APEC: Đối thoại công tư về chính sách đầu tư xanh
Thời sự 26/07/2018 14:55 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đối thoại được tổ chức theo đề xuất của Việt Nam với mục tiêu tăng cường thảo luận, đưa ra các khuyến nghị về chính sách cũng như hỗ trợ các nền kinh tế APEC trong giai đoạn chuyển đổi sang phát triển xanh, bền vững, tiết kiệm năng lượng, phát thải cacbon thấp và giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu.
“Bộ Công Thương hy vọng rằng, Đối thoại cũng là cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển đô thị hóa và đề xuất các khuyến nghị về kết hợp các mục tiêu khí hậu và môi trường trong chính sách với khung pháp lý để định hướng đầu tư tư nhân và đối tác công tư” – Bà Phạm Quỳnh Mai – Phó vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên cho biết.
![]() |
Bà Phạm Quỳnh Mai - Phó vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên khai mạc Đối thoại |
Thực tế đã chứng minh, các nền kinh tế đang phải đối diện với biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường khi chú trọng phát triển kinh tế.
Bà Geraldine Ang, chuyên gia chính sách cao cấp về đầu tư và tài chính xanh của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế OECD cho biết, chúng ta cần phải tính đến bài toán cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Để song hành cả 2 vấn đề đó, và nếu vấn đề môi trường được chú ý ngay từ đầu, thì theo tính toán, chúng ta chỉ phải chi thêm 10% so với dự toán ban đầu. Nhưng nếu để khắc phục những hậu quả về sau thì chi phí sẽ tốn hơn rất nhiều.
Tại Đối thoại, nhiều chuyên gia cho rằng, để giải quyết hiệu quả vấn đề này, các nền kinh tế phát triển và đang phát triển cần có chính sách và hành động kịp thời để hướng tới sự phát triển phát thải cacbon thấp và giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu. Điều này cũng là mục tiêu của nhiều chính phủ hiện nay. Bên cạnh đó, đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực năng lượng, giao thông, nước và xây dựng là nhiệm vụ trọng tâm.
![]() |
Tham dự Đối thoại gồm các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách thuộc các tổ chức quốc tế cũng như đại diện từ các nền kinh tế thành viên APEC |
Trong nhiều năm gần đây, các Bộ trưởng APEC nhấn mạnh rằng, những hoạt động APEC trong thúc đẩy đầu tư bền vững “sẽ bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, khuyến khích đầu tư vào tăng trưởng xanh và khuyến khích cải cách vì một nền kinh tế phát thải cacbon thấp”. Trên cơ sở chỉ đạo của các Bộ trưởng APEC, hầu hết các nền kinh tế thành viên APEC đã tích cực đầu tư vào tăng trưởng xanh, tuy nhiên việc duy trì tốc độ tăng trưởng đòi hỏi một nguồn tài chính lớn do chi phí ban đầu cao, đặc tính tập trung vốn và các yếu tố pháp lý khác.
Đối thoại cũng đưa ra các khuyến nghị, các Chính phủ cần có chính sách và khung pháp lý hỗ trợ và ổn định hơn nữa để huy động các khoản đầu tư từ khu vực tư nhân, theo đó khu vực nhà nước và tư nhân cùng nhau hợp tác vì mục tiêu chung cho tăng trưởng xanh bền vững.
Có thể thấy chính sách đầu tư xanh đóng một vai trò quan trọng và tác động đến nhiều yếu tố khác nhau như thiết lập mục tiêu và điều chỉnh chính sách và ưu đãi cho phát thải cacbon thấp, giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu, khai thác tài nguyên và xây dựng năng lực cho các nền kinh tế, cũng như thúc đẩy kinh doanh xanh và điều chỉnh hành vi tiêu dùng.
Kết quả của Đối thoại sẽ được báo cáo lên Nhóm chuyên gia đầu tư APEC (IEG), với mục đích lồng ghép hiệu quả các mục tiêu về khí hậu và môi trường vào khuôn khổ chính sách về đầu tư và kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thái Bình tổ chức hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thái Bình – Hàn Quốc năm 2023

Dấu ấn của Công đoàn ngành Công Thương tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự ngày hội lớn của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Thúc đẩy làm sâu sắc và nâng tầm hơn nữa Quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc

Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng
Tin cùng chuyên mục

Hôm nay (2/12) diễn ra phiên trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028

Công đoàn Công Thương Việt Nam đề xuất tới Đại hội 4 vấn đề về công tác đối ngoại

Thái Bình: Khai mạc Chương trình Giao lưu văn hóa – kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

Thủ tướng chính thức dự Lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh COP28

Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Hàng triệu đoàn viên công đoàn, người lao động cả nước hướng về Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Khai mạc Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Việt Nam tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ

Các nước tiểu vùng sông Mê Kông nỗ lực đối phó ô nhiễm khói mù xuyên biên giới

Tỉnh Thái Bình phối hợp tổ chức Hội thảo Chuyển đổi số báo chí, xuất bản – Lý luận và thực tiễn

Sớm nâng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ lên 4 tỷ USD

Giảm 2% thuế VAT đến hết tháng 6/2024: Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

Nồng độ cồn bằng 0: Các cơ quan báo chí tuyên truyền để thay đổi nhận thức, người dân ủng hộ

Quốc hội đang xin ý kiến tổ chức kỳ họp bất thường vào tháng 1/2024

Chủ tịch Quốc hội: Tăng trưởng kinh tế dần được phục hồi theo hướng tích cực hơn

Hình thành chuỗi liên kết ngành, nâng cao giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp

Thổ Nhĩ Kỳ - cầu nối để hàng Việt tiếp cận thị trường EU, Trung Đông

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội thông qua 7 Luật và 9 Nghị quyết
