Thứ sáu 08/11/2024 14:28

9 tháng đầu năm thu 2.289,5 tỷ đồng từ thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước

Ngày 19/10, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước.

Trình bày báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, ông Nguyễn Hồng Long, Phó Trưởng Ban chuyên trách, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết, trong giai đoạn 2016-2020 đã cổ phần hóa 180 doanh nghiệp với tổng giá trị doanh nghiệp là 489.690 tỷ đồng, giá trị vốn nhà nước là 233.792 tỷ đồng.

Trong đó đã cổ phần hóa 39/128 doanh nghiệp thuộc danh mục cổ phần hóa theo Quyết định số 26/219/QĐ-TTg, đạt 30% kế hoạch; số doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa theo kế hoạch là 89 doanh nghiệp.

Năm 2021 đã cổ phần hóa 4 doanh nghiệp với tổng giá trị doanh nghiệp 333 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 196 tỷ đồng, gồm 3 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam; và Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển chè Nghệ An (không thuộc danh mục doanh nghiệp cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

Trong 9 tháng đầu năm 2022 có 1 doanh nghiệp cổ phần hóa là Công ty TNHH MTV Phà An Giang với tổng giá trị doanh nghiệp là 309 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 278 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước - Ảnh VGP

Về thoái vốn nhà nước, trong năm 2021 đã thoái vốn tại 18 doanh nghiệp với giá trị 1.665 tỷ đồng, thu về 4.402 tỷ đồng. Trong tháng 9 tháng năm 2022 ghi nhận các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thoái vốn tại doanh nghiệp với giá trị 48,3 tỷ đồng, thu về 109,1 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022 ghi nhận các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thoái vốn tại doanh nghiệp với giá trị 466 tỷ đồng, thu về 2.289,5 tỷ đồng.

Về tình hình hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước, báo cáo cho biết, đến hết năm 2021 có 826 doanh nghiệp có vốn nhà nước, trong đó có 476 doanh nghiệp do nhà nước năm 100% vốn điều lệ; 197 doanh nghiệp nhà nước năm trên 50% vốn điều lệ; 153 doanh nghiệp nhà nước năm từ 50% vốn điều lệ trở xuống.

Tổng tài sản là 3.749.867 tỷ đồng, tăng 2% so với 2020, vốn chủ sở hữu là 1.795.451 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2020. Tổng vốn nhà nước đang đầu tư tại 826 doanh nghiệp là 1.671.547 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2020. Tổng doanh thu đạt 2.128.254 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2020. Lãi phát sinh trước thuế đạt 205.045 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020. Tổng số phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước là 323.876 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2020.

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là một trong các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện tiến trình thoái vốn (ảnh minh họa)

Về tình hình phát triển doanh nghiệp và triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, năm 2021 số doanh nghiệp thành lập mới đạt 116.839 doanh nghiệp với số vốn đăng ký thành lập mới là 1.611.109 tỷ đồng.

Từ năm 2021 đến nay, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời ban hành và triển khai nhiều cơ chế, chính sách vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

Riêng từ tháng 8 đến đầu tháng 10 năm 2021, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng đã chủ trì 3 hội nghị với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên cả nước, 4 hội nghị với các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 9/9/2021 với hàng loạt giải pháp hỗ trợ trong bối cảnh dịch COVID-19.

Đánh giá kết quả đã đạt được, báo cáo nhấn mạnh, quy mô vốn nhà nước, hiệu quả cổ phần hóa, thoái vốn đạt kết quả tích cực hơn giai đoạn 2011-2015.

Giai đoạn 2016-2020, cả nước đã cổ phần hóa 180 doanh nghiệp với quy mô vốn nhà nước xác định lại tăng 23,3% so với giai đoạn 2011-2015 (189.509 tỷ đồng).

Đã thoái 27.312 tỷ đồng, thu về 177.397 tỷ đồng, gấp 6,5 lần giá trị sổ sách, cao hơn so với giai đoạn 2011-2015 cả về giá trị và hiệu quả thoái vốn.

Tổng số tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2016-2020 đạt trên 220.000 tỷ đồng, gấp 2,8 lần giai đoạn 2011-2015 (78.000 tỷ đồng). Số tiền chuyển ngân sách nhà nước theo nghị quyết của quốc hội đạt 221.700/ 250.000 tỷ đồng, đạt 90% kế hoạch.

Đã cổ phần hóa, thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp quy mô lớn, có vốn nhà nước lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng như Tập đoàn Cao su Việt Nam; các Tổng công ty: Điện lực dầu khí, Dầu Việt Nam, Lọc hóa dầu Bình Sơn, Phát điện 3, Phát điện 2, Bicamex Bình Dương, Sông Đà,…

Nhiều thương vụ thoái vốn đạt hiệu quả cao như tại: Vinamilk, Sabeco, Vinaconex, Idico,… nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước được quản lý tập trung, sử dụng hiệu quả, chuyển vào ngân sách nhà nước theo đúng Nghị quyết của Quốc hội.

Về tình hình phát triển doanh nghiệp, báo cáo nhấn mạnh: Thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt một số kết quả tích cực; số doanh nghiệp thành lập mới 5 năm gần đây đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân liên tục tăng. Năm 2020 đạt 8,3 doanh nghiệp/1000 dân (so với năm 2016 là 5,4; năm 2017 là 6; năm 2018 là 7,3; năm 2019 là 7,6).

Tuy nhiên báo cáo cũng thẳng thắn nhìn nhận: Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn chậm so với kế hoạch đề ra. Cổ phần hóa, thoái vốn chỉ đạt 30% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho giai đoạn 2016-2020. Các doanh nghiệp chưa hoàn thành được gia hạn thời gian và tiếp tục triển khai trong năm 2021 đến nay nhưng tiến độ cũng chưa đạt yêu cầu đề ra.

Do gặp nhiều vướng mắc, một số tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn đến nay vẫn chưa hoàn thành phê duyệt phương án sử dụng đất để tiến hành các bước tiếp theo của cổ phần hóa.

Nhiều doanh nghiệp chỉ đến khi cổ phần hóa mới thực hiện sắp xếp, xử lý đất đai theo quy định. Việc lập, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất chậm, gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt là các thành phố lớn, dẫn đến làm chậm quá trình cổ phần hóa.

Về tồn tại, vướng mắc Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, tồn tại lớn nhất là tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn chậm so với kế hoạch (mới đạt 30%). Còn nhiều vướng mắc, nhất là liên quan đến sắp xếp nhà đất, tài sản công; các quy định pháp luật còn chồng chéo hoặc không rõ; khó khăn trong xác định giá trị thương hiệu, văn hóa, lịch sử; một số doanh nghiệp còn kinh doanh thua lỗ, sắp xếp lại không thành công;…

Nguyên nhân là do cơ chế chính sách còn thiếu, chưa rõ, chưa phù hợp; việc tổ chức thực hiện chưa nghiêm, công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát chưa quyết liệt; vẫn còn tình trạng cán bộ e dè trong thực quá trình thực thi nhiệm vụ; trong xây dựng kế hoạch còn chủ quan, chưa đánh giá hết tình hình;…

Về nhiệm vụ sắp tới, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh yêu cầu các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước, phải tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc, có kết quả Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII, các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo sự nhất trí cao và có hành động quyết liệt, cụ thể trong đổi mới và phát triển doanh nghiệp…

PV
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp nhà nước

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Khơi thông nguồn lực từ những dự án ách tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội

Luật Điện lực (sửa đổi): Tháo gỡ chính sách, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về điện

Công điện của Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão Yinxing

Trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Cuba Hernandez Guillén đến chào từ biệt

Điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sự cố máy bay Yak-130: Bộ trưởng Phan Văn Giang gửi thư khen hai phi công bản lĩnh, tự tin

Đại biểu Quốc hội thống nhất sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp

Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ

Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2 giữa Trung tướng Phạm Hồng Chương và Thiếu tướng Trần Văn Bắc

Kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) - Cuộc cách mạng của nhân dân

Xử lý SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC cho thấy có trách nhiệm của tổ chức kiểm toán

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thiết kế 'luồng xanh' để hút vốn đầu tư

Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quảng Tây, Trung Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ tham dự Tuần lễ cấp cao APEC, thăm chính thức Chile và Peru

Tại sao cơ sở tư nhân mua được thiết bị y tế rẻ hơn cơ sở công lập?