9 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp Quảng Nam tăng 15,7%

So với cùng kỳ 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp Quảng Nam 9 tháng đầu năm 2024 tăng 15,7%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,9%.
Quảng Nam: Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng giảm 26,3% Quý I/2024: Quảng Nam có mức tăng trưởng thấp thứ 3 cả nước

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 15,7% so với cùng kỳ

Trưa 3/10, Tỉnh ủy Quảng Nam phát đi thông cáo báo chí Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Quảng Nam 9 tháng đầu năm 2024 tăng 15,7% so với cùng kỳ 2023
Chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Quảng Nam 9 tháng đầu năm 2024 tăng 15,7% so với cùng kỳ 2023

Trong đó, liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam 9 tháng đầu năm 2024 tiếp tục phục hồi tích cực so với năm 2023 và phát triển trên hầu hết các lĩnh vực.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 15,7% so với cùng kỳ. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 55,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9%.

Tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch từ đầu năm đến nay ước đạt 6,4 triệu lượt khách, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023. Nông nghiệp phát triển toàn diện trên cả 03 lĩnh vực: Nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Trong 9 tháng, tỉnh Quảng Nam đã cấp mới 25 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 4,8 nghìn tỷ đồng; cấp mới 09 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 128,14 triệu USD.

Công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư được chỉ đạo quyết liệt thông qua nhiều buổi đối thoại với doanh nghiệp, thị sát trực tiếp dự án…

Cải cách hành chính, chuyển đổi số có bước tiến bộ; An sinh xã hội được đảm bảo, công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát được tập trung chỉ đạo thực hiện, phấn đấu hoàn thành trong năm 2025. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định.

Giải ngân vốn đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam 9 tháng đầu năm 2024 đạt 38,8% kế hoạch vốn giao
Giải ngân vốn đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam 9 tháng đầu năm 2024 đạt 38,8% kế hoạch vốn giao

Bên cạnh những kết quả tích cực, tỉnh ủy Quảng Nam cũng chỉ ra 7 tồn tại, hạn chế. Trong đó, đáng chú ý là thu ngân sách đạt thấp, mới đạt 63% dự toán; nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn khó khăn phải cắt, giảm quy mô sản xuất, ngừng hoạt động.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đạt 38,8%; kế hoạch vốn năm 2023 kéo dài đạt 48,3%. Việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia vẫn chưa đạt yêu cầu.

Công tác quản lý nhà nước về đất đai, giải phóng mặt bằng; quản lý, bảo vệ rừng, tài nguyên khoáng sản, xây dựng nông thôn mới... còn nhiều hạn chế, bất cập. Khó khăn về nguồn nguyên liệu cung ứng cho các công trình, dự án trọng điểm chưa được giải quyết triệt để.

9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024

Để về đích năm 2024 với kết quả tốt nhất, tỉnh ủy Quảng Nam đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong 3 tháng cuối năm 2024.

Trước hết, tập trung công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp. Chú trọng công Chú trọng công tác sắp xếp, bố trí, củng cố, kiện toàn nhân sự gắn với công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Chủ động phòng chống, ứng phó kịp thời với các loại hình thiên tai. Trong đó có đảm bảo an toàn các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trong mùa mưa lũ; rà soát các khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét để di dời người dân đến nơi an toàn.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp.

Khẩn trương hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tỉnh Quảng Nam thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong 3 tháng cuối năm 2024
Tỉnh Quảng Nam thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong 3 tháng cuối năm 2024

Quyết liệt công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư; giải ngân vốn đầu tư công. Thực hiện có hiệu quả công tác xử lý đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích, đất thổ cư; giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và hiệu quả hoạt động của hệ thống văn phòng đăng ký đất đai; 03 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Đẩy mạnh khai thác nguồn thu, nhất là thu tiền sử dụng đất, chống thất thu; đánh giá khả năng thu ngân sách nhà nước để chủ động điều hành chi.

Tiếp tục thực hiện tốt các công tác văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo; đẩy nhanh tiến độ và triển khai quyết liệt công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát; tăng cường công tác cải cách hành chính, xây dựng Đề án chuyển đổi số của tỉnh.

Các cấp ủy, chính quyền tăng cường kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm; xử lý tranh chấp với các tỉnh giáp ranh; đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 thảo luận cho ý kiến liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội tỉnh 9 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm; báo cáo sơ kết 3 năm về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện về phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 4: Tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 4: Tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình

Với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ, TP. Hồ Chí Minh đang tiên phong đi đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hải Phòng: Tập huấn ứng dụng AI trong hoạt động báo chí

Hải Phòng: Tập huấn ứng dụng AI trong hoạt động báo chí

Hơn 100 hội viên, phóng viên, biên tập viên từ các cơ quan báo chí trên địa bàn TP. Hải Phòng tham gia lớp tập huấn ứng dụng AI trong hoạt động báo chí.
Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tối 2/4, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025 với hơn 250 gian hàng được quảng bá, giới thiệu.
Thái Nguyên: Người dân

Thái Nguyên: Người dân 'cầu cứu' nâng cấp Quốc lộ 37

Quốc lộ 37 đoạn Km96 đến Km100+875 đã quá tải, xuống cấp, không còn phù hợp với nhịp phát triển kinh tế - xã hội hiện tại của Thái Nguyên.
Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Tỉnh Bình Thuận đang triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, tạo mặt bằng sạch để thu hút các nhà đầu tư.

Tin cùng chuyên mục

Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh

Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh 'nát như tương'

Hàng nghìn lượt xe tải hạng nặng lưu thông mỗi ngày khiến các con đường 'huyết mạch' vào Khu kinh tế Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) xuống cấp trầm trọng.
Quảng Bình: Quyết liệt gỡ vướng dự án cầu vượt Đồng Hới

Quảng Bình: Quyết liệt gỡ vướng dự án cầu vượt Đồng Hới

Dự án cầu vượt đường sắt Đồng Hới chậm tiến độ do vướng mắc giải phóng mặt bằng. Tỉnh Quảng Bình đang nỗ lực tháo gỡ để sớm hoàn thành công trình.
TP.Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm

TP.Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm

Trong quý I/2025, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP. Hồ Chí Minh tăng 7,51% so với cùng kỳ, đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ từ năm 2020 đến nay.
Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh

Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh

Trong lịch sử hình thành, Long An và Tây Ninh từng là một phần của phủ Gia Định. Hiện nay, 2 tỉnh ưu tiên phát triển công nghiệp và nông nghiệp công nghiệp cao.
Vì sao Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính Bình Định - Gia Lai?

Vì sao Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính Bình Định - Gia Lai?

Trước bối cảnh sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, Bộ Xây dựng đã chính thức đề xuất chọn Khu kinh tế Nhơn Hội làm trung tâm hành chính mới.
Điện lực Nghệ An đồng hành cùng doanh nghiệp

Điện lực Nghệ An đồng hành cùng doanh nghiệp

Với sự đoàn kết, nỗ lực và quyết tâm cao, Công ty Điện lực Nghệ An đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.
TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 3: Những con người làm rạng danh thành phố

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 3: Những con người làm rạng danh thành phố

TP. Hồ Chí Minh không chỉ lưu giữ những dấu ấn lịch sử mà còn là nơi hun đúc những con người kiệt xuất, đầy trí tuệ, nghị lực, giàu lòng yêu nước và nghĩa hiệp.
Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt

Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt

Thời gian qua, Sở Công Thương Ninh Thuận đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của dự án điện hạt nhân.
Xuyên đêm thu hồi trụ điện dự án đường Dương Quảng Hàm

Xuyên đêm thu hồi trụ điện dự án đường Dương Quảng Hàm

Trong vài ngày tới, ngành điện TP. Hồ Chí Minh sẽ hoàn thành việc thu hồi trụ điện trong phạm vi dự án mở rộng, nâng cấp đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp.
Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bình Thuận

Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bình Thuận

Năm 1976, Bình Thuận sáp nhập với Bình Tuy và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải. Đến năm 1991, tỉnh Thuận Hải tách thành 2 tỉnh là Ninh Thuận và Bình Thuận.
Đà Nẵng: Tạm dừng xét tuyển viên chức Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại

Đà Nẵng: Tạm dừng xét tuyển viên chức Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại

Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng tạm dừng việc xét tuyển viên chức tại Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại trực thuộc Sở năm 2024.
TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 2: Văn hóa hội tụ, bản sắc thăng hoa

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 2: Văn hóa hội tụ, bản sắc thăng hoa

Nếu coi đô thị là một thực thể sống và luôn phát triển thì những “bản sắc văn hóa” của đô thị chính huyết mạch của thực thể đó.
Đắk Nông: Xuất khẩu cà phê vượt biên giới, chinh phục thị trường khó tính

Đắk Nông: Xuất khẩu cà phê vượt biên giới, chinh phục thị trường khó tính

Hiện nay, cà phê Đắk Nông đã xuất khẩu đến 35 quốc gia trên thế giới, khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế.
Nhà máy rác Côn Đảo: Nhiều vướng mắc cần được làm rõ

Nhà máy rác Côn Đảo: Nhiều vướng mắc cần được làm rõ

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang kêu gọi nhà đầu tư cho dự án Nhà máy xử lý rác Côn Đảo. Nhà máy này sẽ được xây dựng trên diện tích 1,92 ha đất rừng đặc dụng?
Đồng Nai: Thêm một huyện được duyệt kế hoạch sử dụng đất

Đồng Nai: Thêm một huyện được duyệt kế hoạch sử dụng đất

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Long Thành.
Quảng Bình: Đón chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Đài Bắc

Quảng Bình: Đón chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Đài Bắc

Tối ngày 31/3, chuyến bay VJ7173, TPE-VDH cất cánh từ sân bay quốc tế Đài Bắc lúc 16h40 đã đến Cảng hàng không Đồng Hới vào lúc 19h40 với 38 hành khách
Giá vé tàu, máy bay dịp lễ tăng cao vẫn hết sớm

Giá vé tàu, máy bay dịp lễ tăng cao vẫn hết sớm

Ghi nhận tại Nghệ An, giá vé tàu, máy bay đi, đến từ địa phương này trong dịp lễ 30/4 – 1/5 đều tăng, trong đó, hành khách lựa chọn đi tàu tăng cao.
Trà Vinh, Vĩnh Long: Hai lần sáp nhập tỉnh, hai tên khác nhau

Trà Vinh, Vĩnh Long: Hai lần sáp nhập tỉnh, hai tên khác nhau

Trong quá khứ, Trà Vinh và Vĩnh Long từng hai lần sáp nhập tỉnh với hai tên là tỉnh Vĩnh Trà (giai đoạn 1951 - 1954) và tỉnh Cửu Long (giai đoạn 1976 - 1991).
Thanh Hóa: Không để tình trạng

Thanh Hóa: Không để tình trạng 'chạy chọt', 'lợi ích nhóm' khi sắp xếp bộ máy

Thanh Hóa quyết không để xảy ra tình trạng 'chạy chọt', 'lợi ích nhóm', tham nhũng, tiêu cực khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.
Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Kết thúc quý I, Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Tiền Giang, đạt gần 20 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Mobile VerionPhiên bản di động