Yêu cầu xuyên suốt trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 được trình tại Đại hội XI của Đảng, khi đề cập 5 quan điểm phát triển thì quan điểm đầu tiên...

Trong Chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội 2011-2020 được trình tại Đại hội XI của Đảng, khi đề cập 5 quan điểm phát triển thì quan điểm đầu tiên được khẳng định là: ''Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược''1. Điều này không chỉ nói lên thái độ dứt khoát trong sự lựa chọn mô hình phát triển kinh tể- xã hội của đất cho một thập niên sắp tới, mà còn cho thấy tầm quan trọng của vấn đề với tư cách là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, quan trọng và nhất quán trong đường lối kinh tế của Đảng ta. Phát triển nhanh và bền vững vừa bao hàm cả chiều rộng và chiều sâu, vừa thể hiện tốc độ và chất lượng của mô hình tăng trưởng. Về phạm vi, mô hình kinh tế này thể hiện sự gắn kết hài hoà giữa nhanh và bền vững trên nhiều lĩnh vực rộng lớn, đan xen nhau cả về kinh tế, chính tri, văn hoá, xã hội và an ninh, quốc phòng. Do đó, theo một cách hiểu đơn giản, trực tiếp nhất: phát triển nhanh và bền vững là phát triển kinh tế ổn định gắn với việc đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, hay phát triển bền vững là quá trình thế hệ hôm nay ''phát triển'' không làm phương hại đến thế hệ ngày mai. Ở đây, nội hàm của phát triển được hiểu theo nghĩa rộng, bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Từ một nước kinh tế còn lạc hậu, điểm xuất phát thấp, vừa bước qua thời kỳ nước nghèo và kém phát triển đề tham gia vào cộng đồng các quốc gia đang phát triển với mức thu nhập trung bình, quan điểm phát triển nhanh và bền vững có một ý nghĩa to lớn trong hướng phát triển và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại đã được nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta (bổ sung và phát triển 2011) là: ''Các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc''2, trong bức tranh chung đó có nhiều thực tiễn sinh động, nhiều bài học kinh nghiệm, cả thành công và thất bại trong lựa chọn mô hình tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới. Thực tiễn cho thấy là, số đông các nước vẫn đứng ở mức những nước đang phát triển với mức thu nhập thấp, tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng xã hội, năng xuất thấp, ô nhiễm môi trường, khai thác cạn kịết nguồn tài nguyên quốc gia, chất lượng tăng trưởng, chất lượng sống của người dân thấp, lạc hậu. Một số quốc gia do điều kiện lịch sử, có điểm xuất phát cao do đã qua thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản, tuy nhiên những mâu thuẫn và bất ổn xã hội vẫn thường xuyên diễn ra. Bên cạnh đó, còn nhiều quốc gia vẫn đang loay hoay lựa chọn mô hình, chỉ có số ít nước phát triển đạt được một số tiêu chí cơ bản về chất lượng cuộc sống, chất lượng tăng trưởng nhưng cũng đã phải trả những học phí không nhỏ để đạt được nhưng thành quả đó trong quá trình phát triển. Bởi vậy, phát triển nhanh và bền vững sẽ là mô hình nhiều quốc gia lựa chọn trong bối cảnh thế giới ngày nay, nhất là những nước đang phát triển.

Đối với Việt Nam, phát triển nhanh và bền vững có nhiều ý nghĩa sâu sắc, thứ nhất, nước ta với điểm xuất phát thấp, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn rất lớn, vì thế đòi hỏi bức thiết là phải rút ngắn khoảng cách, phải tăng trưởng nhanh. Thứ hai, về mô hình chế độ xã hội, với 8 đặc trưng khi kết thúc thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, trong đó đặc trưng bao trùm là “dân giầu, nước mạnh dân chủ, công bằng, văn minh''3 thì đòi hỏi trong từng chặng, mỗi giai đoạn phát triển phải gắn kết chặt chẽ nội dung phát triển nhanh và bền vững, đặc biệt từ khi đất nước bước vào giai đoạn trở thành quốc gia đang phát triển với mức thu nhập trung bình. Thứ ba, những kinh nghiệm lịch sử của các nước trong quá trình phát triển đòi hỏi Việt Nam phải biết tận dụng lợi thế của thời đại mà lựa chọn cho mình con đường đi đúng đắn.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011- 2020, yêu cầu xuyên suốt của Chiến lược chính là phát triển nhanh và bền vững, bài học là kinh nghiệm thứ hai được rút ra ở đây đã chỉ rõ: ''Đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng”4. Thực tế này khẳng định, Việt Nam sẽ thực hiện và có đủ điều kiện để đảm bảo phát triền nhanh và bền vững trong giai đoạn tới, để đến năm 2020 đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, việc xác định mô hình tăng trưởng theo hướng này không phải chỉ thể hiện ý chí quyết tâm của cả dân tộc mà còn cho thấy cơ sở khoa học, tính khả thi trong quá trình thực hiện. Yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đòi hỏi phải phát triển bền vững về kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Từ điểm xuất phát như hiện nay, sau hơn 25 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, bước phát triển mới đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyên đổi mô hình tăng trưởng, coi trọng năng suất, chất luợng và hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển kinh tế theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển văn hoá, thực hiện an sinh xã hội và bảo về tài nguyên, môi trường. Đây vừa là nội dung, vừa là con đường đề đảm bảo nền kinh tế nước ta phát triền nhanh và bền vững trong thập niên thứ hai của thiên niên kỷ mới.

Cần phải khẳng định rằng, phát triến nhanh và bền vững vừa là mô hình tăng trưởng xuyên suốt trong thời là quá độ lên chủ nghĩa xã hội vời nhiều cấp độ khác nhau, giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất có tính kế thừa, có sự nhất quán, có cơ sở khoa học và thực tiễn.

Về yếu tố thời đại, Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được mô hình này khi biết tận dụng những lợi thế thời đại của những nước đi sau. Cách mạng khoa học - công nghệ đã tạo ra nhũng điều kiện để các nước đi sau nhanh chóng đi ngay vào hiện đại, tiếp cận những văn minh, tiến bộ của nhân loại, lựa chọn những thành tựu tiên tiến, phù hợp với tiềm năng của mỗi quốc gia để thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng xuất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, lựa chọn những công nghệ thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hoá và kinh tế tri thức không chỉ gắn kết mỗi quốc gia tham gia vào quá trình phân công lao động quôc tế, làm cho nền kinh tế mỗi nước trở thành những mắt khâu bổ trợ cho nhau, tạo thành nền kinh tế thế giới thống nhất, đó là cơ sở khách quan mang tính thời đại, đảm bảo cho Việt Nam phát triển nhanh và bền vững cho chặng đường sắp tới. Về yếu tố bên trong, yếu tố nội sinh, Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện phát triển nhanh và bền vững, trước hết do bản chất chế độ quy đinh. Suy cho cùng, mục tiêu phấn đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam là lãnh đạo đất nước để đi đến xây dựng một xã hội dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Điều này đòi hỏi phải phát triển nhanh và bền vững. Thứ hai, trong suốt hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Việt Nam liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, đã có đủ cơ sở để tiếp tục tăng trưởng cao và bền vững. Thứ ba, tiềm năng và lợi thế của đất nước cũng như những thành quả đã đạt được trên nhiều lĩnh vực đã tạo đà thực hiện mục tiêu này cho những chặng đường tiếp theo.

Trong những năm qua, đã có 2 Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 1991- 2000 và giai đoạn 2001-2010 được thực hiện, giai đoạn trước bình quân tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 7%, giai đoạn sau đạt bình quân tăng trưởng là 7,26% đưa đất nước ta lọt vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới trong suốt thời gian qua. Đến 2010 tổng lực kinh tế Việt Nam đã đạt 101,6 tỷ USD, bình quận GDP theo đầu người đạt 1168 USD. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, một số cân đối lớn của nền kinh tế như ngân sách nhà nước, cán cân thanh toán tổng thể, nợ quốc gia và dự trữ ngoại tệ... cơ bản được đảm bảo. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng cao, bằng khoảng 40,5 % GDP, năng lực nhiều ngành kinh tế tăng đáng kể. Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu GDP tăng từ 36,7% năm 2000 lên 41,l% năm 2010; tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 24,5% xuống còn khoảng 2/,6% và tỉ trọng dịch vụ giữ ở mức 38,3%. Tỉ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 65,l% năm 2000 xuống 57,1% năm 2005 và còn 48,2% năm 2010. Môi trường pháp lý đã được quan tâm tạo điệu kiện cho sản xuất, kinh doanh thông thoáng hơn, từ năm 2001 đến 7.2009, đã ban hành 133 luật, 337 nghị quyết, 46 pháp lệnh, 1141 nghị định và hàng chục nghìn các văn bản quy phạm pháp luật khác, quan hệ sản xuất ngày càng phù hợp hơn, nền kinh tế đa sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đan xen có bước phát triển mạnh. Khu vực kinh tế tư nhân, tập thể và các hộ gia đình tạo ra 45% GDP. Đã hoàn thành 719 mục tiêu Thiên niên kỷ trước năm 2015. Môi trường sống được quan tâm và có bước được nâng lên...

Tuy có đạt được những kết quả đáng kể trên nhiều lĩnh vực, thành tựu chung sau 10 năm từ 2001-2010 là to lớn và rất quan trọng, nhưng so với yêu cầu phát triển nhanh và bền vững thì còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém: Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chậm được cải thiện, các cân đối vĩ mô chưa thật sự vững chắc. Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu đưa vào yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao và sử dụng nhiều lĩnh vực. Năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thấp và chậm được cải thiện, năng suất lao động của Trung Quốc cao gấp 2,6 lần, của Thái Lan cao gấp 4,3 lần và của Hàn Quốc cao gấp 26,2 lần của Việt Nam. Tiêu hao năng lượng lớn, đề tạo ra 1 USD GDP, Việt Nam đã phải tốn lượng điện năng bằng 4,65 lần so với Hồng Kông, gấp 2,1 lần của Hàn Quốc, 3,12 lần của Singapo, khoảng 1,37 lần của Thái Lan và 1,69 lần của Malaixia. Kết cấu hạ tầng phát triển chậm, chất lượng thấp, thiếu đồng bộ, đang cản trở sự phát triển, mạng lưới giao thông chưa hoàn chỉnh, chất lượng thấp. Kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là ở các đô thi lớn vừa thiếu đồng bộ, vừa kém phát triển. Sản lượng điện bình quân đầu người mới ở mức 692,5kwh. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp thẹo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ, vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tô mất ổn định, thiếu bền vững. Thể chế kinh tế thị trường chưa theo kịp yêu cầu phát triển; sức sản xuất chưa được giải phóng triệt để, môi trường kinh doanh chưa thật sự bình đẳng, thông thoáng. Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập. Hậu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn thấp, việc hình thành các loại thi trường còn chậm và chưa đồng bộ. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội có một số mặt yếu kém, chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế, đạo đức và lối sống trong một số bộ phận xã hội xuống cấp; lao động thiếu việc làm, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực thấp. Chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư còn lớn 2001-2002 là 8,14 lần, 2006 là 8,4 lần đến 2008 là 8,9 lần. Môi trường tiếp tục bị xuống cấp, ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng nề; tài nguyên đất đai, rừng chưa được quản lý, sử dụng có hiệu quả. Hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước còn có mặt bất cập, chậm được cái thiện...

Nguyên nhân chính của những hạn chế, yếu kém nêu trên có cả yếu tố chủ quan và khách quan, ảnh hưởng tới phát triển nhanh và bền vững. Trước hết về khách quan, đó là thiên tai, lũ lụt, biến đổi khí hậu làm cho hạ tầng kinh tế, đời sống nhân dân ở những vùng bị tác động của thời tiết đã khó khăn, càng khó khăn hơn; xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, nhiều vấn đề xã hội đặt ra cần sớm được giải quyết như xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, lao động việc làm ..; Bên cạnh đó, những vấn đề mới nảy sinh chưa có tiền lệ trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, vấn đề phát triển nhanh và bền vững chưa đáp ứng được yêu cầu còn do nguyên nhân chủ quan là chính, đó là tư duy phát triến kinh tế- xã hội chậm đổi mới, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của đất nước, để tồn tại quá lâu mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, bệnh thành tích còn nặng; phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện Đảng cầm quyền chậm đổi mới; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên nhiều mặt còn hạn chế, nhất là những khâu đột phá, then chốt, những vấn đề xã hội còn bức xúc; sức mạnh toàn dân tộc chưa được phát huy tốt nhất...

Trong chặng đường sắp tới, từ nay đến năm 2020 như Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã đề cập để đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, theo đó phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt toàn bộ quá trình, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp sau:

Thứ nhất, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước, kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là đối tác và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tạo môi trường hoà bình và điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước.

Thứ hai, tiếp tục đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là các cân đối lớn của nền kinh tế, giữ vững an ninh lương thực, an ninh năng lượng, bảo đảm an toàn và hiệu quả trong hoạt động của nền tài chính quốc gia.

Thứ ba, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài bảo đảm cho tốc độ tăng trưởng cao, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thứ tư, thực hiện tốt việc phát triển các lĩnh vực văn hóa – xã hội hài hoà với phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và trong chính sách phát triển.

Thứ năm, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hành dân chủ rộng rãi, nhất là dân chủ trực tiếp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo nền tảng để xây dựng một xã hội đồng thuận, cởi mở.

Thứ sáu, thực hiện nghiêm túc chủ trương tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo khả năng chủ động đối phó với biến đổi khí hậu trong các giai đoạn sau của nền kinh tế./.

________

1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB CTQG-ST 2011 tr 98.

2. Sđd tr 69.

3. Sđd tr 70.

4. Sđd tr 95.

5. Các số liệu trên từ Tham luận tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB CTQG – 2011 tr 29-35

PGS. TS Phạm Văn Linh - Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương

Bản quyền thuộc về "Báo Công Thương Điện Tử", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.