TP. HCM: Đề xuất đầu tư 2 tuyến vận tải đường thủy Mở “luồng xanh” cho vận tải đường thủy để tiêu thụ lúa gạo |
Cụ thể, vận tải hành khách đường thủy nội địa ước đạt 221,9 triệu lượt khách, tăng 26,6% so với cùng kỳ năm 2022. Vận tải hàng hóa ước đạt 323,1 triệu tấn, tăng 25,7% so với cùng kỳ.
Cũng trong 9 tháng, các cơ quan chức năng đã cấp được 706 giấy phép, trong đó 168 giấy phép cho phương tiện chở dầu, 538 giấy phép cho phương tiện chở hàng khô/container.
Ảnh minh họa |
Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, kết quả tăng trưởng này là do chi phí vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa có tính cạnh tranh cao. Cùng đó, đội phương tiện vận tải hiện nay có tốc độ tăng trưởng tốt, đang từng bước áp dụng công nghệ tiên tiến; nhất là đối với phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến nâng cao thị phần vận tải đường thủy. Chi phí nhiên liệu hiện đang có dấu hiệu tăng trở lại, tuy chưa cao như 8 tháng đầu năm 2022 nhưng cũng đã tăng cao hơn so với thời điểm năm 2019 (thời điểm trước đại dịch Covid-19) khoảng 4-6 nghìn đồng/lít dầu.
Thành phố Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh đã miễn, giảm phí cơ sở hạ tầng cảng biển đối với hàng hóa, container vận tải bằng đường thủy nội địa đến cảng. Tuy nhiên, phí này vẫn chưa phù hợp thực tế quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương về phạm vi, cự ly quản lý.
Để tạo thuận lợi cho vận tải đường thủy tiếp tục tăng trưởng tốt, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, sẽ hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo kế hoạch sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới. Tiến hành khảo sát, đánh giá các hành lang vận tải thủy nội địa khu vực phía Nam. Cập nhật thường xuyên tình hình phát triển vận tải thủy nội địa để xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý nhằm hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, người dân...