Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!

Đề xuất áp mới thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) 10% đối với nước giải khát có đường của Bộ Tài chính nhận được sự quan tâm sâu, rộng của các Bộ, ngành, doanh nghiệp (DN). Mới đây, bằng một nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế - xã hội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, không nên áp thuế hoặc cần có lộ trình phù hợp để các DN có thời gian thích ứng.
ap moi thue ttdb nuoc giai khat co duong than trong de tao chinh sach cong bang
Ngoài nước ngọt còn có rất nhiều sản phẩm cung cấp đường

Những cứ liệu từ thực tiễn

Theo ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện CIEM – cơ quan soạn thảo cho rằng, nâng thuế gián thu đối với lĩnh vực nước giải khát có đường sẽ hạn chế người tiêu dùng sử dụng sản phẩm này và công cụ thuế sẽ đạt được ba mục đích: bảo vệ sức khoẻ người dân vì lượng đường tiêu thụ dễ gây thừa cân, béo phì; phù hợp với thông lệ quốc tế và bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

ap moi thue ttdb nuoc giai khat co duong than trong de tao chinh sach cong bang
Ông Phan Đức Hiếu: Hiệu quả của công cụ thuế là chưa rõ ràng và đồng đều

Tuy nhiên theo ông Hiếu, dù trên thế giới đã có những nghiên cứu về mối liên hệ giữa thừa cân béo phì và tiêu thụ quá nhiều đường, song nước giải khát có đường chỉ là một trong nhiều nhân tố cấu thành, nên trong trường hợp này hiệu quả của công cụ thuế là chưa rõ ràng và đồng đều nên là vấn đề đáng bàn luận thêm.

Và rõ ràng, ngoài nước giải khát có đường, nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm có đường và chất béo khác cũng rất lớn. Số liệu thống kê năm 2016 cho thấy, trong năm, người Việt đã tiêu thụ 49,9 nghìn tấn kem trong khi đó thị trường trà sữa của nước ta đã đạt doanh thu 282 triệu USD và dự kiến tăng trưởng 20%/năm… Như vậy, ngoài nước ngọt còn có rất nhiều sản phẩm cung cấp đường khác.

Bên cạnh đó, theo TS. Lưu Minh Đức – đại diện nhóm nghiên cứu – cho biết, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng bảng I/O, nghiên cứu chỉ ra rằng, mức tăng thu thuế gián thu tăng thêm cho ngân sách có thể chỉ đạt 1.975 tỷ đồng thay vì 4.550 tỷ đồng như ước tính của cơ quan soạn thảo bởi tác động của việc nâng thuế dẫn đến tăng giá, giảm sản lượng và giảm doanh thu (dự tính giảm 3.928 tỷ đồng doanh thu riêng đối với ngành sản xuất nước ngọt có đường và ngành mía đường). Đó là chưa kể hàng loạt tác động lan toả đối với tất cả các DN trong chuỗi giá trị theo chiều dọc với các ngành liên quan, như: nguyên liệu, bao bì, vận tải, bán lẻ…

Cụ thể là, theo ước tính của nhóm nghiên cứu, nếu áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt ở mức thuế 10% và mức thuế VAT được giữ nguyên, GDP sẽ giảm khoảng 0,115%, thu nhập từ sản xuất của cả nền kinh tế sẽ giảm 0,14%, thặng dư sản xuất giảm 0,077%, và lao động giảm 0,06-0.08%. Không những vậy, Dự luật thuế có thể gây tác động đến hàng chục ngàn lao động trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến 9.000 DN vừa và nhỏ và 1 triệu hộ kinh doanh sản phẩm. Đó là chưa kể đến việc đánh thuế nước giải khát có đường dự kiến sẽ tác động tiêu cực tới sinh kế của 337 ngàn hộ gia đình trồng mía.

Hơn thế, việc áp thuế mới với nước giải khát có đường sẽ đưa đến nhu cầu sản phẩm thay thế (sữa, kem, nước trái cây, đồ uống đường phố)… - những sản phẩm cũng chứa đường ở mức độ nào đó.

Ý kiến người trong cuộc và khuyến nghị của CIEM

Buổi công bố báo cáo nghiên cứu của CIEM đã thu hút rất đông đảo người tham gia đóng góp ý kiến đến từ nhiều cơ quan, tổ chức liên quan.

Với tư cách chuyên gia kinh tế, TS Ngô Trí Long cho rằng, đề xuất áp thuế mới của Bộ Tài chính lần này có phạm vi bao trùm nhiều lĩnh vực của nền kinh tế và đời sống xã hội nên nhân được sự quan tâm của công chúng, các bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội. Tuy nhiên, ông lấy làm tiếc vì sự vắng mặt của đại diện cơ quan soạn thảo để cùng trao đổi, phân tích để đi đến sự thống nhất cao.Ông Long bổ sung, ban soạn thảo cần trả lời câu hỏi tại sao chỉ đặt vấn đề đánh thuế đối với nước giải khát có đường mà không phải là tất cả các thực phẩm, đồ uống có đường để tạo sự công bằng đối với tất cả các sản phẩm tương tự?

Trong khi đó, ông Trần Quang Trung - Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam – phân tích, hiện nay, không chỉ thiếu các quy định cụ thể về hàm lượng đường trong các sản phẩm thực phẩm bao nhiêu thì phù hợp cho nhu cầu của cơ thể con người. Trong khi đó,công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn người dân sử dụng các sản phẩm có đường ở mức bao nhiêu thì đảm bảo sức khoẻ vẫn còn hạn chế. Như vậy, chúng ta không có căn cứ thuyết phục để xây dựng biểu thuế mới. Do đó, đề xuất của ban soạn thảo chưa nhận được sự đồng tình của không chỉ DN mà cả người tiêu dùng.

ap moi thue ttdb nuoc giai khat co duong than trong de tao chinh sach cong bang
Ông Nguyễn Văn Việt: Một chính sách có tác động đến cả một ngành sản xuất...

Ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam phân tích: Một chính sách có tác động đến cả một ngành sản xuất, các DN trong chuỗi sản xuất, phân phối và người tiêu dùng thì cần được xem xét, tính toán thận trọng cả trong ngắn, trung và dài hạn để chính sách đạt được hiệu quả như mong muốn.

Tán thành, bà Trần Thị Ngọc Bích – Phó Tổng giám đốc Công ty CP Thực phẩm Hương Sen (tỉnh Thái Bình) cho rằng, thay vì đánh thuế một cách áp đặt, nhà nước cần làm tốt công tác kiểm soát đầu vào sản xuất các sản phẩm có đường, từ nguyên vật liệu, quy trình sản suất, kiểm định chất lượng… bằng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể, rõ ràng để DN sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm thực phẩm, đồ uống có đường đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Là Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Bùi Văn Xuyền đánh giá cao nghiên cứu của CIEM và cho rằng, nghiên cứu của CIEM là một tài liệu có giá trị để các đại biểu Quốc hội tham khảo, cân nhắc trước khi cho ý kiến quyết định cuối cùng.

Từ tổng hợp những ý kiến trao đổi, ông Phan Đức Hiếu nêu kiến nghị, thứ nhất, cơ quan soạn thảo nên xây dựng cách tiếp cận vấn đề một cách toàn diện, tổng hợp hơn. “Chiến lược cải cách thuế có định hướng tách mục tiêu xã hội khỏi mục tiêu chính sách thuế, đây là điều không hợp lý bởi bản chất của bất kỳ chính sách nào của nhà nước cũng đều có tác động kinh tế - xã hội nhất định nên khi tác động đó chưa được đánh giá đầy đủ thì cần được thảo luận và làm giàu thêm thông tin từ các ý kiến phản biện, các nghiên cứu” – ông Hiếu nói và đề xuất thêm, Chính phủ nên giãn, lùi thời hạn hoặc có lộ trình đối với việc áp thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường để DN có thời gian xây dựng chiến lược thích ứng, kế hoạch cải tiến sản phẩm trong khi có thể khấu hao dây chuyền công nghệ cũ.

Cũng theo ông Hiếu, Chính phủ có thể đưa ra những biện pháp mang tính thị trường hơn, như: khuyến cáo về dinh dưỡng, yêu cầu dán nhãn phân loại sản phẩm theo lượng đường và hỗ trợ DN giới thiệu và tiếp thị sản phẩm với các chỉ tiêu cụ thể về lượng đường đến người tiêu dùng. Cuối cùng, vị đại diện CIEM cho rằng, chính sách thuế cần quy định cụ thể hơn về mặt hàng chịu thuế vì cách định nghĩa “nước ngọt có đường” là khá chung chung, dễ gây ra cách hiểu khác nhau giữa các DN và cơ quan thuế, tạo ra chi phí hành chính và cạnh tranh không công bằng giữa các DN.

Viết Duân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều doanh nghiệp Bulgaria muốn đầu tư vào các ngành công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Nhiều doanh nghiệp Bulgaria muốn đầu tư vào các ngành công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Nhiều doanh nghiệp Bulgaria mong muốn tham gia đầu tư thêm các khu chế xuất, khu công nghiệp, tuyến đường cao tốc và ngành chế biến lương thực thực phẩm.
Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi) đang lấy ý kiến Quốc hội, vấn đề phân cấp, phân quyền được nhiều đại biểu quan tâm.
TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 đại biểu tham gia Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 đại biểu tham gia Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024

Sáng 22/11, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024 với chủ đề 'Xã hội số - Dẫn dắt tương lai bền vững của Việt Nam'.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn ‘Khu thương mại tự do Đà Nẵng – Động lực mới phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng’.
Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không mở ra cơ hội lớn trao đổi kinh nghiệm phát triển ngành hàng không, du lịch, mua sắm và thu hút đầu tư thương mại du lịch.

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Báo chí là một phần của tổng thể môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Một môi trường truyền thông báo chí lành mạnh sẽ thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE 2024) là cơ hội để doanh nghiệp Việt hướng đến mục tiêu phát triển xanh, bền vững.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Tại Diễn đàn kinh tế TP. HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên đối thoại chính sách để phân tích cụ thể hơn các chính sách hỗ trợ chuyển đổi công nghiệp.
Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh với chủ đề Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh.
Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024 (ASEAN BIS 2024) sẽ diễn ra tại Vientiane, Lào trong 4 ngày, từ ngày 8-11/10/2024.
55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc bảo của dân tộc, hội tụ tất cả tinh hoa truyền thống dân tộc và thời đại, hàm chứa triết lý nhân sinh và văn hóa chính
Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Theo Bộ Tài chính, quy định về các trường hợp được miễn kiểm tra chất lượng còn thiếu cơ sở áp dụng dẫn tới khả năng doanh nghiệp có thể lợi dụng để gian lận.
Chứng minh người nộp đơn

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Việc chứng minh người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đã "biết” hoặc “có cơ sở để biết" đến nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực là không đơn giản.
Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Đăng ký nhãn hiệu giúp tạo ra quyền độc quyền nhưng việc nộp đơn nhằm tước đi lợi ích của chủ nhãn hiệu đích thực là vi phạm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Cộng đồng mạng đã và đang chia sẻ một bài thơ được cho là Tổng Bí thư viết tặng vợ nhưng thực chất là giả mạo. Vì vậy, người dân cần hết sức tỉnh táo.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Trái tim lớn đã ngừng đập, song sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại một niềm tin và tinh thần gắn kết của dân tộc Việt Nam.
Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững” sẽ diễn ra từ ngày 24 - 27/9/2024.
Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Báo Công Thương

Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Báo Công Thương

Ngày 18/6/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương có Quyết định số 1599/QĐ-BCT công nhận ngày 2/10/1945 là Ngày truyền thống của Báo Công Thương.
Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Trước những khó khăn của doanh nghiệp, nhiều đại biểu quốc hội và chuyên gia đã đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi.
Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Dự kiến ngày 12/6/2024, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo - International Innovative Business Forum (IIBF) 2024.
Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Là điểm sáng trong bức tranh không sáng của kinh tế thế giới, tuy nhiên tăng trưởng GDP Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi sự ứng biến phù hợp.
Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng quá trình chuyển đổi số trong ngành logistics tại Việt Nam vẫn đối diện nhiều khó khăn, chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức.
Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội

Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội

Trong 2 ngày (28-29/5), Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA) tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động