Thứ hai 12/05/2025 00:42

Ẩn họa từ mô hình nuôi chồn nhung đen đa cấp

Những ngày này, nhiều người dân ở xã Phú Mậu, huyện Phú Vang (Thừa Thiên-Huế) đang trong lo lắng khi biết được loài chồn nhung đen họ đang nuôi là sinh vật ngoại lai, không nằm trong danh mục vật nuôi của Việt Nam. Vậy ai đã cung cấp con giống cho các nông dân và tại sao lại khuyến khích họ mở rộng mô hình nuôi chồn nhung đen khi chưa được Bộ NN&PTNT cho phép?

Chồn nhung đen.

 - Để có câu trả lời, chúng tôi tìm về nhà bà Trần Thị Cúc (50 tuổi), một trong những hộ dân đang nuôi số lượng lớn chồn nhung đen ở thôn Mậu Tài, xã Phú Mậu. Theo bà Cúc, đầu tháng 4/2013, có một người đàn ông giới thiệu tên là Đoàn Việt Châu, nói giọng Bắc, xưng ở Hà Nội, đã đến gặp vợ chồng bà để mời gia đình bà nuôi chồn nhung đen, với nhiều lời hứa ngon ngọt.

“Ông Châu bán cho gia đình tui 20 cặp chồn cả đực lẫn cái, với giá mỗi cặp 4 triệu đồng và nói khi nào chồn đẻ sẽ về thu mua với giá mỗi con 1 triệu đồng. Nghe vậy, nên vợ chồng tui đồng ý trả trước 50% (40 triệu đồng) để lấy 40 con chồn đem nuôi. Ông Châu còn gửi chúng tôi nuôi thêm 104 con chồn và hứa trả công mỗi tháng 4 triệu đồng”, bà Cúc cho biết. Ông Châu còn cung cấp cả lồng sắt (dài 4m, rộng 0,6m) với giá 2 triệu đồng/1 chiếc. Sau hơn 2 tháng nuôi, vợ chồng bà Cúc vui mừng khi thấy chồn bắt đầu sinh nở và nhiều lần gọi điện báo cho ông Châu về thu mua như đã cam kết trước đó thì không thể liên lạc được.

Theo một số nạn nhân cung cấp, ông Châu hiện trú ở quận Hoàng Mai, Hà Nội là người đứng đầu và đang điều hành một mô hình nuôi chồn nhung đen đa cấp khắp 37 tỉnh, thành trên cả nước. Nhưng ở tỉnh nào cũng vậy, sau khi cung cấp con giống, chuồng nuôi và lấy tiền tươi từ các hộ dân, ông Châu đều bỏ trốn và không quay trở lại thu mua chồn con như đã hứa khiến nông dân rơi vào cảnh cùng cực, nợ nần chồng chất khi đã vay ngân hàng một số tiền lớn để mua chồn giống, lồng nuôi và thức ăn...(?).

Ông Trần Vãng, Phó Chủ tịch xã Phú Mậu khẳng định, ông Châu bán chồn nhung đen cho người dân nuôi không thông qua chính quyền địa phương. Ngoài vợ chồng bà Cúc, ông Tăng thì ông Lê Viết Lộc (thôn Tiên Nộn) cũng được ông Châu bán 100 con chồn giống, anh Nguyễn Đức Châu (thôn Thế Vinh) được bán 40 con… Ngay sau khi biết được sự việc, ngày 2/7, đoàn kiểm tra của Chi cục Thú y tỉnh và Phòng Nông nghiệp huyện Phú Vang đã về tận các hộ dân có nuôi chồn nhung đen để động viên và khuyến cáo bà con không nên buôn bán số chồn này nhằm tránh lây lan dịch bệnh và chờ hướng xử lý...

Đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để giúp người dân tìm được hướng giải quyết tốt nhất.

Theo CAND

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Triệt phá đường dây lừa đảo, dưới hình thức cá cược 'Cắt đá tìm ngọc'

Bắc Giang: Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả cực lớn

Công an Lạng Sơn thông tin việc bắt Tiktoker Lê Việt Hùng

Công ty Cà phê Ea Sim bị cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty hữu nghị Quốc tế

Bạc Liêu: Rà soát các dự án cây xanh để phục vụ điều tra

Đồng Nai: Xử phạt, buộc di dời nhà máy Bibica và Vinacafé Biên Hoà

Ba doanh nghiệp ở Tuyên Quang bị cưỡng chế do nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Ngọc Linh Quảng Nam tại Đắk Nông

Đối tượng Lê Việt Hùng bị bắt sau loạt bài phản ánh của Báo Công Thương

Đồng Nai: Chi nhánh Cao su Miền Nam bị xử phạt 720 triệu đồng

Hai doanh nghiệp tại Yên Bái bị cưỡng chế do nợ thuế

Thông tin mới nhất vụ Chu Thanh Huyền bị tố: Không liên quan, vẫn bán hàng mạnh

Thanh Hóa xử phạt Công ty Thần nông Thanh Hóa vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Cưỡng chế thuế Công ty Landscape Việt Mỹ tại Thanh Hóa

Đà Nẵng cưỡng chế tháo dỡ 7 ki-ốt ven biển

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Xăng dầu Tây Nam S.W.P tại Long An

Cưỡng chế thuế Công ty Nạo vét và Xây dựng Đường thủy

Công ty Sản xuất Tân Thành bị cưỡng chế thuế

Quản lý thị trường kết luận vụ Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn