Dấu ấn trong phòng, chống thiên tai

Tại khu vực các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, các hồ chứa thủy điện ngoài nhiệm vụ cơ bản là phát điện, còn phải đảm bảo hài hòa các lợi ích về kinh tế - môi trường - xã hội, đặc biệt là công tác phòng, chống thiên tai, cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp và sản xuất của vùng hạ du trong mùa kiệt và góp phần giảm lũ cho hạ du trong mùa lũ.

Khu vực có khí hậu khắc nghiệt

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên là nơi có thời tiết khí hậu rất khắc nghiệt, mùa khô thì hạn hán kéo dài, mùa mưa do địa hình dốc, lòng sông hẹp và ngắn nên tạo ra các trận lũ rất lớn với tần suất cao và nhanh khiến cho khu vực hạ du không đủ thời gian để ứng phó. Theo các chuyên gia, trong tình hình biến đổi khí hậu đặc biệt phức tạp như hiện nay, thủy điện ngoài chức năng phát điện, đảm bảo an ninh năng lượng cho hệ thống điện quốc gia, hệ thống thủy điện khu vực miền Trung và Tây Nguyên còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác phòng, chống thiên tai, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân vùng hạ du của công trình.

Dấu ấn trong phòng, chống thiên tai

Đoàn công tác của Quốc hội làm việc tại Nhà máy Thủy điện A Vương tháng 7/2020

Ông Ngô Xuân Thế - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thủy điện A Vương - cho biết, thủy điện tại miền Trung - Tây Nguyên đa số có hồ không lớn vì vậy khả năng cắt giảm lũ là không nhiều. Việc phối hợp tốt với địa phương trong vận hành phòng tránh thiên tai theo quy trình vận hành liên hồ đã có những kết quả khá tốt trong vận hành giảm lũ hạ du vào mùa mưa ra và quan trọng là bổ sung nguồn nước cấp cho hạ du vào mùa kiệt.

“Trong điu kin thi tiết biến đi phc tp, mưa ln cc b và cc hn liên tiếp xy ra, thy triu cao xâm nhp mn tăng, thì vic điu hành, vn hành thy đin trong thi gian qua đã gim đưc rt nhiu tác đng tiêu cc ca các yếu t khách quan” - ông Thế cho biết.

Vai trò điều tiết trong mùa mưa lũ

Theo số liệu từ Phòng An toàn Điện và Đập, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương, hiện khu vực miền Trung - Tây Nguyên có 118 công trình thủy điện với tổng dung tích là 7,04 tỷ m3, tổng công suất lắp máy là 4327 MW và 0,6 tỷ m3 dung tích phòng chống lũ cho hạ du hàng năm. Với tổng công suất đạt khoảng 9000 MW chiếm 45% tổng công suất đặt của toàn bộ hệ thống thủy điện, cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên cung cấp cho hệ thống điện quốc gia một nguồn năng lượng sạch đáng kể, ổn định và linh hoạt và giá thành rẻ.

Thời gian qua, công tác quản lý vận hành an toàn đập, hồ chứa thủy điện đã được Bộ Công Thương chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương nơi có công trình thủy điện nhằm chỉ đạo, giám sát chặt chẽ các chủ hồ thực hiện tốt công tác vận hành theo Quy trình vận hành liên hồ và đơn hồ.

Nhiều đơn vị đã chủ động phối hợp với địa phương xây dựng các quy định về cách thông báo và ứng xử với từng trường hợp cụ thể, thiết lập hệ thống cảnh báo xả lũ dọc sông tại các vị trí cần thiết, chủ động đề xuất để tham gia vào Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão của địa phương và mời đại diện của địa phương tham gia Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão của nhà máy.

Theo đại diện Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, ở các lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba, các nhà máy thủy điện đã đảm bảo hài hòa giữa lợi ích phát điện và nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp ở hạ du. Các cấp chính quyền ở địa phương đã chủ động tính toán và phối hợp với chủ đập thủy điện xây dựng kế hoạch xả nước phù hợp với tình hình thời tiết và nguồn nước tại hồ chứa thủy điện.
Thành Long

Bản quyền thuộc về "Báo Công Thương Điện Tử", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.