Áo dài Lan Hương - niềm đam mê bất tận

Áo dài Lan Hương từ lâu đã trở thành thương hiệu được đông đảo người dân Việt Nam và quốc tế biết đến. Không chỉ thiết kế những bộ sưu tập áo dài giá trị cao, Lan Hương còn trở thành đại sứ văn hóa trang phục Việt Nam khi mang áo dài đi khắp thế giới trình diễn trong các sự kiện giao lưu, giới thiệu văn hóa Việt.    

Tác phẩm nghệ thuật giá trị

Còn nhớ năm 2016, sau một sự kiện trình diễn áo dài thêu tay của nhà thiết kế Lan Hương, có một vị công chúa nước ngoài rất thích tấm áo dài thêu phượng của nhà thiết kế này bèn hỏi giá. Vị công chúa còn ngỡ ngàng hơn khi giá của chiếc áo là 5.000 USD Mỹ. “Quả thực đây không chỉ là tấm áo mà là một tác phẩm nghệ thuật giá trị”, vị công chúa khẳng định khi xem xét kỹ tấm áo dài. Sau đó, vị công chúa năn nỉ Lan Hương dạy cho mình cách thêu áo dài, và cũng tham gia nhiều sự kiện trình diễn áo dài của nhà thiết kế.

ao dai lan huong niem dam me bat tan
Nhà thiết kế Lan Hương luôn tâm huyết với những sáng tác của mình

Quả vậy, những ai đã từng là khách hàng đặt Lan Hương thiết kế và dựng cho mình tấm áo dài độc đáo, thì không lạ gì với mức giá cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, họ sẽ hạnh phúc và vô cùng tự hào khi được sở hữu một tấm áo ước mơ như vậy. Những tấm áo dài mang thương hiệu Lan Hương, giá thấp nhất cũng hơn 10 triệu đồng. Những ai chưa thể có đủ tiền để sở hữu một tấm áo dài xa xỉ thì cũng có thể thuê, thậm chí được nhà thiết kế cho mượn để diện trong những sự kiện trọng đại của cuộc đời mình.

Cách nay gần hai thập kỷ, khi nhà thiết kế Lan Hương quyết định khôi phục và phát triển dòng áo dài lụa thêu tay. Chị chỉ lựa chọn những loại lụa Việt Nam cao cấp, với thiết kế độc đáo và thuê những nghệ nhân thêu giỏi nhất về làm việc cho mình. Thiết lập một quy trình làm áo dài tỷ mỉ, nghiêm ngặt và thăng hoa, với sự quản lý chất lượng cao nhất, Lan Hương đã thành công trong việc biến mỗi tấm áo thành một tác phẩm nghệ thuật phục vụ đời sống, tạo nên thể loại thời trang boutique thực sự “made in Vietnam” và mang thương hiệu Việt Nam.

Càng làm, càng say, Lan Hương không biết đã thiết kế bao nhiêu mẫu áo dài. Danh tiếng của Lan Hương ngày một lan xa. Chị được giới trong nghề đánh giá là bảo thủ. Bởi chị là người chuyên thiết kế áo dài truyền thống và chỉ thiết kế theo cảm xúc của mình, không theo sách vở hay xu hướng nào.

ao dai lan huong niem dam me bat tan
Áo dài truyền thống là cảm hứng bất tận cho nhà thiết kế Lan Hương

Với một tình yêu áo dài nồng nàn, đắm say, nghệ nhân áo dài Lan Hương đã mở một “Không gian Áo dài Việt” tại 18 Âu Cơ, Hà Nội. Với không gian này, “cô gái miền sơn cước” không đi sâu vào vấn đề học thuật hay theo hướng phục chế áo dài của người phụ nữ Việt qua 1000 năm lịch sử mà ở đây, Lan Hương mong muốn mang lại cho du khách một cách nhìn cảm quan nhưng tổng thể về tà áo truyền thống của người phụ nữ Việt. Dựa trên nguồn tư liệu và hình ảnh xưa, tôn trọng và bảo tồn tính truyền thống, nghệ nhân Lan Hương phác họa thiết kế bằng cảm xúc, bay bổng trong nghệ thuật và ưu tiên sử dụng lụa tơ tằm truyền thống trong nước.

Giữ hồn văn hồn hóa Việt

Bằng những trăn trở của một nghệ nhân từng dành nhiều tâm huyết, từng thế chấp cả nhà để theo đuổi con đường lưu giữ, bảo tồn áo dài truyền thống, nhà thiết kế Lan Hương chia sẻ: “Không cần phải cách tân thì tà áo dài đã rất đẹp, rất duyên dáng. Tôi đi nhiều nước, thấy chỉ ở Việt Nam mới đem trang phục truyền thống ra để cách tân, trong khi các nước khác rất chú trọng gìn giữ những gì thuộc về truyền thống, bản sắc”.

Khi trào lưu cách tân áo dài ra đời, Lan Hương cũng như nhiều nhà thiết kế rất trăn trở, có nhiều nỗi tủi, buồn. Trong khi những người tâm huyết tích cực đi quảng bá, để thế giới đón nhận hình ảnh chiếc áo dài truyền thống của Việt Nam, thì ở trong nước nhiều bạn trẻ lại đua nhau cách tân nó, tạo nên những cơn bão quét qua, cuốn phăng đi những thành quả. Quan điểm của nhà thiết kế Lan Hương là không nên gọi đó là áo dài, kể cả áo dài cách tân. Dù chưa có một quy chuẩn nào cho áo dài truyền thống và cũng không ai có quyền cấm mọi người sáng tạo, mặc theo sở thích, nhưng đừng biến một thứ gắn với quốc hồn, quốc túy trở thành một thứ kệch cỡm, trong khi rất nhiều người đang tích cực vận động để đưa áo dài Việt thành di sản văn hóa, trở thành một thương hiệu văn hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập. “Tôi đã nghĩ chỉ có lụa Việt, thêu tay mới kể nên câu chuyện áo dài của Lan Hương. Tôi tìm về những làng nghề trăm tuổi, vận động từng nghệ nhân giữ lại nghề tầm tang và nhiều nghề truyền thống khác”- nhà thiết kế Lan Hương bộc bạch .

ao dai lan huong niem dam me bat tan
Sức lan toả của áo dài ngày một mạnh mẽ

Trong quá trình đi thuyết phục các nghệ nhân, nhà thiết kế Lan Hương đã từng chứng kiến những câu chuyện rất buồn. Làng nghề bây giờ thì bị biến thành các khu công nghiệp. Người thợ thủ công bỏ làng lên thành phố làm hết. “Tôi phải xoay họ lại: Không - nghề quý lắm, đừng bỏ, bằng cách là làm đi, tôi mua tất. Tôi đâu có tiền, tôi vay tiền ngân hàng để mua, giúp họ giữ nghề. Nhiều lần tôi cũng thế chấp nhà để lấy tiền trả cho nhân viên. Tất cả những khó khăn đó tôi đều đã trải qua”- người tâm huyết với áo dài nói.

Nỗ lực của Lan Hương đã được bù đắp khi những năm trở lại đây, nhiều nhà thiết kế đi theo con đường của Lan Hương, để khôi phục áo dài và các làng nghề truyền thống. Điều đó giúp cho sức lan toả của áo dài ngày một mạnh mẽ, góp phần tôn vinh hình ảnh, văn hóa quốc gia.

Với những đóng góp của mình, năm 2013, nhà thiết kế Lan Hương là 1 trong 10 gương mặt "Phụ nữ thủ đô tiêu biểu" do Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao tặng. Năm 2015 chị được phong tặng Nghệ nhân áo dài đầu tiên của Hà Nội. Năm 2016, nhà thiết kế Lan Hương được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch Việt Nam.
Thu Viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tôn vinh sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020

Tôn vinh sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020

Ngày 26/10, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức họp báo thông tin Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020.
Nghệ An: Nâng cao năng lực quản lý tài chính ngành thủ công mỹ nghệ

Nghệ An: Nâng cao năng lực quản lý tài chính ngành thủ công mỹ nghệ

Sáng nay (12/9), tại Nghệ An đã diễn ra Hội thảo “Nâng cao năng lực quản lý Tài chính ngành Thủ công mỹ nghệ thời kỳ hội nhập”. Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu phát triển thương hiệu làng nghề (Hiệp hội Làng nghề Việt Nam) phối hợp với Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) và Sở Công Thương tỉnh Nghệ An tổ chức.
Nỗi niềm người gieo hồn cho than đá Quảng Ninh

Nỗi niềm người gieo hồn cho than đá Quảng Ninh

Quảng Ninh vốn đã quá nổi tiếng với than – “vàng đen” của Tổ quốc. Những hòn than đen không những có giá trị về kinh tế mà qua bàn tay khéo léo của những người thợ điêu khăn than đá tài hoa, biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Tuy nhiên, nghề điêu khắc than đá hiện đang đứng trước nguy cơ dần bị mai một.
Nghệ nhân đúc đồng Vũ Duy Điệp: Kết hợp tinh hoa nghề với khoa học công nghệ

Nghệ nhân đúc đồng Vũ Duy Điệp: Kết hợp tinh hoa nghề với khoa học công nghệ

Với bản tính nhanh nhạy, sáng tạo, nghệ nhân đúc đồng Vũ Duy Điệp làng Vạn Điểm (huyện Ý Yên tỉnh Nam Định) đã kết hợp những tinh hoa của nghề truyền thống với công nghệ khoa học giúp anh đúc được những sản phẩm độc đáo, trọng lượng lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao.
Người giữ bản sắc tinh hoa làng nghề Sơn Đồng

Người giữ bản sắc tinh hoa làng nghề Sơn Đồng

Chưa bước vào xưởng nhà nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh, chúng tôi đã nghe được âm thanh giòn tan của những tiếng lách cách đục, đẽo và chạm khắc gỗ. Nhịp sản xuất tại đây khẩn trương, miệt mài, như cái cách mà nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh vẫn bền bỉ duy trì và phát triển nghề gần 40 năm nay.

Tin cùng chuyên mục

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt

Nghệ nhân Phạm Đạt là cháu nội Cố nghệ nhân Phạm Văn Huỳnh, tức cụ Cửu Huỳnh nghệ nhân bậc thầy tại làng gốm Bát Tràng. Ngay từ nhỏ, nghệ nhân Phạm Đạt đã lớn lên cùng nghề làm gốm, chứng kiến sự thăng trầm và trực tiếp tham gia vào quá trình làm gốm tại gia đình. Đồng thời, cũng là người khởi xướng khôi phục dòng gốm men rạn từ xa xưa, cho ra đời hàng trăm dòng gốm cao cấp tinh xảo đậm đà bản sắc dân tộc và thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt.
Lưu giữ hồn Việt qua gốm phù điêu

Lưu giữ hồn Việt qua gốm phù điêu

Trải qua khoảng thời gian dài học Phật giáo tại chùa, Đại đức Thích Chánh Tịnh (nghệ nhân Phạm Văn Tuyên) nhận thấy, họa tiết phù điêu không còn nguyên vẹn bởi sự bào mòn của thời gian. Điều đó đã khơi nguồn cảm hứng cho ông phục chế những họa tiết phù điêu dần mai một với mong muốn bảo tồn, gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt.    
Thổi hồn đương đại vào gốm Bát Tràng

Thổi hồn đương đại vào gốm Bát Tràng

Sinh ra, lớn lên và làm tại làng nghề Bát Tràng truyền thống - nơi có thể tìm thấy các sản phẩm gốm, sứ ở bất cứ đâu, nhưng gốm của nghệ nhân Trần Đức Tân luôn có chỗ đứng nhất định bởi phong cách riêng biệt và kỹ thuật men độc đáo.    
Nghệ nhân Trần Thị Việt: Người giữ nghề và phát huy giá trị cây cói

Nghệ nhân Trần Thị Việt: Người giữ nghề và phát huy giá trị cây cói

Không chỉ nâng cao giá trị cây cói, những sản phẩm làm từ cói được sản xuất tại Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu Việt Trang (Xóm 5, Nga Thanh, Nga Sơn, Thanh Hóa) do nghệ nhân Trần Thị Việt làm chủ đã có mặt ở trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ…    
Người biến “đất” thành “vàng”

Người biến “đất” thành “vàng”

Nếu như mỗi tác phẩm gốm cần thời gian và lửa đủ độ để biến đất thành “vàng” thì nghệ nhân cũng cần trải qua quá trình“thử lửa” để thành tài. Nghệ nhân Trần Xuân Triều (hay Trần Nam Tước) là một minh chứng sống cho sự tài hoa và khéo léo khi đã đem viết lại lịch sửtrên đất gốm.    
Cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng: Lan tỏa “hồn” gốm Việt

Cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng: Lan tỏa “hồn” gốm Việt

Theo lời kể của bà Phùng Thị Thịnh - vợ của cố nghệ nhân gốm Bát Tràng Vũ Đức Thắng, sinh thời, cố nghệ nhân vẫn luôn theo đuổi những thứ bình dị, gần gũi với con người Việt Nam, lấy đó là “mạch nguồn” xuyên suốt cho cảm hứng sáng tạo, để cho ra những sản phẩm gốm mang đậm “Hồn đất Việt”.    
Nghệ nhân Nguyễn Văn Minh: Người thổi hồn cho đá

Nghệ nhân Nguyễn Văn Minh: Người thổi hồn cho đá

Với bức tượng Quan Âm Bồ Tát bằng ngọc bích lớn nhất thế giới, hiện đặt tại Nam Minh Điện (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), nghệ nhân điêu khắc đá Nguyễn Văn Minh (xã Phước Tân, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) đã được Liên hiệp Các hội UNESCO Việt Nam trao Bằng chứng nhận, phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì đã có công truyền dạy và bảo tồn nghề tiểu thủ công nghiệp điêu khắc đá.    
Nghệ nhân Nguyễn Trần Hiệp: Làm giàu bằng trách nhiệm và đam mê

Nghệ nhân Nguyễn Trần Hiệp: Làm giàu bằng trách nhiệm và đam mê

“Mỗi thiên bẩm là một trách nhiệm”, câu nói này có lẽ đúng khi nói về nghệ nhân điêu khắc gỗ Nguyễn Trần Hiệp (Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh).    
Nghệ nhân  Trần Duy Mong: Bàn tay "vàng mười"

Nghệ nhân Trần Duy Mong: Bàn tay "vàng mười"

Nghệ nhân Trần Duy Mong nắm giữ kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực chế tác vàng bạc đá quý; tay nghề bậc thợ 7/7; tự thiết kế và trực tiếp làm ra nhiều sản phẩm đạt trình độ kỹ thuật, mỹ thuật, có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, thường xuyên cập nhật các mẫu mã trong và ngoài nước và tự nghiên cứu sáng tạo nhiều kiểu dáng đẹp, mới, thời trang, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.    
Nghệ nhân Đặng Ích Hân: Say nghề và đóng góp lớn gìn giữ nghề

Nghệ nhân Đặng Ích Hân: Say nghề và đóng góp lớn gìn giữ nghề

Chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân Đặng Ích Hân tại làng Chè (Trà Đông) xã xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa vào giữa buổi ban trưa, lúc này lò đúc đồng tại xưởng chế biến nhà nghệ nhân Đặng Ích Hân vẫn đang đỏ lửa. Dù đã ở cái thuổi “xưa nay hiếm”, nhưng ông vẫn thoăn thoắt đi lại, miệng nói tay làm hướng dẫn cho lớp thợ trẻ thực hiện các công đoạn từ bịt khe hở khuôn đúc, tiến hành nung chảy đồng nguyên chất bằng lò nung chuyên dụng, tạo hoa văn, kiểm tra chất lượng đồng nung ,đánh bóng sản phẩm khi hoàn thiện…    
Nghệ nhân doanh nhân Cao Kim Trọng: 30 năm gắn bó với nghề kim hoàn

Nghệ nhân doanh nhân Cao Kim Trọng: 30 năm gắn bó với nghề kim hoàn

Hơn 30 năm gắn bó với nghề kim hoàn, tên tuổi của nghệ nhân Cao Kim Trọng gắn liền với những sản phẩm kim hoàn chế tác tinh tế, mang lại sự hoàn hảo đến mức tối đa.      
Lịch sử các làng nghề mỹ nghệ kim hoàn

Lịch sử các làng nghề mỹ nghệ kim hoàn

Ở nước ta, nghề mỹ nghệ kim hoàn có từ hàng ngàn năm trước, trở thành nghề cổ truyền cùng với bao nghề thủ công khác.
Đệ nhất khảm trai xứ Kinh Bắc

Đệ nhất khảm trai xứ Kinh Bắc

Sau 2 thập kỷ gắn bó với nghề khảm trai, cái tên “nghệ nhân khảm trai Nguyễn Đình Vinh” đã trở nên quen thân không chỉ với riêng người dân thôn Hoài Trung, xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh – nơi anh sinh sống - mà còn lan tỏa cả xứ Kinh Bắc, cũng như nhiều tỉnh, thành trong cả nước.      
Doanh nhân Lý Ngọc Minh: Linh hồn của gốm sứ Minh Long I

Doanh nhân Lý Ngọc Minh: Linh hồn của gốm sứ Minh Long I

Tìm hiểu về những người thợ thủ công, những nghệ nhân… tôi càng thêm kính phục, bởi họ đã gắn bó cả cuộc đời mình cho nghề nghiệp để làm ra sản phẩm có chất lượng cao, ông Lý Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Long I là một người như vậy. Ông cũng chính là “tổng công trình sứ” của tất cả dòng sản phẩm mới của Minh Long.    
Người truyền thần qua đường kim, mũi chỉ

Người truyền thần qua đường kim, mũi chỉ

Được mệnh danh là người “vẽ tranh bằng chỉ” bởi kỹ thuật thêu tay tinh xảo, nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự năm nay đã gần 80 tuổi, nhưng vẫn ngày ngày miệt mài bên khung thêu, cho ra đời những bức tranh làm rạng danh hồn quê đất Việt.    
Nhà giáo tâm huyết của những nghệ nhân

Nhà giáo tâm huyết của những nghệ nhân

Đến đầu khu tập thể 3 tầng cũ kỹ ở quận Hà Đông, Hà Nội, hỏi thăm hoạ sỹ Chu Mạnh Chấn thì ai ai cũng biết. Ông nổi tiếng là một hoạ sỹ tài ba trong làng hoạ, một nghệ nhân đam mê với sơn mài và là một nhà giáo tâm huyết với nghề.    
Nghệ nhân Trần Thị Huê: Nghệ nhân của thôn, bản Mường

Nghệ nhân Trần Thị Huê: Nghệ nhân của thôn, bản Mường

Làm quen với khung dệt thổ cẩm từ khi lên 10 tuổi,  bàTrần Thị Huê – người phụ nữ dân tộc Mường sinh ra lớn lên tại thôn Muốt, xã Cẩm Thành (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) - đã phát huy những kỹ năng khéo léo của phụ Mường trong dệt thổ cẩm, không chỉ phục vụ những nhu cầu trong gia đình mà còn làm ra những sản phẩm hàng hóa thổ cẩm độc đáo, sáng tạo được khách hàng nhiều nơi ưa thích, phát triển nghề tạo công ăn việc làm cho thế hệ trẻ tại địa phương…    
Võ Văn Út: Người thợ điêu khắc tài hoa

Võ Văn Út: Người thợ điêu khắc tài hoa

Điêu khắc gỗ – nghề vô cùng gần gũi, quen thuộc nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Phải có năng khiếu, lòng đam mê cùng sự kiên trì, quyết tâm theo đuổi, người thợ mới có thể “chạm” đến sự thăng hoa trong từng tác phẩm và lan truyền cảm xúc đến người thưởng lãm, nghệ nhân Võ Văn Út là người như vậy.    
Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện: Giữ gìn tinh hoa nghề đúc đồng

Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện: Giữ gìn tinh hoa nghề đúc đồng

Nghệ Nguyễn Văn Viện được người cha truyền lại những bí quyết nghề truyền thống gia đình, từ năm 14 tuổi ông bắt đầu làm quen với nghề đúc và chạm khắc đồng. Dần dần, ông  trở thành một nghệ nhân có tiếng trong làng nghề đúc đồng tại Huế.
Người thổi hồn vào những sản phẩm trang sức

Người thổi hồn vào những sản phẩm trang sức

Với người thợ kim hoàn, từ việc “chạm” được vào trái tim và xúc cảm của khách hàng là một hành trình không đơn giản. Qua thời gian, với nghệ nhân Trần Công là một hành trình sáng tạo và không ít gian nan.    
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động