Tự nguyện không phải là thôn tính

Trong ngữ nghĩa của tiếng Việt, “thôn tính” thường gắn với sự phản cảm. Còn trong kinh doanh, khi doanh nghiệp (DN) này sáp nhập vào DN khác, người ta vẫn thường dùng cụm từ này. Tuy nhiên, nhiều khi lại không chuẩn xác.

CôngThương - Qua Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân vừa rồi cho thấy, hiện nay, nhiều DN mong muốn thoát khỏi thị trường bất động sản mà không có cách nào. Họ muốn được ngân hàng siết nợ theo các hợp đồng tín dụng không được. Thậm chí muốn bán rẻ cả DN cũng không ai mua cho. Vậy những “con cá nhỏ nhoi” mong manh giữa cái sống và cái chết ấy mà nay lại có “con cá lớn” nào đó giúp chúng thoát khỏi kiếp trần tục để làm lại cuộc đời thì đâu phải là một điều bất công?

Năm 2012, Tập đoàn Masan (MSN) đã bỏ ra hơn 2.000 tỷ đồng mua được Công ty TNHH MTV Hoa Mười Giờ (HMG) và sử dụng thành công cụ đầu tư để mua 40% lợi ích của Công ty CP Việt Pháp sản xuất thức ăn gia súc (Proconco). Trong đó, vốn chủ sở hữu của HMG chỉ là 10 triệu đồng, còn hơn 2.000 tỷ là do MSN cho HGM vay. Sau đó, vốn chủ sở hữu cùng khoản vay của HMG được chuyển giao bằng giá gốc cho Masan Consumer - một công ty con của MSN.

 Công ty CP dây cáp điện Việt Nam (Cadivi) vừa bỏ ra 90 tỷ đồng để mua lại cơ sở vật chất của Cáp Sài Gòn (CSG) nhằm tiết kiệm thời gian và tiền bạc so với việc xây dựng nhà máy mới. Theo đánh giá của các chuyên gia, chỉ phải bỏ ra với mức giá ấy mà có trong tay toàn bộ máy móc, thiết bị và hơn 45 ha đất được thuê đến năm 2053 là một cơ hội hiếm hoi…

Thực tiễn đã chứng minh rằng, một khi bắt nguồn từ sự tự nguyện thì cả bên “bị thôn tính” và bên “được thôn tính” đều cảm thấy hạnh phúc mà không ai mất đi “một gram vật chất” nào.

Nguyễn Minh Vân

Bản quyền thuộc về "Báo Công Thương Điện Tử", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.