Ấn Độ giảm nhập khẩu hàng điện tử từ các nước ASEAN
Quốc tế Thứ năm, 24/02/2022 - 11:40 Theo dõi Congthuong.vn trên
Sau khi sửa đổi Đạo luật Hải quan của Ấn Độ trong Ngân sách Liên minh 2020-2021, Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành một thông báo theo Quy tắc Hải quan (Quản lý Quy tắc xuất xứ theo các hiệp định thương mại), năm 2020 (CAROTAR, 2020), yêu cầu các tài liệu ngoài COO thông thường để có thể hưởng các lợi ích thuế quan theo các FTA.
![]() |
Chủ tịch Ủy ban Thuế gián thu và Hải quan Trung ương Ấn Độ (CBIC) Vivek Johri cho biết, chính phủ nước này tin rằng lộ trình FTA đang bị lạm dụng. Có một số mặt hàng đã xem xét. Nhưng do những biện pháp can thiệp mà Ấn Độ đã thực hiện, nhận thấy sự sụt giảm nhập khẩu, chủ yếu là phần cứng điện tử. Ngành công nghiệp trong nước thường phàn nàn về việc chuyển tuyến các sản phẩm của Trung Quốc qua ASEAN, vi phạm các quy tắc về yêu cầu xuất xứ bắt buộc phải bổ sung giá trị đáng kể từ đối tác thương mại xuất khẩu.
Một nghiên cứu về dữ liệu thương mại cho thấy, nhập khẩu các mặt hàng như ăng ten điện thoại, điện thoại cho mạng không dây, tháp di động, tai nghe, hộp giải mã tín hiệu và đầu ghi máy ảnh kỹ thuật số đã giảm đáng kể vào năm 2021.
Hiệp hội Các nhà sản xuất công nghệ thông tin (MAIT), đại diện cho lĩnh vực phần cứng điện tử của Ấn Độ, cho biết, thách thức lớn mà Ấn Độ phải đối mặt là FTA với ASEAN, trong đó một số lượng lớn các mặt hàng điện tử được nhập khẩu thông qua ASEAN và có lý do chính đáng để tin rằng các sản phẩm được chuyển qua các quốc gia này để tận dụng lợi thế của FTA.
Các quy tắc CAROTAR được thực hiện vào tháng 9/2020 để kiểm tra chặt chẽ các quy tắc xuất xứ theo các FTA nhằm bảo vệ chống lại việc lạm dụng lợi ích. Những điều này đã chuyển gánh nặng chứng minh cho nhà nhập khẩu từ những nhà xuất khẩu ban đầu đang gặp khó khăn trong việc tuân thủ các nghĩa vụ mới, làm cho quá trình thông quan trở nên phức tạp hơn.
Trong trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ khai báo trong COO, nhân viên hải quan thuộc CAROTAR có trách nhiệm yêu cầu nhà nhập khẩu chi tiết xuất xứ liên quan trước khi tìm kiếm xác minh từ quốc gia đối tác. Các đối tác thương mại tự do của Ấn Độ, chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia và Sri Lanka, đã đưa ra quan ngại tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm ngoái, cho rằng việc Ấn Độ đòi hỏi các tài liệu bổ sung để xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu có thể tăng hàng rào phi thuế quan đối với thương mại.
Chủ tịch CBIC ban đầu cho biết, các đối tác thương mại của Ấn Độ đã bày tỏ một số dè dặt về cách họ sẽ tiếp cận. Nhưng hầu hết trong số họ đang hợp tác với Ấn Độ và tiến hành xác minh, đồng thời cung cấp thông tin không chỉ về tính xác thực của chứng chỉ mà còn chia sẻ dữ liệu chi phí trong từng trường hợp cụ thể. Indonesia khi đệ trình lên WTO đã nói rằng, có vẻ như quá trình xác minh và thông quan đã kéo dài hơn và không phù hợp với tinh thần tự do hóa thương mại như đã thỏa thuận trong FTA ASEAN - Ấn Độ.
Bên cạnh đó, yêu cầu cung cấp thông tin quy trình kinh doanh cho nhà nhập khẩu cũng sẽ tiềm ẩn rủi ro từ các bên không được phép, chẳng hạn như vấn đề rò rỉ thông tin theo chương trình CAROTAR. Các yêu cầu nghiêm ngặt sẽ tác động đến các nhà nhập khẩu, đặc biệt là những người đang yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan một cách hợp pháp.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Giá dầu thô tăng mang lại những “điềm báo” cho châu Á

Giá dầu ăn hạ nhiệt khi Indonesia xuất khẩu 200.000 tấn dầu cọ thô

Khủng hoảng lương thực: Chính phủ Malaysia cấm xuất khẩu gà

Diễn đàn Kinh tế thế giới 2022: Vai trò tiêu điểm của ASEAN trong một thế giới đang chuyển mình

Hiệp định RCEP tạo dựng các mối quan hệ mới cho ngành dệt may
Tin cùng chuyên mục

ASEAN- EU công bố Sách Xanh 2022 kỷ niệm 45 năm quan hệ đối tác

Các nhà sản xuất châu Á đối mặt với dấu hiệu hạ nhiệt thương mại

Davos 2022: Những ưu tiên hàng đầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Giá lương thực tăng cao “phủ bóng” toàn cầu

Tổng thống Indonesia dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ vì “con dao hai lưỡi”

Khủng hoảng an ninh lương thực “nhức nhối” hơn cả chi phí năng lượng

Pháo đài ngầm Azovstal và sự thật về hệ thống hầm trú ẩn

Kinh tế Đông Nam Á đối mặt với nguy cơ lạm phát

Cộng đồng ASEAN đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng sạch

FDI- Con đường thúc đẩy các nền kinh tế APEC vào chuỗi giá trị toàn cầu

Diễn đàn Kinh tế thế giới 2022 tổ chức tại Davos từ ngày 22-26/5

Cuộc đua xuyên Đại Tây Dương để cải thiện chuỗi cung ứng thực phẩm

Hội nghị Bộ trưởng MC12: Cơ hội không thể bỏ lỡ của WTO

“Cơn choáng váng” của ngành công nghiệp dầu thực vật toàn cầu

Cơ quan Năng lượng quốc tế lý giải sự thay đổi trên thị trường dầu mỏ

Các thành viên OPEC+ bỏ lỡ mục tiêu sản lượng 2,7 triệu thùng dầu mỗi ngày

Việt Nam công nhận lẫn nhau hộ chiếu vaccine 20 nước

Cơ quan Năng lượng quốc tế báo cáo năng lượng tái tạo sẽ lập kỷ lục mới

Giá xăng bán lẻ trên thế giới có thể đạt đỉnh với đà leo dốc
