Chủ nghĩa nhân vǎn Hồ Chí Minh và việc nghiên cứu con người hiện nay

Từ Đại hội VII (1991) Đảng ta đã khẳng định Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng ta và Nhà nước ta...

Từ Đại hội VII (1991) Đảng ta đã khẳng định Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng ta và Nhà nước ta. Đại hội IX khẳng định nội dung "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm lý luận chính trị toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thụ tinh hoa vǎn hóa nhân loại".

Nghiên cứu các tác phẩm của Bác Hồ và hoạt động của Người, một tư tưởng lớn của Bác và cũng có thể gọi là một triết lý lớn về con người nói gọn lại trong 6 chữ: Thành người, làm người và ở đời. Hệ tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như toàn bộ đời hoạt động của Người đều có xuất phát điểm đầu tiên là từ lòng thương yêu con người, đặc biệt thương yêu con người nghèo khổ, lầm than, nô lệ, gắn liền với sự tủi nhục trước cảnh "nước mất, nhà tan", và với lòng yêu nước nồng nàn sau này Bác đã khái quát lên là "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" - một tư tưởng lớn của thế kỷ 20. Hệ tư tưởng Hồ Chí Minh thắm đượm lòng nhân ái, chủ nghĩa nhân đạo, nhân vǎn - mở ra thời đại Phục hưng ở Việt Nam. Bác Hồ đặc biệt coi trọng việc "giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau", làm cho ai cũng thành người tốt và hữu ích, ai cũng biết làm người tức là có thái độ úng xử với người, với việc và với bản thân đều tốt đẹp, có vǎn hóa và ai cũng biết ở đời có đạo lý kết hợp hài hòa lợi ích của bản thân, gia đình, xã hội, sẵn sàng xả thân vì lợi ích của Tổ quốc. Và cả cuộc đời của Người, từ hành vi đối xử thường ngày với người chung quanh cho đến công việc lãnh đạo Nhà nước, các hoạt động quốc tế, mọi nơi mọi lúc đều toát lên tinh thần nhân vǎn, nhân đạo, nhân ái vô cùng sâu xa mà cũng hết sức bình dị, gần gũi với mọi người, cảm hóa mọi người mang lại một tác dụng to lớn cho cách mạng, cho dân tộc và cho cả loài người. Chính vì vậy, không phải chỉ ở Việt Nam Hồ Chí Minh được suy tôn là người Anh hùng dân tộc, vị lãnh tụ tối cao của Đảng Cộng sản Việt Nam và cách mạng Việt Nam, mà nhân loại tiến bộ cũng suy tôn Người là nhà vǎn hóa lớn của thế kỷ 20, người chiến sĩ và nhà lãnh đạo lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân. Tên tuổi Hồ Chí Minh gắn liền với sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp của thời đại ngày nay.

Hệ tư tuởngHồ Chí Minh là một di sản vô giá của dân tộc ta và nhân loại tiến bộ, là chân giá trị của thời đại chúng ta. Việc nghiên cứu hệ tư tưởng của Người, đặc biệt đối với nghiên cứu con người, giáo dục học và tâm lý học... thật còn mới mẻ. Chúng ta còn phải làm nhiều và nhiều hơn nữa để góp phần vận dụng sáng tạo. Hệ tư tưởng Hồ Chí Minh và tấm gương của cuộc sống mẫu mực của Người vào công cuộc đổi mới, vào cuộc sống, vào khoa học, vào từng người và các thế hệ nối tiếp sự nghiệp của tổ tiên, cha anh. Giới khoa học cả nước, các nhà giáo dục học, tâm lý học, với đông đảo đội ngũ thầy giáo, cô giáo hãy cùng nhau học tập, nghiên cứu vận dụng tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh, trước hết cho bản thân mình và sau đó là truyền đạt cho thế hệ trẻ, tạo nên một sức mạnh tinh thần vô tận và bất diệt, tiếp nối cha anh giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc, xây nên cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc, một xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, vǎn minh, như Đại hội IX đã khẳng định. Đồng thời, từ đó xây dựng và hoàn chỉnh cơ sở lý luận của khoa học nghiên cứu con người Việt Nam. Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh điểm mấu chốt trong chủ nghĩa Mác - Lê-nin là phép biện chứng, học tập phương pháp Mác - Lê-nin trước hết là học tập và vận dụng phương pháp biện chứng đó. Phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh là luôn luôn gắn lý luận với thực tiễn, thực hiện sự thống nhất giữa các mặt đối lập trong biến đổi, "biến hóa" liên tục và thường xuyên, luôn luôn nhằm hiệu quả thiết thực và cụ thể. Phép biện chứng đó nhấn mạnh quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử và quan điểm thực tiễn khi phân tích về con người. Có đầy đủ cơ sở để đặt ra vấn đề "chủ nghĩa nhân vǎn Hồ Chí Minh - phương pháp luận nghiên cứu con người" vừa là xuất phát điểm vừa là điểm hội tụ của mọi công trình nghiên cứu con người của chúng ta. Quán triệt phương pháp luận của cuộc sống trong phạm vi toàn quốc từ nǎm đầu của thế kỷ mới này được thể hiện ra trong khẩu hiệu của Đại hội IX: đoàn kết, dân chủ, đổi mới, trí tuệ. Trong quá trình triển khai nghị quyết của Đại hội IX chúng ta đều phải thực hành theo tinh thần đó trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực khoa học, nhất là khoa học xã hội và nhân vǎn.

Nghiên cứu chủ nghĩa nhân vǎn Hồ Chí Minh là phương pháp luận của toàn bộ sự nghiệp nghiên cứu con người, là một đề tài lớn, một loạt công trình đồ sộ. ở đây tôi bước đầu xin nêu một số nội dung:

1- Cốt lõi ở đây, như trên đã trình bày, là lòng yêu thương con người trên cơ sở yêu nước, yêu dân tộc và nhân loại.

2- Coi trọng tâm lý con người, như Bác Hồ đã viết về vǎn hoá (Nhật ký trong tù): trong vǎn hóa yếu tố số một là tâm lý, rồi mới đến kinh tế, chính trị... Trong công tác của Đảng, Bác hết sức coi trọng suy nghĩ, ước vọng, nhu cầu của người dân. Như vậy là Bác đã đặt con người vào vị trí số một, vị trí trung tâm trong toàn bộ đời sống xã hội. Chiến lược 1991 - 2000 đã quán triệt tư tưởng này và Chiến lược 2001 - 2010 tiếp tục phát triển. Đó là tư tưởng của thời đại công nghiệp. Trong xã hội nông nghiệp chỉ có nhân cách làng, xã, nhân cách thôn, xóm. Coi trọng tâm lý con người là coi trọng con người, trả lại con người vị trí của nó, làm cho nó thoát khỏi cảnh tha hóa mà con người bị chủ nghĩa tư bản dồn ép vào. Con người phải trở thành một chủ thể độc lập của mọi hoạt động, là đơn vị cơ sở của đội ngũ nhân lực, coi trọng nhân cách cá thể của từng con người - xã hội công nghiệp yêu cầu như vậy. Đây là cơ sở của tư tưởng dân chủ và nhân quyền.

3- Điều có ý nghĩa hết sức thời sự trong thời đại khoa học - công nghệ tiến như vũ bão ngày nay là làm sao thái độ của con người đối với nhau phải là thái độ khoan dung, như Bác viết trong Đường cách mệnh (1927). Nǎm 1995, UNESCO lấy là nǎm quốc tế khoan dung. Đây là đạo lý ở đời của thời đại ngày nay.

4- Mục tiêu của chủ nghĩa nhân vǎn Hồ Chí Minh là giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột, bần cùng, tha hóa. Toàn bộ các cuộc tranh đấu phải được thực hiện nhằm mục đích "Tất cả vì hạnh phúc con người".

5- Chủ nghĩa nhân vǎn Hồ Chí Minh không chỉ là một triết lý của cuộc cách mạng giải phóng con người. Tâm hồn nhân vǎn của Người đã dẫn dắt Người đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Chủ nghĩa nhân vǎn Hồ Chí Minh là chủ nghĩa nhân vǎn mácxít vạch ra con đường tiến tới các mục tiêu nhân vǎn; sự nghiệp giải phóng con người gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Tinh thần bao quát của Báo cáo chính trị trình Đại hội IX đã quán triệt sâu sắc quan điểm, tư tưởng này. Một trong những con đường giải phóng con người, thực hiện được triết lý nhân vǎn, như Bác Hồ đã chỉ ra, chính là con đường dân chủ hoá toàn bộ xã hội, người dân được thật sự làm chủ đời mình, làm chủ đất nước, thực hiện mọi quyền làm người, trước hết là quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền được hưởng hạnh phúc..., như Bác Hồ đã nói trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945. Và suốt hơn nửa thế kỷ qua nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã và đang giành lại những quyền đó, tinh thần được giải phóng, tiềm nǎng được phát huy, trí tuệ được phát triển - một động lục quan trọng bậc nhất đưa chiến lược 2001 - 2010 đến thành công. Đại hội IX đã nêu bật mục tiêu "độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vǎn minh". Cả nước vào thời đại mới với khẩu hiệu "Đoàn kết, dân chủ, đổi mới, trí tuệ", mở ra một triển vọng sáng lạn, tốt tươi cho tất cả chúng ta, cho từng người và cả dân tộc Việt Nam.

.

Bản quyền thuộc về "Báo Công Thương Điện Tử", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.