Áp lực chuyển đổi số và phát triển kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may

Chuyển đổi số, tạo ra thiết kế phù hợp hoặc tái chế quần áo là những hoạt động được ngành dệt may thực hiện để hướng tới kinh tế tuần hoàn.
Doanh nghiệp “bắt tay” hợp tác thúc đẩy kinh tế tuần hoàn Ngành dệt may: Xanh hóa chuỗi sản xuất

Áp lực chuyển đổi số

Theo ông Nguyễn Phước Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HUBA), các doanh nghiệp dệt may thuộc HUBA đang gặp nhiều khó khăn, trong đó khó khăn phổ biến là thiếu hụt dòng tiền, doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay, nhiều doanh nghiệp không được giải ngân, chuyển nợ xấu. Do vậy, từ giữa năm 2022 đến nay các doanh nghiệp không đầu tư và có xu hướng bán lại, làm mất thương hiệu.

Áp lực chuyển đổi số và phát triển kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may
Áp lực chuyển đổi số buộc các doanh nghiệp dệt may phải thích ứng nếu không muốn bị loại khỏi cuộc chơi

Kết quả quý I/2023 của doanh nghiệp dệt may thành phố đã cho thấy, kim ngạch xuất khẩu giảm trên 8% so với cùng kỳ. HUBA cũng dự báo rằng các tháng sắp tới sẽ là giai đoạn khó khăn chồng chất đối với doanh nghiệp của ngành dệt may.

Việc dệt may liên tục gặp khó khăn kéo dài kể từ cuối năm 2022 tới nay, theo chia sẻ của những doanh nghiệp đầu ngành, ngoài khó khăn do thị trường giảm sức cầu còn xuất phát từ nội tại của ngành.

Nói về những tồn tại của ngành dệt may, theo Hội Dệt may Thêu đan TP. Hồ Chí Minh (Agtek) đó là việc thiếu tính liên kết trong chuỗi cung ứng. Điều đáng nói, chuỗi cung ứng bền vững không phải là một khái niệm mới trong ngành và cũng không phải đến thời điểm hiện tại vấn đề này mới được chú trọng.

Cụ thể, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, xu hướng mua hàng của các nhà nhập khẩu may mặc lớn trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đang thay đổi, họ ưu tiên lựa chọn chuỗi cung ứng có khả năng sản xuất nhiều công đoạn, tập trung tại một địa điểm đồng thời minh bạch toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm. Ngoài ra, các nhà nhập khẩu cũng quan tâm tới việc giảm thiểu sử dụng hóa chất, tiết kiệm nguyên liệu bằng cách tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.

Đặt trong những yêu cầu này, doanh nghiệp Việt Nam đang yếu và thiếu tính liên kết theo chuỗi cung ứng. Bởi thực tế, hầu hết doanh nghiệp vẫn đang làm gia công, dẫn tới lợi nhuận thấp, thường xuyên bị ép giá…

Trong bối cảnh trên, ông Phạm Văn Việt - Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP. Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean khẳng định: Một trong những chìa khóa để thay đổi, tái định vị ngành dệt may Việt Nam, không gì khác là ứng dụng chuyển đổi số.

“Tại Việt Thắng Jean, kể từ khi ứng dụng chuyển đổi số vào doanh nghiệp, không những tối ưu được nguồn nhân công, mà các khâu vận hành cùng chất lượng sản phẩm cũng đã cải thiện đáng kể. Ngoài ra, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ nano, ô-zôn trong nhuộm và điều chỉnh màu vải đã giúp giảm thiểu tối ra chất thải ra môi trường”- ông Việt cho biết.

Hướng tới kinh tế tuần hoàn

Cùng với chuyển đổi số thì việc hướng tới kinh tế tuần hoàn cũng là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay với doanh nghiệp dệt may. Liên quan vấn đề này, ông Phạm Văn Việt cho biết: Nói một cách dễ hiểu thì kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế bao gồm tất cả các hoạt động từ khâu thiết kế, sản xuất đến cung cấp dịch vụ đều hướng tới tái sử dụng vật chất và loại bỏ những ảnh hưởng xấu đến môi trường.

“Có 4 lợi ích cơ bản mà nền kinh tế tuần hoàn đem lại thông qua tận dụng tối đa các nguồn lực, đó là tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo đảm lợi ích xã hội. Như vậy, khái niệm này nhất quán với các nguyên tắc 3R mà cả thế giới đã nói đến hàng thập kỷ qua - đó là giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế. Hoặc nói rộng ra là tận dụng triệt để tài nguyên thông qua các hoạt động sản xuất - tiêu thụ - tái sinh”- ông Việt phân tích.

Áp lực chuyển đổi số và phát triển kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may
Sợi vải từ các sản phẩm thiên nhiên đang lên ngôi trong ngành dệt may

Trên thực tế, mô hình kinh tế tuần hoàn chú trọng đến hoạt động quản lý và tái tạo tài nguyên theo một chu trình khép kín nhằm hạn chế tối đa lượng phế thải, các chất thải được tái chế, trở thành nguyên liệu mới cho sản xuất, từ đó làm giảm các tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người. Bản chất của mô hình kinh tế tuần hoàn được hình thành bởi 3 nguyên tắc: Bảo tồn và tăng cường vốn tự nhiên; tối ưu hóa lợi nhuận tài nguyên; quản lý hiệu quả hệ thống xử lý chất thải. Cụ thể, một phần hoặc toàn bộ chất thải sẽ được đưa về vòng sản xuất cũ, cấu trúc lại và tiếp tục được sử dụng, góp phần giảm tiêu thụ nguyên liệu, thu hồi chất thải cho đầu vào sản xuất, đồng thời giảm chi phí chế tạo, sản xuất.

Đối với ngành dệt may, theo ông Việt, dù có đóng góp lớn vào nền kinh tế, nhưng dệt may lại là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường hàng đầu. Do đó, một số quốc gia trên thế giới đã đặt ra tiêu chuẩn bền vững cho hàng dệt may nhập khẩu vào nước họ. Điều này đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam phải thay đổi, phải “xanh hoá” để phát triển bền vững. Từ thực tế đó, phát triển bền vững theo hướng kinh doanh tuần hoàn là xu hướng tất yếu của ngành dệt may Việt Nam. Trong xu thế này, các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đang phải tạo ra thiết kế phù hợp, tăng thời gian sử dụng; hoặc sử dụng lại quần áo và sửa chữa chúng để dùng vào những mục đích khác; cuối cùng là thu gom và tái chế.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay việc “xanh hóa” trong sản xuất dệt may đã được nhiều doanh nghiệp thực hiện và bước đầu thành công. Có thể kể tới như Faslink đã đầu tư nhiều xưởng sản xuất với tổng diện tích 10.000 m2, trang bị hơn 300 thiết bị hiện đại và bộ rập cải tiến, cũng như hợp tác R&D để làm ra 5 loại sợi vải 'xanh' từ tự nhiên như: sợi cà phê, sợi sen, sợi vỏ sò, sợi dừa, sợi bạc hà.

“Hành trình tạo nên những sợi vải xanh từ bã cà phê, lá và thân sen, vỏ sò, than vỏ dừa, cellulose bạc hà… của chúng tôi không chỉ bắt nguồn từ ý tưởng và xu hướng trong kinh doanh mà gắn liền với sự đam mê, khát vọng mạnh mẽ phát huy giá trị của những nguyên liệu được xem là bình thường, ít giá trị trong tự nhiên. Những sợi vải xanh đã tạo nên những bước đi mới, thúc đẩy sự phát triển sáng tạo trong ngành công nghiệp dệt may và thời trang”- bà Trần Hoàng Phú Xuân - Tổng Giám đốc Fastlink cho biết.

Còn với Công ty CP Dệt may Đầu tư thương mại Thành Công (TCM), ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp này chia sẻ, từ nhiều năm trước TCM đã tạo ra một chuỗi cung ứng khép kín - thu nhỏ bên trong doanh nghiệp, để các nhân tài có điều kiện để thử nghiệm từ A đến Z, từ tạo ra sợi vải đến thành phẩm đầu cuối là áo quần.

Thành quả là Thành Công đã sản xuất và phân phối được các sản phẩm từ sợi tái chế, hoặc vải sợi từ vỏ chai, bắp hoặc nguyên liệu từ thiên nhiên và được các thương hiệu thời trang từ Nhật Bản, Adidas hay North Face… ưa chuộng.

Theo dự báo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, khó khăn trong xuất khẩu dệt may sẽ còn kéo dài đến hết quý II/2023. Do đó việc chuyển đổi số, xanh hóa chuỗi cung ứng, xanh hóa sản xuất sẽ là bước chuẩn bị cho hành trình bứt phá của dệt may trong thời gian tới.
Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dệt may Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chỉ số ngành sản xuất xuống dưới ngưỡng 50 điểm

Chỉ số ngành sản xuất xuống dưới ngưỡng 50 điểm

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Việt Nam, do S&P Global Market Intelligence công bố, đã giảm xuống 49,8 điểm vào tháng 12/2024.
Ngành sản xuất công nghệ cao của Việt Nam có bước tiến ấn tượng

Ngành sản xuất công nghệ cao của Việt Nam có bước tiến ấn tượng

Theo tờ South China Morning Post nhận định, các nhà máy tại Việt Nam đã có những bước tiến ấn tượng kể từ năm 2018 trong lĩnh vực công nghệ cao.
Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư Khu công nghiệp Hòa Ninh

Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư Khu công nghiệp Hòa Ninh

Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Ninh (TP. Đà Nẵng) quy mô hơn 400 ha.
Ngành khoáng sản, luyện kim giữ vững tăng trưởng trong năm 2024

Ngành khoáng sản, luyện kim giữ vững tăng trưởng trong năm 2024

Năm 2024, ngành khoáng sản, luyện kim đã giữ vững tăng trưởng một số loại sản phẩm khai thác, chế biến khoáng sản mang tính chiến lược.
Nhìn lại điểm nổi bật ngành công nghiệp ô tô năm 2024

Nhìn lại điểm nổi bật ngành công nghiệp ô tô năm 2024

Sự kiện Vietnam Motor Show trở lại, ngành công nghiệp ô tô tạo đột phá với tỷ lệ nội địa hóa ghi nhận tích cực trở thành điểm nổi bật ngành ô tô năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Công nghiệp hỗ trợ có những bước chuyển mình tích cực

Công nghiệp hỗ trợ có những bước chuyển mình tích cực

Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Quy định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa

Quy định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BCT về Quy định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa.
Dồn lực xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp

Dồn lực xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp

Cục Công nghiệp sẽ tập trung tham mưu hoàn thiện thể chế, chính sách làm cơ sở cho các nguồn lực tăng trưởng mới trong các ngành công nghiệp.
Ô tô sản xuất trong nước đã vươn ra thị trường khu vực và quốc tế

Ô tô sản xuất trong nước đã vươn ra thị trường khu vực và quốc tế

Theo Cục Công nghiệp, các sản phẩm ô tô sản xuất trong nước đã vươn ra thị trường khu vực và quốc tế, trong đó có những thị trường có tiêu chuẩn rất cao.
Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024

Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024

Những nỗ lực của Cục Công nghiệp và Bộ Công Thương góp phần quan trọng để sản xuất công nghiệp năm 2024 không chỉ phục hồi tích cực mà còn tăng trưởng mạnh mẽ.
10 ngành công nghiệp chủ yếu năm 2024 tăng trưởng ra sao?

10 ngành công nghiệp chủ yếu năm 2024 tăng trưởng ra sao?

Các ngành công nghiệp chủ yếu như sản xuất, lắp ráp ô tô; điện tử; thép; dệt may; da giày; sữa; bia, rượu... có mức tăng trưởng ra sao trong năm 2024?
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị tổng kết Cục Công nghiệp năm 2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị tổng kết Cục Công nghiệp năm 2024

Chiều 27/12, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, ghi nhận nhiều điểm sáng.
Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực trở lại

Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực trở lại 'đường băng' tăng trưởng

Kinh tế phục hồi, doanh nghiệp công nghiệp trở lại “đường băng” tăng trưởng và có đóng góp tích cực đối với kết quả tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.
Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có cơ hội trở thành một trong các trung tâm công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu nhờ những yếu tố quan trọng.
Ứng dụng 5G vào ngành công nghiệp thông minh: Cơ hội nhiều, thách thức cũng lớn

Ứng dụng 5G vào ngành công nghiệp thông minh: Cơ hội nhiều, thách thức cũng lớn

Các chuyên gia cho rằng, việc ứng dụng công nghệ 5G vào ngành công nghiệp thông minh mặc dù cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng rất lớn.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Kỳ vọng VEAM sẽ tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực cơ khí

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Kỳ vọng VEAM sẽ tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực cơ khí

Tại hội nghị Tổng kết hoạt động sản xuất, kinh doanh của VEAM, Thứ trưởng Phan Thị Thắng kỳ vọng VEAM sẽ trở lại vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực cơ khí.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Tạo động lực phát triển kinh tế số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Tạo động lực phát triển kinh tế số

Công nghiệp công nghệ số đã được Trung ương Đảng xác định là một ngành công nghiệp nền tảng, để thúc đẩy cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Vào tháng 11/2024, ghi nhận sản lượng toàn cầu của Toyota giảm lần thứ 10 liên tiếp khi xuất xưởng 869.230 xe.
Thượng tướng Phạm Hoài Nam: Công nghiệp quốc phòng phải làm chủ được công nghệ tiên tiến

Thượng tướng Phạm Hoài Nam: Công nghiệp quốc phòng phải làm chủ được công nghệ tiên tiến

Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự Hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025 với Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Chuyên gia quốc tế nói gì về các loại pháo phòng không và xe tăng T-90SK?

Chuyên gia quốc tế nói gì về các loại pháo phòng không và xe tăng T-90SK?

3 hệ thống vũ khí hiện đại, bao gồm hệ thống phòng không AZP và xe tăng chiến đấu chủ lực T-90SK, pháo phòng không 37mm đã gây chú ý với các chuyên gia quốc tế.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội đã hình thành, phát triển các cụm liên kết ngành, các nhóm doanh nghiệp chuyên doanh sản phẩm cơ khí.
Xe đạp igus:bike làm từ nhựa tái chế đến Việt Nam trong hành trình vòng quanh thế giới

Xe đạp igus:bike làm từ nhựa tái chế đến Việt Nam trong hành trình vòng quanh thế giới

Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập, igus® giới thiệu mẫu xe đạp igus:bike độc đáo làm từ nhựa tái chế, không cần bôi trơn.
Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

7 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại TP. Đà Nẵng được hỗ trợ kinh phí khuyến công để đổi mới máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất với tổng số tiền 1,737 tỷ đồng.
Thiếu tướng Đinh Quốc Hùng giữ chức Chính uỷ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Thiếu tướng Đinh Quốc Hùng giữ chức Chính uỷ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Không còn gia công đơn thuần, doanh nghiệp da giày đã đầu tư công nghệ, chủ động mẫu mã, nguyên liệu và tiến lên nấc cao hơn trong chuỗi sản xuất.
Mobile VerionPhiên bản di động