Ăn trám có thực sự tốt không? Những lợi ích khi ăn quả trám
Sức khỏe 08/09/2023 21:21 Theo dõi Congthuong.vn trên
Buộc tiêu hủy hơn 1.600kg quả trám trắng nhập lậu từ Trung Quốc Lạng Sơn: Vận chuyển hàng nhập lậu qua Trạm Dốc Quýt giảm |
Từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm là mùa thu hoạch quả trám. Cứ thời điểm này, các bà nội trợ lại săn lùng bằng được để mua trám ngon, chế biến thành nhiều món thiết đãi gia đình. Vậy ăn trám có tốt không?
Quả trám được trồng nhiều ở miền Bắc và khu vực Bắc Trung bộ. Người dân thường thu hái vào tháng 9-10. Ngoài vị ngon, bùi, béo ngậy, quả trám cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, lipid, phốt pho, canxi, chất béo, axit folic, chất xơ...
Quả trám - Vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc
Quả trám là quả của cây trám, một loài thân gỗ mọc nhiều ở vùng núi và trung du phía Bắc nước ta. Cây trám thường ra hoa sớm vào tầm tháng 5 và mùa quả chín chính vụ từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Trái trám mọc trên cây cao, cây trưởng thành có khi cao đến 30m nên việc thu hoạch khá vất vả.
Quả trám lại chỉ có mỗi năm một vụ. Trám có 2 loại gồm trám đen và trám trắng. Trám trắng thường được thu hoạch sớm hơn. Quả trám trắng có vỏ màu xanh, khi chín ngả vàng. Quả trám đen có vỏ màu tím, khi chín vẫn màu tím nhưng được bao phủ bên ngoài một lớp phấn trắng.
![]() |
Quả trám dùng để chế biến món ăn và là vị thuốc trong Đông y |
Từ xa xưa, người dân đã sử dụng trám làm thực phẩm. Trám được dùng để nấu xôi, muối chua, kho thịt, kho cá. Ngày nay, trám được chế biến thành các món mứt, ô mai,... Đông Y từ bao đời nay đã dùng trám như một vị thuốc chữa các bệnh. Quả trám vừa làm thực phẩm, vừa làm vị thuốc chữa bệnh.
Ăn trám có tốt không?
Trong phạm vi bài viết này, chúng ta chỉ bàn đến cách sử dụng trám làm thực phẩm. Nhiều người thắc mắc ăn trám có tốt không? Quả trám không chỉ có hương vị bùi bùi, béo béo mà còn có nhiều công dụng khác. Cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại đều có cơ sở để khẳng định ăn trám rất tốt cho sức khỏe. Có thể kể đến những lợi ích của trái trám như:
Trong nhiều tài liệu Y học cổ truyền, quả trám trắng hoặc quả trám đen đều có tác dụng chữa bệnh. Quả trám có tính bình, vị hơi chua, hơi chát và hơi ngọt, có tác dụng giải độc, sinh tân, chỉ khát, lợi yết hầu. Đông Y còn lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh bằng quả trám như bài thuốc chữa ho đờm, chữa khàn tiếng, chữa ngộ độc, chữa hóc xương cá, chữa động kinh, chữa đau bụng, chướng bụng,...
![]() |
Cùi trám sau khi tách hạt dùng để nấu ăn |
Theo khoa học hiện đại, cùi trám - là phần ăn được có chứa các thành phần như tinh bột, chất xơ, chất béo, chất đạm. Cù trám cũng cung cấp đa dạng các loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như vitamin E, vitamin B, vitamin P, canxi, sắt, kẽm, magie, kali,...
Cả Y học cổ truyền và khoa học hiện đại đều không có thông tin về bất cứ loại độc tố nào tồn tại trong quả trám. Vì vậy, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể yên tâm ăn các món ăn chế biến từ quả trám. Muốn biết ăn trám có tốt không và tốt như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lợi ích sức khỏe khi ăn trám.
Ăn trám có tác dụng gì?
Quả trám tuy nhỏ nhưng cũng cung cấp cho chúng ta một phần tinh bột. Tinh bột trong quả trám là loại tinh bột kháng tannin. Loại tinh bột này có tác dụng kiểm soát quá trình chuyển hóa đường vào máu đồng thời giảm kháng insulin. Nhờ đó, đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường sẽ được kiểm soát tốt. Có thể nói trám là thực phẩm phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.
![]() |
Trám xanh muối chua để ăn dần |
Tốt cho họng, chữa viêm, sưng, đau họng
Trong Đông y có nhiều bài thuốc chữa đau họng, viêm họng cấp, viêm amidan, ho khan, ho có đờm,... bằng quả trám. Cách đơn giản nhất là dùng trám đen muối ngậm trong miệng hoặc dùng quả trám thái nhỏ, hãm với nước sôi như hãm trà để uống. Bạn cũng có thể nấu quả trám, trà xanh, mật ong hay vỏ đậu nành làm nước thuốc trị bệnh.
Ăn trám giúp trị đau khớp
Trong quả trám có các vitamin và khoáng chất tốt cho xương khớp, đặc biệt là canxi. Thường xuyên ăn trám sẽ giúp cải thiện một số vấn đề về đau nhức xương khớp hoặc góp phần phòng ngừa loãng xương.
![]() |
Trám kho cá ngon khó cưỡng |
Tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn
Quả trám chứa chất xơ nên khi ăn vào sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, góp phần phòng ngừa táo bón. Trong Đông Y, quả trám cũng được biết đến với công dụng trị chứng chướng bụng, khó tiêu. Người bị đau bụng, chướng bụng do cảm nắng, cảm thương hàn ăn trám sẽ đỡ hẳn.
Dù trái trám có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều trám. Ăn trám thay thế các thực phẩm khác dễ gây mất cân bằng dinh dưỡng. Và đặc biệt, bạn nãy tìm mua trám sạch để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tránh ngộ độc nhé!
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hoa đu đủ đực có tác dụng gì? Những tác dụng ít người biết đến

Thái Bình: Xác minh nguyên nhân khiến nữ giáo viên tử vong sau khi làm phẫu thuật tại bệnh viện

Uống nước ép lựu mỗi ngày - tác dụng “thần kỳ” cho tuổi 50

TP. Hồ Chí Minh: Đã có kết quả giải mã gene ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên

Nước ép cần tây: Uống sao cho đúng?
Tin cùng chuyên mục

Vì sao không nên ướp thịt bò với muối?

Những điều cần lưu ý khi khám sức khỏe tổng quát

Một số loại rau quả mùa thu tốt cho sức khỏe tim mạch

Cây rau dừa nước là vị thuốc hay cho các bệnh lý về đường tiết niệu

Dấu hiệu để phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với thủy đậu

TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một ca bệnh đậu mùa khỉ

Sức khỏe 28 học sinh tiểu học bị ngộ độc ở Thái Bình đã ổn định trở lại

Thái Bình: 28 học sinh tiểu học bị ngộ độc sau bữa tiệc liên hoan Tết Trung thu tại lớp

Ninh Thuận: Đau mắt đỏ có nguy cơ bùng phát mạnh

Xu hướng làm đẹp bằng công nghệ không xâm lấn

Bộ Y tế thông tin về thuốc tiêm Avastin điều trị ung thư khiến 12 bệnh nhân tại Pakistan bị mù

Đi bộ trên 2000 bước/ngày giúp tăng cường sức khỏe và tuổi thọ

Tác dụng của ca cao đối với sức khỏe

Nhiều văn bản quy định về an toàn thực phẩm được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ

Lợi ích của sữa hạt với sức khỏe bệnh nhân tiểu đường

Những điều cần biết khi bước sang độ tuổi 50

Chế độ ăn thuần chay: Lợi ích và hạn chế đối với sức khỏe

1 tuần, Hà Nội ghi nhận hơn 2.400 ca sốt xuất huyết

Vì sao Việt Nam chưa công bố hết dịch Covid-19?
