Theo Thỏa thuận Brexit mới của ông Johnson, các hiệp định thương mại hiện có giữa EU và Vương quốc Anh sẽ tạm thời tiếp tục, với hàng hóa và dịch vụ được phép tự do lưu thông qua các biên giới khác nhau với lục địa châu Âu. Thỏa thuận đó sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2020. Nếu ông Johnson giành được đa số phiếu trong cuộc bầu cử tới, ông tuyên bố sẽ đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với EU sẵn sàng đi vào hoạt động vào cuối năm 2020. FTA là một thỏa thuận giữa hai quốc gia nhằm loại bỏ thuế thương mại, được gọi là thuế quan, với mục đích làm cho hoạt động kinh doanh và thương mại diễn ra suôn sẻ hơn. Các FTA thường bao gồm các biện pháp để giảm các loại rào cản pháp lý khác đã khiến thương mại trở nên khó khăn hơn.
Vậy Anh và EU có đủ thời gian để đàm phán một thỏa thuận thương mại như thế hay không? Mục đích là để có một FTA được thực hiện kịp thời vào cuối năm 2020. Đó là một thời gian biểu đầy thách thức. Đàm phán thương mại có xu hướng mất vài năm để hoàn thành. Đó là những thách thức kỹ thuật và cả những tranh cãi về chính trị. Cả hai yếu tố này có thể làm cho tiến trình đàm phán bị trì trệ.
Lấy một ví dụ, thỏa thuận của EU với Canada mất hơn 5 năm để các nhà đàm phán hoàn thành và thêm 3 năm nữa trước khi có hiệu lực trên cơ sở tạm thời. Đàm phán Anh-EU sẽ khác thường ở chỗ dự định thiết lập mối quan hệ thương mại ít hòa nhập hơn so với những gì hai bên hiện có. Thông thường, các cuộc đàm phán thương mại làm cho mối quan hệ thương mại chặt chẽ hơn, vì vậy kinh nghiệm trong quá khứ không nhất thiết là một chỉ dẫn tốt về thời gian biểu đặt ra. Một số người cho rằng Anh đã hoàn toàn liên kết với EU nên việc đàm phán sẽ dễ dàng và nhanh chóng.
Trước tình hình đó, liệu Anh và EU có thể gia hạn các thỏa thuận hiện tại sau tháng 12/2020 không? Có một điều khoản trong Thỏa thuận Brexit để kéo dài thời gian chuyển tiếp thêm một hoặc hai năm, nhưng quyết định đó phải được đưa ra trước ngày 01/7/2020. Vì vậy, sẽ chỉ có một vài tháng đàm phán trước khi một phần gia hạn cần phải được đồng ý. Liệu sau đó có đủ tiến bộ để cho phép hai bên tự tin rằng tất cả có thể được thực hiện trong 6 tháng nữa không? Ngay sau đó, ngày gia hạn không thể được thực hiện với các thỏa thuận trong Thỏa thuận Brexit. Bản thân thỏa thuận Brexit sẽ phải được sửa đổi. Về mặt pháp lý là có thể, nhưng sẽ đòi hỏi sự đồng ý của Vương quốc Anh và tất cả 27 quốc gia EU.
Nếu không có FTA vào cuối giai đoạn chuyển tiếp thì mối quan hệ thương mại sẽ mặc định theo các điều khoản được gọi là các điều khoản của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - đó là quan hệ thương mại nếu Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận nào. Các điều khoản của WTO có nghĩa là các nhà xuất khẩu của Anh sẽ có cùng tiếp cận thị trường vào EU như các quốc gia khác không có FTA. Điều đó có nghĩa là EU sẽ áp dụng cho hàng hóa của Anh cùng mức thuế áp dụng đối với hàng hóa từ Mỹ hoặc Trung Quốc chẳng hạn, đối với ô tô, thuế quan sẽ là 10%. Thuế quan EU đặc biệt cao đối với một số sản phẩm nông nghiệp. Các nhà xuất khẩu của Anh cũng sẽ phải đối mặt với các rào cản pháp lý mà hiện tại họ không phải đối mặt.
Nếu có được một hiệp định thương mại tự do, xuất khẩu của Anh sẽ không phải đối mặt với thuế quan khi đi vào thị trường EU. Việc có phải trải qua một số kiểm tra và thử nghiệm để thể hiện sự tuân thủ các quy tắc của EU hay không sẽ phụ thuộc vào chính xác những gì đã được thỏa thuận. Vì vậy, xuất khẩu có thể liên quan đến nhiều thủ tục hành chính hơn và nhiều chi phí hơn cho các công ty Vương quốc Anh. Đây là một lý do tại sao nhiều nhà kinh tế nghĩ rằng nền kinh tế Anh sẽ nhỏ hơn với loại thỏa thuận này so với những gì Anh có ở trong EU. Các doanh nghiệp dịch vụ có thể cung cấp cho khách hàng ở EU dễ dàng như thế nào tùy thuộc vào mức độ liên kết quy định và dựa trên thỏa thuận nào có thể đạt được khi đàm phán và khi di chuyển qua biên giới.
Sau FTA với EU thì liệu Anh có được FTA với Mỹ hay không? Điều này có lẽ sẽ khó khăn hơn. Một điểm rắc rối tiềm ẩn rõ ràng là quy định sản phẩm, đặc biệt là tiêu chuẩn thực phẩm. Mỹ và EU đã cố gắng đàm phán một thỏa thuận rộng nhưng đang mắc kẹt một phần về vấn đề đó. Có những vấn đề đặc biệt về thịt gà được khử trùng bằng clo, hormone thúc đẩy tăng trưởng được sử dụng trong sản xuất thịt bò và thực phẩm biến đổi gen (GM). Mỹ muốn có thể xuất khẩu những thực phẩm này (hoặc dễ dàng thực hiện hơn trong trường hợp thực phẩm biến đổi gen) ở EU, nhưng EU sẽ không đồng ý. Trong một cuộc đàm phán thương mại giữa Anh và Mỹ, người Mỹ sẽ muốn tiếp cận dễ dàng hơn cho thực phẩm Mỹ ở thị trường Vương quốc Anh. Trong khi EU sẽ rất cảnh giác với bất kỳ loại thực phẩm nào như vậy đang lưu hành ở Anh nhằm tìm đường vào thị trường chung EU. Nếu nghĩ rằng đó là một rủi ro, EU sẽ miễn cưỡng hơn khi cho phép tiếp cận không hạn chế đối với hàng hóa của Vương quốc Anh, kẻo một số thực phẩm gây tranh cãi của Mỹ sẽ vào thị trường này.
Nếu Anh không có được FTA với EU thì đó có phải là "Brexit không thỏa thuận"? Thuật ngữ "không thỏa thuận" thường được sử dụng có nghĩa là không có thỏa thuận Brexit. Vì vậy, kịch bản không có FTA vào cuối năm tới không phải là không có thỏa thuận theo nghĩa đó. Việc phê chuẩn thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Johnson có nghĩa là một thỏa thuận bao gồm các quyền của công dân (công dân EU ở Anh và công dân Anh ở lục địa) đóng góp tài chính và biên giới Ailen. Nhưng " không có thỏa thuận" đôi khi cũng được sử dụng như là không có thỏa thuận thương mại và mối quan hệ thương mại theo điều khoản WTO với EU và kịch bản đó là kết quả có thể xảy ra trong cách tiếp cận của Thủ tướng Johnson.