Qua đó, phát huy được sự tích cực, chủ động của nhân dân, huy động được các nguồn lực từ doanh nghiệp và người dân và giúp các địa phương nhanh chóng hoàn thành tiêu chí nông thôn mới, nhất là những tiêu chí khó. Cũng từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”, xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, thể hiện sự năng động, sáng tạo trong công tác vận động nhân dân, đem lại hiệu quả thiết thực như: Giúp nhân dân vươn lên thoát nghèo, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giải quyết những vấn đề bức xúc từ cơ sở, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
![]() |
Phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với xây dựng nông thôn mới đã phát huy sức mạnh đoàn kết tại vùng đồng bào dân tộc Khmer |
Tại huyện Tri Tôn, phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với xây dựng nông thôn mới đã phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, tinh thần tương ái và thiện nguyện của các tổ chức cá nhân chung tay tham gia cùng chính quyền địa phương xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, chăm lo cho các hộ nghèo, bà con dân tộc Khmer. Đến nay, toàn huyện có 169 mô hình dân vận khéo trên các lãnh vực đang thực hiện tại 79 khóm ấp. Trong đó, có nhiều mô hình tại các xã trọng điểm, vùng đồng bào dân tộc Khmer. Trong đó, có 132 mô hình tập thể vào 37 mô hình cá nhân. Nhiều mô hình "Dân vận khéo" làm ăn có hiệu quả tiếp tục được duy trì và nhân rộng, huy động sự tham gia tích cực của nhân dân, nhất là trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Nổi bật hiện nay có các mô hình nâng cấp lộ giao thông nông thôn, xây cầu... Riêng lĩnh vực văn hóa - xã hội có 108 mô hình, đáng chú ý là các mô hình vừa có ý nghĩa xã hội, vừa có ý nghĩa chính trị sâu sắc, gắn với các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và việc "Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" được triển khai sâu rộng ở địa bàn khu dân cư như: Vận động mua xe chuyển bệnh; cất nhà từ thiện cho hộ nghèo...
Tại huyện Tịnh Biên, mô hình “Dân vận khéo” đã tạo ra hiệu ứng xã hội tích cực, sức lan tỏa trong cộng đồng. Từ phong trào này đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay như: “Vận động Nhân dân hiến đất, hiến cây, bê tông hóa lộ giao thông nông thôn”; “Xây dựng bãi rác thải, bảo vệ môi trương”; “Tổ nhân dân khuyến học”, “Liên tổ tự quản ANTT”; “Cải cách hành chính công vụ”, “Cơ sở thờ tự, tự phòng, tự quản về ANTT”; các mô hình về cải tạo vườn tạp, chuyển đổi giống cây trồng; “Tiếng loa an ninh”… Từ đó, đã góp phần xây dựng đời sống văn hoá, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn; góp phần củng cố cơ sở đảng, chính quyền, khối đân vận cơ sở vững mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong 5 năm qua (2016 - 2020), huyện đã hình thành 1.094 mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực với tổng giá trị làm lợi hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, có 888 mô hình tập thể và 206 mô hình cá nhân và có trên 38 tập thể, 71 cá nhân được tỉnh, huyện tuyên dương, khen thưởng với thành tích tiêu biểu trong thực hiện phong trào “Dân vận khéo”.
Phát huy kết quả đạt được, Tỉnh ủy An Giang tiếp tục chỉ đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, các cấp, ngành, địa phương nâng cao hiệu quả công tác dân vận; đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông và quan tâm đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.