngào. Hơn nữa, mía còn thể hiện sự rắn chắc và mạnh mẽ và chứa đựng ước nguyện trong năm mới đầy ắp thành công và vươn xa.

Những cây mía lộc “đổ bộ” xuống phố chờ đón giao thừa

Người xưa cho rằng, cây mía là biểu tượng của sự giao hòa, kết nối giữa hai thế giới âm - dương, sẽ giúp ông bà tổ tiên có thể chung vui mừng năm mới cùng con cháu.

Những cây mía lộc “đổ bộ” xuống phố chờ đón giao thừa

Vì lẽ này mà sau giao thừa, mía lộc đặc biệt là các cây mía đẹp còn nguyên ngọn lá gốc rễ được nhiều người dân săn đón.

Những cây mía lộc “đổ bộ” xuống phố chờ đón giao thừa

Ngày cuối năm, ta có thể bắt gặp những bó mía lộc ở nhiều góc phố của Hà Nội như Yên Phụ, Lò Đúc,… hay tại các chợ tết hoặc chợ dân sinh truyền thống.

Những cây mía lộc “đổ bộ” xuống phố chờ đón giao thừa

Theo tiểu thương cho biết, giá mía trong ngày 30 Tết là 100.000 đồng/cặp. Giá này có thể tăng lên gấp đôi sau khi qua khoảnh khắc Giao thừa.

Những cây mía lộc “đổ bộ” xuống phố chờ đón giao thừa

Trong ngày 30 Tết khắp các phố phường đâu cũng thấy bày bán mía

Những cây mía lộc “đổ bộ” xuống phố chờ đón giao thừa

Những túi muối kèm theo mía lộc. Đây là hai món hàng được nhiều người chọn mua sau lễ giao thừa nhằm cầu may.

Những cây mía lộc “đổ bộ” xuống phố chờ đón giao thừa

Một tiểu thương cho biết đã nhập gần 100 cây mía để bán trong đêm giao thừa.

Minh Trang

Bản quyền thuộc về "Báo Công Thương Điện Tử", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.