AI trong xuất khẩu: Lời giải cho bài toán hội nhập số

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt đang đứng trước cơ hội vàng để ứng dụng AI, mở ra nhiều tiềm năng vượt bậc trong thương mại quốc tế.
Chuyển đổi xanh và số hóa: Cơ hội vàng cho xuất khẩu Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Cơ hội vàng – nếu nắm bắt kịp thời

Trong làn sóng chuyển đổi số toàn cầu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong xuất khẩu xuyên biên giới không chỉ là một xu hướng nhất thời mà đang trở thành động lực trọng yếu tái định hình cục diện thương mại quốc tế. Ở Việt Nam, sự háo hức nhập cuộc cùng với nguồn lực số đang lớn dần là điều đáng ghi nhận.

Nhiều chuyên gia nhận định, trong bối cảnh các công nghệ mới thay đổi từng ngày, AI đang mang lại cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng, rút ngắn thời gian xử lý đơn hàng, dự báo thị trường chính xác hơn và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng quốc tế.

Ông Phí Đăng Khoa – Chuyên gia Chiến lược Công nghệ tại Microsoft cho rằng, nhu cầu ứng dụng AI đang trở thành xu hướng tất yếu trên toàn cầu.

Trong Microsoft, AI đã thay thế hàng loạt công việc từng do con người đảm nhận, từ khâu xử lý sự cố kỹ thuật đến cập nhật thông tin toàn hệ thống. AI không phải là mối đe dọa mà là chìa khóa nâng cao hiệu suất và mở rộng quy mô toàn cầu một cách bền vững”, ông Phí Đăng Khoa chia sẻ.

AI trong xuất khẩu: Lời giải cho bài toán hội nhập số
Để AI thực sự phát huy sức mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu, Việt Nam cần đi trước một bước về thể chế. Ảnh: Cấn Dũng

Theo đó, AI có thể phân tích hàng triệu dữ liệu giao dịch quốc tế chỉ trong vài giây, phát hiện những mô hình hành vi tiêu dùng đang thay đổi, cảnh báo rủi ro logistics, hay thậm chí hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới thông qua công cụ phân tích ngôn ngữ, văn hóa và thói quen tiêu dùng bản địa.

Trong khi làn sóng AI đang được tô vẽ như một cuộc cách mạng không thể cưỡng lại, thì thực trạng tại nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lại phơi bày một nghịch lý như: nền tảng dữ liệu rời rạc, công nghệ chắp vá và đội ngũ nhân sự thiếu kiến thức nền tảng về số hóa.

Vậy thử hỏi: AI sẽ học từ đâu khi dữ liệu vẫn là những mảnh ghép rối rắm, thiếu chuẩn hóa? Làm sao tích hợp các nền tảng số mới khi doanh nghiệp vẫn vận hành bằng hệ thống công nghệ đã lỗi thời? Và khi người vận hành còn chưa hiểu được bản chất của AI, doanh nghiệp có đang đặt cược vào một giấc mơ mà chính mình không biết cách đánh thức?

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp vẫn đang “chuyển đổi số kiểu hình thức” – cài phần mềm nhưng không nhập liệu; mua giải pháp AI nhưng dùng làm “trang sức công nghệ” để làm đẹp báo cáo. Có nơi, dự án số hóa chỉ dừng lại ở mức “làm cho có”, chứ chưa hề tác động tới cấu trúc vận hành hay tư duy quản trị.

Vậy câu hỏi cần đặt ra không phải là: Có nên ứng dụng AI hay không mà là doanh nghiệp có sẵn sàng thay đổi để tận dụng được AI?

Chúng ta muốn chuyển đổi số để nâng cao năng suất hay chỉ để tô điểm thương hiệu trong mắt đối tác và nhà đầu tư? Bởi nếu không đối diện nghiêm túc với những lỗ hổng đang tồn tại, chúng ta sẽ tiếp tục “số hóa cái lạc hậu”, tô màu cho cái cũ thay vì tạo ra cái mới. Và đó mới là thảm họa thật sự: khi công nghệ bị biến thành gánh nặng, chứ không phải động lực phát triển”, ông Phí Đăng Khoa nói.

Đây chính là “điểm mù chiến lược” mà nhiều chính sách hiện nay chưa chạm tới. Việc khuyến khích ứng dụng AI mà không đi kèm với khung chính sách dữ liệu rõ ràng, tiêu chuẩn bắt buộc về chất lượng – bảo mật – khả năng chia sẻ, chẳng khác nào xây biệt thự trên nền đất chưa kè móng: vừa lãng phí, vừa dễ sụp đổ khi va chạm thực tiễn.

Nhìn vào những điểm nghẽn ấy, câu hỏi lớn đặt ra là: Chúng ta cần bắt đầu từ đâu để biến khát vọng chuyển đổi thành hiện thực? Câu trả lời tưởng chừng phức tạp, nhưng lại rất rõ ràng: phải bắt đầu từ dữ liệu và con người.

Doanh nghiệp không thể kỳ vọng AI làm thay mọi việc nếu thiếu dữ liệu chất lượng. AI chỉ phát huy sức mạnh khi nó được nuôi sống bởi dòng dữ liệu liên tục, đầy đủ và chính xác. Đó là lý do vì sao một hệ thống quản trị dữ liệu tập trung là điều kiện tiên quyết để bắt đầu chuyển đổi”, chuyên gia công nghệ thẳng thắn chia sẻ.

Từ công nghệ đến giá trị bền vững

Một trong những ngộ nhận phổ biến là AI chỉ dành cho các tập đoàn lớn. Nhưng thực tế, như ông Khoa phân tích, nhiều công cụ AI ngày nay có chi phí chỉ vài chục USD mỗi tháng, hoàn toàn trong tầm với của các doanh nghiệp nhỏ, kể cả những doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Tôi từng chứng kiến các công ty nhỏ sử dụng ChatGPT hay Microsoft Copilot để trả lời khách hàng, xử lý đơn hàng hay soạn email chuyên nghiệp - những việc trước đây đòi hỏi một bộ phận chăm sóc khách hàng, giờ chỉ cần một công cụ AI đúng cách là đủ. Tôi khuyến khích các doanh nghiệp nên thử nghiệm và không ngại đầu tư vào công nghệ. Với chi phí khá hợp lý, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các công cụ hỗ trợ công việc và cải thiện hiệu quả”, ông Khoa khuyến nghị.

AI trong xuất khẩu: Lời giải cho bài toán hội nhập số
Nhu cầu ứng dụng AI đang trở thành xu hướng tất yếu trên toàn cầu. Ảnh minh hoạ

Quan trọng hơn, AI đang mở ra cơ hội để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường mới: từ phân tích hành vi người tiêu dùng ở nước ngoài, dịch tự động tài liệu, cho đến đề xuất các mẫu hợp đồng phù hợp từng thị trường.

Rõ ràng, với lợi thế về nguồn lực trẻ, vị trí địa lý chiến lược và mức độ hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xuất khẩu xuyên biên giới và phát triển chuỗi cung ứng quốc tế.

Tuy nhiên, để AI thực sự phát huy sức mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu, Việt Nam cần đi trước một bước về thể chế. Từ việc chuẩn hóa dữ liệu logistics, đến xây dựng các quy định minh bạch, hiện đại về bảo mật, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu xuyên biên giới, tất cả cần được cụ thể hóa trong một khung pháp lý dễ thực thi, linh hoạt và kịp thời.

Song song đó, cần thúc đẩy mô hình hợp tác công - tư, khuyến khích doanh nghiệp liên kết với các đối tác công nghệ như Microsoft, FPT… để cùng nhau xây dựng một hệ sinh thái số bền vững, linh hoạt và mang bản sắc Việt.

Bởi ứng dụng AI không chỉ là chuyện số hóa quy trình, mà còn là hành trình tái định nghĩa cách doanh nghiệp tạo ra giá trị. Trong môi trường xuất khẩu ngày càng khốc liệt, ai kiểm soát được dữ liệu và biết cách khai thác AI sẽ là người viết lại luật chơi.

Chuyển đổi số với AI là mũi nhọn sẽ là chiếc chìa khóa, nhưng cánh cửa thành công hay không còn phụ thuộc vào bàn tay người mở. Và để mở được cánh cửa ấy, doanh nghiệp cần bắt đầu từ sự thay đổi gốc rễ: xây dựng văn hóa dữ liệu trong tổ chức, đào tạo nhân lực có tư duy số, lựa chọn đúng người để dẫn dắt đổi mới, và đồng hành cùng những đối tác công nghệ có tầm nhìn.

Bởi cánh cửa công nghệ dù có mở rộng tới đâu, thì cũng chỉ người có “chìa khóa nội tại” – tư duy đổi mới, dữ liệu sạch, nền tảng vững – mới thực sự bước qua và đi xa.

Theo ông Phí Đăng Khoa, tương lai không chờ đợi ai: “Nếu doanh nghiệp Việt không hành động ngay hôm nay, thì ngày mai không chỉ lỡ chuyến tàu AI, mà còn tự tay khóa chặt cánh cửa hội nhập số.
Thiên Kim
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Việt Nam xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Vụ việc MC Quyền Linh và

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Cậu bé cứu bạn: Lan tỏa cảm xúc đẹp trong cộng đồng

Cậu bé cứu bạn: Lan tỏa cảm xúc đẹp trong cộng đồng

Đi bộ sang đường sai luật: Thói quen nhỏ, hiểm họa lớn

Đi bộ sang đường sai luật: Thói quen nhỏ, hiểm họa lớn

Đề thi Văn từ sách giáo khoa: Thay đổi chóng  mặt, học sinh hoang mang

Đề thi Văn từ sách giáo khoa: Thay đổi chóng mặt, học sinh hoang mang

Nghệ sĩ với quảng cáo: Sức hút và rủi ro pháp lý

Nghệ sĩ với quảng cáo: Sức hút và rủi ro pháp lý

Bảo tàng đông kín dịp lễ: Lịch sử vẫn luôn có sức hút

Bảo tàng đông kín dịp lễ: Lịch sử vẫn luôn có sức hút

Chuyện huyện Tương Dương bị đòi nợ: Cần minh bạch, trách nhiệm và giám sát

Chuyện huyện Tương Dương bị đòi nợ: Cần minh bạch, trách nhiệm và giám sát

Cần lên án hành động cợt nhả, xem thường Quốc tang

Cần lên án hành động cợt nhả, xem thường Quốc tang

Cứu hộ động đất Myanmar:

Cứu hộ động đất Myanmar: 'Không ai bị bỏ lại phía sau'

Ai

Ai 'bảo kê niềm tin' cho Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục?

'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' - hướng đi mới cho điện ảnh Việt Nam?

Thế hệ GenZ: Tự do tài chính hay ảo tưởng làm giàu?

Thế hệ GenZ: Tự do tài chính hay ảo tưởng làm giàu?

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á